Về tác nhân gây ra nhiễm khuẩn, hiện vẫn phải chờ kết quả phân lập vi khuẩn, đang được Viện vệ sinh y tế công cộng TP.HCM xử lý.
Theo bác sĩ Bạch Văn Cam, cố vấn chuyên môn Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM, người có hàng chục năm kinh nghiệm trong cấp cứu ngộ độc hàng loạt ở trẻ em, có 2 nhóm tác nhân thường gặp gây ra ngộ độc thực phẩm.
Nếu các triệu chứng ngộ độc xuất hiện sớm trước 6 giờ sau khi ăn, thường là do độc tố enterotoxin của vi khuẩn tụ cầu. Nếu các triệu chứng xuất hiện muộn, thường do cơ thể bị nhiễm khuẩn do tác nhân salmonella spp gây ra.
Đến thời điểm này, còn 17 trẻ đang nằm điều trị tại các bệnh viện (Nhi đồng 1, Nhi đồng 2, Lê Văn Thịnh, Nhân dân Gia Định), sức khỏe đều ổn định.
Như VietNamNet đã đưa tin, ngày 29/9, chung cư Palm Heights (TP Thủ Đức) tổ chức Trung thu cho các cháu là con của cư dân và nhân viên sinh sống tại chung cư. Một hộ kinh doanh tại chung cư đã tài trợ hơn 200 phần bánh su kem cho chương trình. Ban quản lý chung cư phát cho khoảng 200 người, còn dư khoảng 10 bánh phát cho nhân viên.
Tại chương trình đêm Trung thu, bà Phan Thị Út (quê Cà Mau, tạm trú tại TP.HCM) là nhân viên vệ sinh của chung cư, nhận phần quà gồm 5 bánh su kem.
Khoảng 16h ngày 30/9, bà Út mang bánh về nhà trọ ăn cùng hai con. Sáng sớm ngày 1/10, bà Út cùng 2 con (trong đó có bé P.N.Q) bị nôn ói, tiêu chảy. Trong ngày 1/10, chồng bà Út đưa con đi khám tại một phòng khám tư, được chẩn đoán theo dõi nhiễm siêu vi, rối loạn tiêu hóa và được kê đơn thuốc về điều trị tại nhà.
Tuy nhiên, tình trạng của bé P.N.Q không giảm. Khoảng 17h45 cùng ngày, bé Q. được đưa vào Bệnh viện Lê Văn Thịnh khám. Bác sĩ cho đơn thuốc về nhà theo dõi. Đêm cùng ngày, bé được chuyển vào cấp cứu với tình trạng tím tái toàn thân, xác định đã tử vong ngoài viện.
Cùng thời điểm, các hộ dân trong chung cư cũng phản ánh tình trạng một số trẻ nhỏ và người lớn bị ói, tiêu chảy, sốt nghi do ăn bánh su kem. Khoảng 50 người có triệu chứng, 19 trường hợp phải nhập viện trong những ngày qua.
Dở khóc dở cười vì thuê nhầm thám tử gà mờ theo dõi chồng" alt=""/>Lý do vợ ngày nào cũng đi ngủ với 5 cây vàng cưới trên người khiến tôi đau đớn
Rung nhĩ có thể gây ra các hậu quả nặng nề như suy tim và đột quỵ. Đột quỵ xảy ra khi máu ứ trong tâm nhĩ lâu dài tạo thành cục máu đông, máu đông đẩy ra trôi theo dòng máu và gây tắc mạch ở não. Cục máu đông cũng có thể gây tắc mạch tại các vị trí khác.
Thạc sĩ, bác sĩ Lương Cao Sơn, Phó trưởng khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết hiện nay đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong thứ 2 trên thế giới và nguyên nhân hàng đầu ở Việt Nam. Khoảng 30-50% bệnh nhân đột quỵ không thể độc lập về chức năng và 15-30% bị khiếm khuyết vĩnh viễn.
“Bệnh nhân rung nhĩ có nguy cơ đột quỵ tăng gấp 5 lần so với người không bị rung nhĩ. Khoảng 20-30% bệnh nhân đột quỵ thiếu máu cục bộ liên quan đến rung nhĩ”, bác sĩ Sơn cảnh báo.
Để phòng ngừa đột quỵ, bác sĩ cho hay người bệnh rung nhĩ phải kiểm soát và điều trị yếu tố nguy cơ như huyết áp, rối loạn mỡ máu, đái tháo đường. Đồng thời, sử dụng thuốc các loại thuốc kháng đông là một trong những biện pháp phòng đột quỵ tốt nhất cho người bệnh rung nhĩ.
Những bệnh nhân rung nhĩ có thêm một trong các yếu tố như từng bị đột quỵ hoặc cơn thiếu máu não thoáng qua, người trên 65 tuổi, bị suy tim hay tăng huyết áp, đái tháo đường sẽ có nguy cơ đột quỵ tăng cao.
Theo Phó giáo sư, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Huy Thắng, Trưởng khoa Bệnh lý mạch máu não, Bệnh viện Nhân dân 115 (TP.HCM), việc tiếp nhận một bệnh nhân đột quỵ liên quan đến nguyên nhân rung nhĩ luôn gây ra rất nhiều thách thức. Khoảng 70% trong đó là huyết khối gây thuyên tắc động mạch não lớn quan trọng, gây ra những khiếm khuyết chức năng thần kinh nặng.
“Bệnh nhân gần như sẽ tử vong hoặc tàn phế nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời trong thời gian vàng”, bác sĩ Thắng chia sẻ. Theo một nghiên cứu ở bệnh nhân đột quỵ liên quan đến rung nhĩ tại Bệnh viện Nhân dân 115, khoảng 60% tử vong hoặc tàn phế nặng. Tỷ lệ bệnh nhân phục hồi hoàn toàn hoặc gần hoàn toàn chỉ khoảng 23%.
“Điều đó có nghĩa là nếu rung nhĩ gây ra đột quỵ, bệnh nhân chỉ có 1/5 cơ hội quay trở lại cuộc sống bình thường trước đây”, bác sĩ Thắng nói. Ông phân tích nếu đảm bảo tất cả bệnh nhân rung nhĩ đều được sử dụng thuốc kháng đông khi có chỉ định sẽ tránh được nguy cơ đột quỵ.
Việc dự phòng này có hiệu quả và ý nghĩa hơn rất nhiều so với khi xảy ra đột quỵ, người bệnh phải sử dụng thuốc tiêu sợi huyết hoặc lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học.
Các bác sĩ cũng khuyến cáo người bệnh rung nhĩ cần tuân thủ điều trị, dùng thuốc theo đúng chỉ định và tái khám đầy đủ để được theo dõi, điều chỉnh thích hợp. Đồng thời, cần xây dựng và duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, thói quen sinh hoạt lành mạnh để hạn chế tối đa các biến chứng.