Cụ thể, trường sẽ tuyển 400 chỉ tiêu cho ngành Y khoa tại Hà Nội, trong đó chỉ tiêu ngành Y khoa kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ là 40 và ngành Y khoa không có chứng chỉ ngoại ngữ (bao gồm cả phương thức tuyển thẳng) là 360.
40 thí sinh giỏi ngoại ngữ (bao gồm tiếng Anh hoặc tiếng Pháp) trúng tuyển có thể có tổng điểm thi tổ hợp khối B thấp hơn những thí sinh trúng tuyển theo phương thức dùng điểm thi tốt nghiệp THPT tối đa 3 điểm.
Theo thống kê của nhà trường, tính đến hết ngày 20/8, trường đã nhận được 235 hồ sơ đăng ký sử dụng chứng chỉ ngoại ngữ để xét tuyển, trong đó, có 229 hồ sơ có chứng chỉ IELTS từ 6.5 – 8.0 (16 hồ sơ có điểm IELTS 8.0). Như vậy, số lượng thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp IELTS vào Trường ĐH Y Hà Nội hiện cao gấp hơn 5 lần chỉ tiêu.
Xem danh sách thí sinh đăng ký xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ vào Trường ĐH Y Hà Nội TẠI ĐÂY.
Lý giải về những điều chỉnh trong quy chế xét tuyển năm nay, GS.TS Nguyễn Hữu Tú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Y Hà Nội cho rằng, không chỉ riêng ĐH Y Hà Nội, giờ đây, nhiều trường, đặc biệt là các trường đại học tốp đầu, đã coi ngoại ngữ là một năng lực cần thiết và xem đó như một tiêu chí quan trọng trong việc tuyển sinh.
Do đó, sự thay đổi trong phương thức tuyển sinh của nhà trường nhằm khích lệ người học tăng cường chuẩn bị năng lực ngoại ngữ khi còn học phổ thông, để ngoại ngữ sẽ là năng lực cần thiết đối với sinh viên có mong muốn học ngành y tại Trường ĐH Y Hà Nội trong tương lai.
“Giỏi ngoại ngữ, sinh viên có thể học tập tích cực như mong muốn; tự học, tự tìm tòi tham khảo các tài liệu, học liệu quốc tế; tham gia vào các diễn đàn y khoa để không ngừng trau dồi kiến thức và năng lực chuyên môn. Thiếu ngoại ngữ, sinh viên và các bác sỹ trẻ khó có thể phát triển nghề nghiệp như mong muốn và đạt được những yêu cầu của y học trong thế giới hội nhập”.
Theo lộ trình, từ mùa tuyển sinh tới, Trường ĐH Y Hà Nội dự kiến sẽ mở rộng dần cả về chỉ tiêu xét tuyển kết hợp chứng chỉ ngoại ngữ lẫn mở rộng các ngành có ưu tiên xét tuyển theo hình thức này.
Việc điều chỉnh ngay từ chính sách tuyển sinh đầu vào, theo ông Tú, sẽ góp phần làm tăng chất lượng đào tạo nói chung, năng lực ngoại ngữ của người học nói riêng trong bối cảnh mới.
Dự đoán về mức điểm chuẩn ngành Y khoa năm nay, GS Tú cho rằng, ngành Y khoa theo phương thức xét tuyển từ điểm thi tốt nghiệp THPT khả năng sẽ thấp hơn năm ngoái khoảng 0,5 điểm.
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố danh sách các thí sinh thuộc diện đặc cách, từ căn cứ này, Trường ĐH Y Hà Nội sẽ đặt ra một số chỉ tiêu và xây dựng phương án xét tuyển những thí sinh này bằng những bài test đánh giá năng lực, sao cho phù hợp với các điều kiện trúng tuyển, đảm bảo chất lượng không chênh lệch so với các thí sinh tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT. Tất cả các mã ngành của Y khoa sẽ đều được xét tuyển công bằng với nhau trên cùng một hệ thống. Điểm trúng tuyển của các mã ngành này sẽ được công bố cùng một thời điểm. |
>>> Mời quý phụ huynh và học sinh tra cứu điểm chuẩn đại học năm 2021
Thúy Nga
Điểm chuẩn các ngành của Trường ĐH Y Hà Nội đã có những biến động song vẫn luôn thuộc top đầu trong những năm qua.
" alt=""/>Phó Hiệu trưởng Y Hà Nội nói về xét tuyển kết hợp IELTSHiện tại, OpenAI chưa công bố Sora cho công chúng. Nó không phải mã nguồn mở như một số mô hình trước đó. Chỉ có số ít người có quyền truy cập bản dùng thử Sora.
Tại Trung Quốc, Cục Quản lý Không gian mạng Quốc gia yêu cầu tất cả các mô hình ngôn ngữ lớn (LLM) công khai phải đăng ký với chính quyền. Những tên tuổi lớn của thế giới như OpenAI, Google đều chưa chính thức cung cấp dịch vụ tại đây.
Sự vắng mặt này dẫn đến nhiều “ông lớn” công nghệ nội tranh giành vị trí trong thị trường với hơn 200 LLM. Baidu, Tencent và Alibaba đều đã giới thiệu LLM riêng.
Tuy nhiên, rất ít công cụ có thể sánh được với Sora, một phần vì chưa sử dụng kiến trúc Diffusion Transformer (DiT) mới. ByteDance – công ty mẹ tikTok – cho biết công cụ điều khiển chuyển động video nội bộ Boximator, được sử dụng để hỗ trợ tạo video, vẫn còn trong giai đoạn trứng nước và chưa sẵn sàng để phát hành hàng loạt.
Công ty này thừa nhận có khoảng cách lớn giữa Boximator với các mô hình tạo video hàng đầu về chất lượng hình ảnh, độ trung thực và thời lượng.
Thay vì bắt kịp Sora, một số doanh nghiệp trong ngành xem vấn đề cấp bách hơn là giành quyền truy cập mô hình của OpenAI. Song, các nhà lập pháp Mỹ đang tìm cách hạn chế Trung Quốc truy cập các dịch vụ đám mây AI của mình.
Một nhà phát triển Trung Quốc giấu tên chia sẻ với SCMP rằng một con đường khả thi cho các kỹ sư AI Trung Quốc là "trước tiên giải mã Sora và đào tạo nó bằng dữ liệu của riêng họ để tạo ra một sản phẩm tương tự". Xu Liang, doanh nhân AI có trụ sở tại Hàng Châu, tin rằng không lâu nữa, Trung Quốc sẽ có các dịch vụ tương tự dù vẫn có thể có một khoảng cách không đáng kể giữa các sản phẩm Trung Quốc và Sora.
Wang Shuyi, Giáo sư chuyên về AI và học máy tại Đại học Sư phạm Thiên Tân (TJNU), nhận xét: kinh nghiệm phát triển LLM trong năm qua đã cho phép các Big Tech Trung Quốc bồi đắp kiến thức trong lĩnh vực này và dự trữ phần cứng cần thiết, giúp họ có thể sản xuất các sản phẩm giống như Sora trong 6 tháng tới.
Vài tháng trước khi Sora ra mắt, một nhóm các nhà nghiên cứu đã ra mắt VBench, một công cụ đo điểm chuẩn cho các mô hình tạo video. Nhóm VBench, bao gồm các nhà nghiên cứu từ Đại học Công nghệ Nanyang của Singapore và Phòng thí nghiệm Trí tuệ nhân tạo Thượng Hải ở Trung Quốc, phát hiện Sora vượt trội về chất lượng video tổng thể khi so sánh với các mô hình khác, dựa trên các bản demo do OpenAI cung cấp.
Lu Yanxia, Giám đốc nghiên cứu của IDC Trung Quốc về công nghệ mới nổi, cho biết những “gã khổng lồ” công nghệ như Baidu, Alibaba và Tencent sẽ nằm trong số những người đầu tiên triển khai các dịch vụ tương tự ở nước này.
Ngoài ra, iFlyTek, SenseTime và Hikvision - tất cả đều có tên trong danh sách cấm vận của Washington - cũng sẽ tham gia cuộc đua, bà nói.
Song, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với một trận chiến khó khăn khi thị trường công nghệ của nước này ngày càng trở nên xa cách với thế giới về vốn, phần cứng, dữ liệu và thậm chí cả con người, theo các nhà phân tích.
Khoảng cách giá trị thị trường giữa các công ty công nghệ hàng đầu của Trung Quốc so với các công ty ở Mỹ như Microsoft, Google và Nvidia đã gia tăng đáng kể trong những năm gần đây, kể từ khi Bắc Kinh siết chặt quản lý.
Ngoài ra, dù Trung Quốc từng được coi là có lợi thế về số lượng dữ liệu, ông Lu chỉ ra nước này hiện đang phải đối mặt với sự khan hiếm dữ liệu chất lượng cần thiết để đào tạo các mô hình mới hơn, cộng với thách thức từ khả năng tiếp cận hạn chế với các chip tiên tiến.
Thiếu nhân tài là một mối lo ngại khác, theo lãnh đạo IDC, vì những người giỏi nhất và sáng giá nhất trong lĩnh vực AI thường dễ dàng tỏa sáng hơn khi làm việc cho những người chơi hàng đầu ở Mỹ. Chẳng hạn, tại OpenAI, các chuyên gia công nghệ từ Trung Quốc tạo thành một nhóm chủ chốt. Trong số 1.677 thành viên liên kết của OpenAI trên LinkedIn, 23 người trong số họ đã học tại Đại học Thanh Hoa.
Tuy nhiên, ngay cả khi có đủ nhân tài, các chuyên gia đặt câu hỏi AI phát triển trong nước của Trung Quốc có thể đi bao xa trong khi phải đối mặt với những hạn chế hiện có từ căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
Trong một báo cáo, hãng chứng khoán Ping An cảnh báo nỗ lực tiếp tục hạn chế xuất khẩu chip từ Mỹ có thể tăng tốc sự trưởng thành của ngành công nghiệp chip AI Trung Quốc, nhưng "các lựa chọn thay thế cây nhà lá vườn trong nước có thể không đạt được kỳ vọng".
Washington đã chặn các công ty Trung Quốc tiếp cận các công cụ bán dẫn tiên tiến nhất thế giới. Vào tháng 10/2023, Mỹ một lần nữa thắt chặt quy định, chặn quyền truy cập của đại lục vào GPU mà Nvidia đã thiết kế đặc biệt cho khách hàng Trung Quốc để tránh những hạn chế trước đó.
Alexander Harrowell, nhà phân tích điện toán tiên tiến tại nhóm nghiên cứu và tư vấn công nghệ Omdia, lưu ý rằng Trung Quốc có các lựa chọn ngoài GPU để đào tạo LLM như TPU của Google, Ascend của Huawei, Trainium của AWS hoặc một trong khá nhiều sản phẩm của các startup. Dù vậy, sẽ tốn nhiều công sức hơn trong việc phát triển phần mềm và quản trị hệ thống.
Thị trường Trung Quốc sẽ có những cơ hội đặc biệt, theo doanh nhân Xu, khi các báo cáo kỹ thuật về Sora và mô hình video nguồn mở được công bố. “Sẽ có nền tảng cho các công ty Trung Quốc học hỏi", ông nói. Các mô hình video địa phương cũng hỗ trợ tiếng Trung tốt hơn, ông nói thêm.
(Theo SCMP)
" alt=""/>Sora của OpenAI dội 'thùng nước lạnh' vào giấc mơ AI của Trung QuốcChia tay được vài năm thì chồng tôi lấy vợ mới, chính là cô nhân viên trẻ ở cơ quan anh. Tôi nghe mấy chị hàng xóm nhà chồng kể, cô vợ trẻ này ghê gớm, bắt chồng nộp đủ lương và quản lý giờ giấc sát sao. Cô ta cũng rạch ròi chi tiêu, biết bố mẹ chồng có lương hưu nên chỉ đóng góp tiền ăn mỗi tháng 4 triệu. Việc ông bà trông 2 đứa cháu nội là trách nhiệm, ông bà có kêu ca mệt mỏi cô ta cũng mặc kệ.
Mỗi lần tôi đến đón con trai, ông bà nội lại than thở, tiếc nuối, bảo anh Nam mù quáng lao theo tình trẻ mà ruồng bỏ tôi.
Ông bà kể, con dâu mới hà tiện, bủn xỉn, chỉ vun vén mua sắm cho bên ngoại. Ông bà trông cháu suốt mấy năm mà con dâu chưa bao giờ biếu bố mẹ tiền quà bánh, bộ quần áo mới. Thậm chí Thúy còn ghét thằng Ngọc (con trai tôi) thậm tệ. Con tôi hỏi xin bố mua bất cứ thứ gì, Thúy cũng hằm hè ghen tức và nhắc con đợi cuối tuần xin mẹ đẻ, bố phải nuôi 2 em bé hết nhẵn tiền.
Tôi xót con nên ngoài số tiền tòa án quy định đóng góp nuôi con, tôi gửi thêm 500 nghìn/tháng nhờ ông bà nội cầm giúp cho cháu thêm tiền ăn vặt và mua sắm đồ dùng học tập.
![]() |
Mẹ đẻ sốt ruột muốn tôi đi bước nữa, suốt ngày mẹ gọi điện giục giã tôi nhanh chóng tìm người yêu. Tôi từng có tình cảm với một anh làm trưởng phòng kế hoạch công ty xây dựng, anh đã ly dị vợ và nuôi con trai. Nhưng đến nhà anh, tôi phát hoảng vì bố con anh ăn ở bừa bộn, nhà cửa bẩn thỉu. Nghĩ đến tương lai đầu bù tóc rối, tôi âm thầm rút lui.
Sau đó, tôi quen anh Quang - chủ cửa hàng đại lý sơn gần siêu thị. Người đàn ông này có điều kiện kinh tế nhưng có ý không thích con trai tôi nên tôi dứt khoát chia tay.
Hiện nay, tôi đã sở hữu một căn hộ chung cư trả góp. Tôi muốn đến tòa thay đổi quyết định nuôi con, đón con trai về ở cùng để con không phải chịu cảnh mẹ ghẻ con chồng. Nhưng mẹ đẻ tôi thì phân tích ngược xuôi, muốn tôi rảnh rang kiếm tấm chồng để lấy chỗ dựa sau này vì tôi vẫn còn trẻ đẹp. Mẹ muốn tôi tìm hiểu một anh mới xuất khẩu lao động từ Nhật về, vừa bỏ vợ được mấy tháng vì phát hiện vợ ngoại tình. Họ có 1 đứa con gái, tòa xử vợ nuôi dưỡng.
Tôi chưa biết quyết định ra sao, mong mọi người cho tôi lời khuyên.
Người ta bảo: “Cái duyên cái số nó vồ lấy nhau”, có lẽ vậy mà tôi và anh vừa quen nhau được vài tháng đã làm đám cưới.
" alt=""/>Nên đón con về nuôi hay kiếm tấm chồng làm chỗ dựa sau này?