“Cuộc tập trận đã được lên kế hoạch nhằm tăng cường năng lực của 3 nước để ứng phó với các mối đe dọa hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên bao gồm việc Bình Nhưỡng phóng ICBM sử dụng nhiên liệu rắn, cũng như thể hiện quyết tâm mạnh mẽ về phản ứng chung của 3 bên”, JCS tuyên bố.
Vài giờ sau vụ phóng ICBM của Triều Tiên, Bộ trưởng Quốc phòng Shin Won-shik thông báo các cuộc đàm phán đang được tiến hành liên quan tới việc triển khai các khí tài chiến lược của Mỹ tới bán đảo Triều Tiên, cùng với tổ chức cuộc tập trận 3 bên có sự tham gia của Nhật Bản.
Cuộc tập trận hôm nay đánh dấu cuộc tập trận trên không 3 bên mới nhất giữa Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Lần đầu tiên, 3 nước tổ chức tập trận chung trên không là vào tháng 10.
Hôm 19/12, hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Chủ tịch Kim Jong Un đã theo dõi vụ phóng ICBM Hwasong-18 vào ngày 18/12 tại một địa điểm ở phía đông thủ đô Bình Nhưỡng. ICBM Hwasong-18 đã đạt độ cao 6.518km, bay xa 1.002km. Phía Hàn Quốc và Nhật Bản nhận định, ICBM của Triều Tiên có tầm bắn vươn tới bất cứ nơi nào trên lãnh thổ Mỹ.
![]() |
Các nguyên tắc cần thiết
Báo trước 30 ngày cho toàn nhân sự trước khi bước vào quá trình đánh giá. Khuyến khích nhân viên ghi lại những câu hỏi muốn đặt ra cho quản lý và những hiệu quả muốn được ghi nhận.
Cung cấp bản tự đánh giá cho nhân viên trước 30 ngày. Quy định: nhân sự cần hoàn thành và giao cho quản lý trước cuộc họp đánh giá ít nhất 14 ngày. Khuyến khích nhân viên tự in ra và mang đến cuộc họp với quản lý.
Yêu cầu tất cả các quản lý cấp dưới phải có đánh giá bằng văn bản, bao gồm cả những phân tích dựa trên bản tự đánh giá của nhân viên, và hoàn thành 1 tuần trước cuộc họp với nhân viên.
Cùng bộ phận nhân sự xem xét đánh giá nhân viên của các quản lý cấp dưới để đảm bảo rằng nó không vi phạm bất kỳ chính sách nào của công ty, hoặc Luật lao động. Nếu có điều gì đó không phù hợp, hãy họp với người quản lý đó để tìm hiểu và thay đổi cho phù hợp trước khi cuộc họp với nhân viên diễn ra.
Rà soát bản đánh giá hoàn thiện mà các quản lý đã làm việc với nhân viên của họ. Quyết định xem những đề xuất của quản lý có phù hợp không. Nếu cấp dưới đề xuất tăng lương, quyết định xem đánh giá đó có hợp lý và mức tăng có phù hợp với quỹ lương công ty không.
Ngoài các nguyên tắc trên, mỗi công ty có một quy trình riêng phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và sản xuất. Nhưng riêng về cuộc họp đánh giá, hãy nhắc nhở các cấp quản lý: Sử dụng các tiêu chuẩn khách quan để đánh giá, phê bình nhân viên; Cân bằng lượng phản hồi tích cực và tiêu cực để đào tạo nhân viên mà không làm họ suy sụp tinh thần.
Các tài liệu cần chuẩn bị
Cách đảm bảo khách quan cho các đánh giá hiệu suất là cả quản lý và nhân viên đều có được các danh sách tiêu chí có thể đo lường được.
Ví dụ: Bản mô tả công việc chi tiết bằng văn bản sau khi tuyển dụng, hoặc trước mỗi kỳ kinh doanh, sản xuất, cho thấy những gì mà mỗi nhân viên phải hoàn thành ở vị trí của mình. Điều này sẽ giúp giảm thiểu thông tin sai lệch và những phản ứng khó chịu có thể xuất hiện trong buổi đánh giá.
Càng có nhiều tiêu chuẩn khách quan cho năng suất và hiệu quả càng tốt, nhân viên sẽ dễ dàng theo dõi tiến độ của bản thân hàng tháng và tự điều chỉnh để tiến bộ.
![]() |
Đánh giá tích cực
Hãy bắt đầu buổi đánh giá bằng những thông tin tích cực: cho nhân viên thấy họ đã thể hiện tốt trong việc gì, như thế nào và những thành công cụ thể.
Sau những thành tích tích cực ghi nhận được, hãy thảo luận về những điểm mà họ có thể cải thiện. Đừng nhận định như thể những khuyết điểm của họ là thất bại, mà hãy coi đó là những khía cạnh cần lưu ý và thảo luận về phương án cải thiện. Đừng đánh giá những điều họ chưa làm được mà không cho họ cơ hội giải thích hoặc trao đổi về cách cải thiện. Sự đánh giá một chiều sẽ chỉ tạo bức xúc và không mang lại sự tiến bộ cho công ty.
Kết thúc buổi đánh giá, bạn có thể nhắc lại những thành tích của nhân viên và đưa ra một kế hoạch hành động trong tương lai để tạo cảm giác tích cực, giúp họ có động lực cho giai đoạn tiếp theo.
(Nguồn: Careerbuilder.vn)
" alt=""/>Dùng hệ thống đánh giá hiệu suất công việc sao cho hiệu quả?Khoảng 77% số tỷ phú có tên trong danh sách trên ngày càng giàu hơn, trong khi một số người khác hứng chịu những tổn thất nhất định, Bloomberg thông báo hôm qua (27/12).
Hãng RT đưa tin, Elon Musk tiếp tục đứng đầu danh sách những tỷ phú giàu có nhất với số tài sản ròng ước tính lên tới 235 tỷ USD. Tỷ phú gốc Nam Phi này lần đầu tiên đánh bật ông chủ Amazon Jeff Bezos khỏi vị trí đầu bảng vào giữa năm 2021 và kể từ đó đã giữ vững vị trí.
Năm nay, tài sản của Elon Musk tăng gần 98 tỷ USD, theo ước tính của Bloomberg. Trong khi nền tảng xã hội X (trước đây là Twitter) của ông đang rơi vào hỗn loạn, gặp nhiều bê bối, tài sản chính của Elon Musk là Tesla lại tăng trưởng ổn định và điều đó càng củng cố thêm vị thế của tỷ phú này.
Trong danh sách của Bloomberg, ông Bezos đứng thứ 3 với khối tài sản 178 tỷ USD, bám sát Giám đốc điều hành của Moët Hennessy Louis Vuitton (LVMH) Bernard Arnault - 179 tỷ USD.
Đối thủ của Elon Musk và là chủ sở hữu của Meta, Mark Zuckerberg có mức tăng trưởng tài sản lớn thứ 2 trong năm 2023, với giá trị tài sản ròng tăng gần 83 tỷ USD. Cả hai đã từ lâu cạnh tranh công khai và thậm chí còn lên kế hoạch tổ chức một trận đấu nhưng ý tưởng này cuối cùng đã bị bỏ. Mark Zuckerberg trở nên giàu có hơn nhờ cổ phiếu của đế chế truyền thông tăng vọt và hiện được xếp vị trí thứ 6 trong danh sách của Bloomberg với số tài sản 128 tỷ USD.
Trong danh sách 15 tỷ phú giàu có nhất thế giới, có duy nhất một người bị sụt giảm tài sản. Tỷ phú Ấn Độ Gautam Adani - Chủ tịch Tập đoàn Adani, mất 36,3 tỷ USD, xuống còn 84,3 tỷ USD.