Theo một nghiên cứu mới từ OECD, những thanh thiếu niên giàu hơn có xu hướng sử dụng Internet để tìm kiếm thông tin hoặc đọc tin tức nhiều hơn là chat chit hoặc chơi game.
Báo cáo dựa trên dữ liệu từ hơn 40 quốc gia này cũng kết luận rằng, thậm chí khi trẻ nhà giàu và nhà nghèo bình đẳng trong việc tiếp cận với Internet thì vẫn có một khoảng cách trong cách mà chúng sử dụng.
Năm 2012, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn dành thời gian “online” không hề kém các bạn cùng lứa giàu có hơn – tính trung bình ở các nước thuộc OECD. Ở 21/42 quốc gia và nền kinh tế, trẻ em nghèo còn dùng Internet nhiều hơn trẻ em giàu.
Ở 5 nước Bắc Âu cũng như Hồng Kông, Hà Lan và Thụy Sỹ, hơn 98% trẻ em nghèo có kết nối Internet tại nhà.
Ngược lại, ở một số quốc gia thu nhập thấp và trung bình, những đứa trẻ nghèo nhất chỉ có kết nối Internet ở trường. 50% học sinh Thổ Nhĩ Kỳ, 45% Mexico, 40% Jordan và 38% ở Chi-lê và Costa Rica có kết nối Internet ở nhà.
“Việc tiếp cận bình đẳng không đồng nghĩa với cơ hội bình đẳng” – báo cáo cho hay, đồng thời cũng chỉ ra rằng trong khi bất cứ ai đều có thể sử dụng Internet để khám phá thế giới, để cải thiện các kỹ năng hay tìm kiếm một công việc tốt, thì những học sinh nghèo lại ít khi nhận thấy những cơ hội mà công nghệ kỹ thuật số mang lại cho mình.
“Họ có thể không có những kiến thức hay kỹ năng cần thiết để biến những cơ hội online thành cơ hội thực” – báo cáo nói.
Các dữ liệu của nghiên cứu được thu thập như một phần của Chương trình Đánh giá học sinh quốc tế(PISA) của OECD – một nghiên cứ về năng lực các môn toán, khoa học và đọc hiểu ở học sinh 15 tuổi trên khắp thế giới.
Kết quả PISA cho thấy sự khác biệt về kinh tế xã hội trong cách người trẻ sử dụng Internet có liên quan chặt chẽ với thành tích học tập của chúng.
Một mặt, báo cáo thừa nhận những nỗ lực thu hẹp khoảng cách trong việc tiếp cận Internet, mặt khác nó cũng cho rằng việc phát triển kỹ năng đọc ở người trẻ sẽ giúp giảm sự bất bình đẳng về kỹ thuật số.
“Nếu mọi đứa trẻ đều có khả năng đọc hiểu ở mức độ cơ bản thì sẽ giúp ích rất nhiều trong việc tạo ra những cơ hội bình đẳng trong một thế giới kỹ thuật số, hơn là chỉ mở rộng hay trợ cấp để trẻ đến với những dịch vụ và thiết bị công nghệ cao”– báo cáo khẳng định.
Là sản phẩm được khởi nguồn từ ý tưởng của một số thành viên cốt cán của CLB Phần mềm tự do nguồn mở Việt Nam (VFOSSA), thời gian vừa qua, phần mềm OpenCPS đã được cộng đồng OpenCPS phát triển theo đúng mô hình phát triển phần mềm tự do nguồn mở, là hệ thống phần mềm lõi phục vụ cung cấp dịch vụ công ở các cấp độ 2,3,4 (với các hình thức hồ sơ chỉ nộp trực tiếp, hồ sơ chỉ nộp trực tuyến hoặc song song cả hai hình thức) phù hợp với quy định của Nhà nước về thủ tục hành chính và các quy định của Bộ TT&TT về dịch vụ công trực tuyến các cấp độ.
Sau các sự kiệnra mắt Cộng đồng OpenCPS vào ngày 5/5/2016 và phát hành phiên bản chính thức đầu tiên 1.0của hệ thống phần mềm lõi dịch vụ công trực tuyến OpenCPS, cộng đồng OpenCPS vừa chính thức thông báo, sau rất nhiều nỗ lực đóng góp của các lập trình viên, kiểm thử viên, hệ thống phần mềm OpenCPS đã đạt được mức độ trưởng thành cần thiết để sẵn sàng đưa vào triển khai sử dụng trong thực tiễn. Đến nay, tất cả những tính năng cơ bản của phần mềm đã được hoàn thành, giúp người dùng chỉ cần nắm bắt được những bước phân tích nghiệp vụ thủ tục, cấu hình dữ liệu cho thành phần hồ sơ, các biểu mẫu và quy trình xử lý động là có thể tạo ra ngay một hệ thống dịch vụ công trực tuyến sẵn sàng cho ứng dụng.
Trao đổi với ICTnews, ông Trương Anh Tuấn, đại diện cộng đồng OpenCPS cho biết, phiên bản hệ thống phần mềm lõi cho dịch vụ công trực tuyến OpenCPS 1.5 cung cấp các chức năng: cấu hình danh mục động đa cấp; quản trị tài khoản công dân, doanh nghiệp và cán bộ; quản lý và cấu hình thủ tục hành chính (dịch vụ công trực tuyến mức độ 2); quản lý và cấu hình dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4; cấu hình thông tin dịch vụ công trực tuyến; cấu hình thành phần hồ sơ đa cấp; cấu hình biểu mẫu và hiển thị: đơn đăng ký, kết quả trung gian, kết quả cấp phép; cấu hình quy trình thụ lý hồ sơ; cấu hình thông tin xử lý theo từng bước và cấu hình phí/lệ phí (đối với đối tượng quản trị).
Còn với công dân, doanh nghiệp, OpenCPS 1.5 cung cấp các chức năng: đăng ký tài khoản; quản lý thông tin cá nhân; quản lý giấy tờ; quản lý hồ sơ trực tuyến; xem hồ sơ chi tiết gồm hồ sơ đầu vào, lịch sử quá trình thụ lý, kết quả giải quyết; nộp hồ sơ trực tuyến; thanh toán trực tuyến phí/lệ phí; nhận kết quả trực tuyến. Với đối tượng là cán bộ, các chức năng phiên bản phần mềm này cung cấp gồm xử lý hồ sơ theo từng bước của quy trình; xem lịch sử quá trình thụ lý hồ sơ; và ký số trên kết quả xử lý. Đặc biệt, phiên bản hệ thống phần mềm OpenCPS 1.5 hỗ trợ triển khai theo cả hai mô hình tập trung hoặc phân tán.
Cũng theo chia sẻ của ông Trương Anh Tuấn, so với phiên bản 1.0 ra mắt hồi giữa tháng 6/2016, bên cạnh việc đã bổ sung các trường hợp về thành phần hồ sơ, thanh toán trực tuyến, chữ ký số; hoàn thiện các chức năng quản trị, các chức năng nộp, tiếp nhận và xử lý hồ sơ theo quy trình, OpenCPS 1.5 còn cung cấp giao diện trải nghiệm người dùng (UX) tối ưu cho nhiều trình duyệt khác nhau.
" alt=""/>CMCSoft, Nacencomm, Bitsco… đã sẵn sàng cung cấp dịch vụ trên OpenCPS 1.5Theo các nhà sáng chế, 4/5 các chị em phụ nữ trên thế giới hoặc không biếtkích cỡ quả áo ngực phù hợp với mình hoặc xác định sai kích cỡ đó khi mua áolót.
Họ tuyên bố trên website chính thức của app ChiChi (tiếng Nhật có nghĩa là"bộ ngực phụ nữ") rằng, chương trình này dành riêng cho những phụ nữ không cóthời gian và tiền bạc để viếng thăm một chuyên gia thử đồ lót chuyên nghiệp.
Tất cả những gì người dùng cần phải làm là đặt chiếc smartphone có cài đặtapp nói trên vào giữa hai bầu ngực và đợi chương trình thông báo số đo áongực.
Một camera và cảm biến trong smartphone cài app Chichi chịu trách nhiệm đođạc kích cỡ cặp tuyết lê của người phụ nữ. Ứng dụng này hiện đang được thửnghiệm rộng rãi với nhiều người tình nguyên khác nhau, trước khi dự kiến đượcbán trên thị trường vào giữa tháng 1 năm sau.
Tuy nhiên, một nhóm bệnh vực nữ quyền ở Nhật đã lên tiếng chỉ trích thiết bị.
Họ lập luận: "Đó là thứ do đàn ông thiết kế ra và phụ nữ sẽ phải trả tiềnngay cả khi họ không thực sự cần đến nó. Một phụ nữ bình thường, theo bản năngcó thể biết một chiếc áo ngực có vừa với cô ấy hay không. Đó là lí do tại saocác bạn không nhìn thấy các báo cáo từ các bác sĩ trên khắp thế giới về việc phụnữ phàn nàn tình trạng trầy da, ngứa ngáy hay khó chịu vì mặc sai kích cỡ áongực. Chúng tôi coi đây là sản phẩm quảng cáo cần phải tránh nhất".
Tuấn Anh(Theo Express)
Kích cỡ "núi đôi" có thể ảnh hưởng đến tinh thần" alt=""/>Ứng dụng mới giúp phụ nữ đo chuẩn kích cỡ 'núi đôi'