Chia sẻ với VietNamNet, Yến Nhi cho biết thi Miss World Vietnam để mong thuận lợi hơn trong công việc và thử thách bản thân. “Tôi mong trở thành người có ích cho xã hội, truyền cảm hứng giúp các bạn trẻ tự tin, sống nhân ái hơn. Miss World Vietnam là cơ hội để tôi thử sức, thêu dệt ước mơ. Bởi dù thành công hay thất bại, chúng ta vẫn phải nỗ lực, kỳ vọng, biết ơn những gì đã và đang làm”, cô tâm sự.
Yến Nhi từng nghĩ mình bị loại từ sơ khảo vì thấy thí sinh khác trả lời hay, được ban giám khảo hỏi nhiều. Đến phần thi của mình, do lo sợ nên cô vừa nói vừa run, chỉ được đặt một câu hỏi và không chia sẻ được nhiều với giám khảo. “Đến lúc nhận kết quả lọt chung khảo, tôi vỡ oà hạnh phúc. Tôi không thể quên kỷ niệm này, cảm ơn BTC đã tạo nên cuộc thi để tôi và các thí sinh thực hiện ước mơ”, 10x trải lòng.
![]() | ![]() | ![]() |
Người đẹp 23 tuổi nhận thấy điểm yếu lớn nhất là sự rụt rè trong giao tiếp, khả năng tiếng Anh. Tuy nhiên, cô nghĩ điều khiến bản thân khác biệt so với dàn thí sinh là sự tươi mới, năng lượng tích cực và từng tham gia các hoạt động về điện ảnh, thời trang.
Yến Nhi tốt nghiệp ngành Tài chính Ngân hàng, Cao đẳng Kinh tế Đối ngoại nhưng có cơ duyên với nghề mẫu ảnh. Thời sinh viên, cô trải qua nhiều công việc: bồi bàn, mẫu trang điểm rồi có cơ hội làm mẫu ảnh. Công việc này giúp người đẹp khai thác thế mạnh, tạo thu nhập trang trải cuộc sống. Cô thấy may mắn khi tiếp xúc với ống kính, tự hào về nghề mẫu, hạnh phúc khi được bạn bè, họ hàng khen ngợi nhờ những tấm hình đẹp.
![]() | ![]() |
Sau vòng sơ khảo, Yến Nhi từng bị một số khán giả chê bai học vấn khi học cao đẳng. “Tôi rất buồn khi thấy mọi người bình luận rằng đẹp mà học thức kém thì cũng như không. Nhưng do hoàn cảnh gia đình, tôi chỉ dám học hệ cao đẳng để đỡ tốn kém. Tôi cũng từng tự ti về học vấn nhưng coi đây là động lực để cố gắng hơn. Nếu sau này có cơ hội học cao hơn, trau dồi tiếng Anh, tôi sẽ nỗ lực hết mình để hoàn thiện thiếu sót”, người đẹp trải lòng với VietNamNet.
![]() | ![]() | ![]() |
Ít ai biết, Yến Nhi trải qua tuổi thơ khó khăn do cha mẹ ly dị từ năm cô học lớp 7. “Tôi sống dưới quê với ông bà và 2 em. Đến cấp 3, tôi may mắn hơn khi được lên thành phố, ở nhà bác và học tập, rồi tự lên Sài Gòn kiếm sống. Điều này khiến tôi trở thành người thiếu sự quan tâm, kém tự tin. Tuy nhiên, do tự lập từ nhỏ nên tôi mạnh mẽ, cố gắng làm việc để có cuộc sống tốt đẹp hơn”, cô thổ lộ.
10x tâm sự, nhiều người chưa tiếp xúc hay nghĩ cô khó gần, ít nói. Nhưng thực tế, Yến Nhi thích tạo niềm vui và truyền năng lượng cho mọi người, khác với vẻ mặt ít cười.
![]() | ![]() |
Hoa hậu Thùy Tiên và Đen Vâu là 2 người nổi tiếng có sức ảnh hưởng lớn nhất với Yến Nhi. Cô được truyền cảm hứng bởi những chiêm nghiệm sâu sắc, tinh tế trong lời hát của Đen và hành trình nỗ lực kiến tạo giá trị cho cộng đồng của Miss Grand International 2021.
Thí sinh quê Đồng Nai quan tâm đến vấn đề trẻ em bị bỏ rơi, thiếu sự quan tâm của cha mẹ. Cô mong thực hiện những dự án giúp các em có cuộc sống tốt hơn, điều kiện đầy đủ hơn để học tập và phát triển.
![]() | ![]() |
Yến Nhi hiện ra sức rèn luyện, hoàn thiện các kỹ năng cần thiết để tỏa sáng ở vòng chung kết. Tương lai, cô tiếp tục phát triển sự nghiệp người mẫu, dự định học cao hơn và thử sức kinh doanh.
![]() |
Quận Hải Điền, Bắc Kinh từ lâu được mệnh danh là “Cao nguyên Thanh Tạng của nền giáo dục Trung Quốc” (Cao nguyên Thanh Tạng là tên viết tắt của cao nguyên Thanh Hải-Tây Tạng, là vùng đất cao nhất thế giới, trên 4.500 mét so với mực nước biển).
Phương pháp dạy học nổi bật ở nhiều trường học là sắp xếp thời gian học, hoạt động ngoại khóa một cách nghiêm khắc, nề nếp, khiến học sinh bắt buộc phải nỗ lực hết sức mình để học tập và rèn luyện.
Cũng chính bởi những điều đặc biệt này đã thu hút đông đảo phụ huynh học sinh đến đây đăng ký học cho con em mình.
Người bình thường không thể nuôi dạy con trở thành học sinh ưu tú?
![]() |
Những đứa trẻ phải chạy đua từ bé? |
Một người phụ nữ tên là Trương Phí trở thành “thần tượng” và được nhiều bà mẹ ở quận Hải Điền noi theo. Lý do là người mẹ này có con trai 8 tuổi học tại một ngôi trường tiểu học trọng điểm với thành tích nằm trong top 1% các học sinh xuất sắc nhất của quận.
“Ngôi trường này rất khó có thể thi vào, đề thi luôn được bảo mật một cách tối đa. Hơn nữa, đề thi cũng như quy chế thi của các năm đều thay đổi với độ khó tăng dần”- mẹ Trương phí chia sẻ.
Người mẹ này cho rằng, ngoài việc cố gắng rèn luyện cho con thói quen tự giác học tập, cần phải cố gắng tích lũy cho con mình một nền tảng học thuật vững chắc, tăng cường môn tiếng Anh, học kiến thức trong 6 năm Toán ở tiểu học và cho con bắt đầu luyện các bài toán Olympic từ lớp ba.
Mẹ Trương Phí luôn nhấn mạnh rằng những phụ huynh bình thường sẽ không thể nào sắp xếp thời gian học cho con tốt bằng các bà mẹ ở Quận Hải Điền. Bởi ở đây, nhiều cha mẹ đặt mục tiêu cho con vào Đại học Bắc Kinh, Đại học Thanh Hoa. Bên cạnh đó, các phụ huynh ở đây còn có lộ trình và mục tiêu cụ thể, ví dụ như: dạy song ngữ tiếng Trung-Anh từ khi con 1 tuổi; 3 tuổi con có thể tự đọc sách Tiếng Anh, thuộc lòng 100 bài thơ cổ; 5 tuổi bắt đầu học Toán Olympic...
Trên mạng xã hội, một bà mẹ viết: “Bé nhà chúng tôi môn Ngữ Văn không những xếp thứ nhất mà môn Toán cũng xếp thứ nhất với 99 điểm”.
“Một bé gái trong lớp mẫu giáo 4 tuổi của con trai tôi có thể đọc trơn tru tất cả các tranh, sách tiếng Anh. Tôi vô cùng bất ngờ, sửng sốt bởi con trai tôi ngay cả khi lên 6 tuổi cũng khó đạt trình độ như vậy”- một phụ huynh khác chia sẻ.
Phó Giáo sư Trầm Phi Dịch - Khoa Xã hội học của Đại học Phúc Đán cho rằng việc luyện ‘gà’ đang trở thành một cơn sốt, khiến phụ huynh có yêu cầu quá khắt khe và khát khao con mình phải thật xuất sắc. Ngoài ra, nhiều phụ huynh cho rằng nếu không nghiêm khắc, con cái họ sẽ không bao giờ phát triển được. Nếu không được học trước các kiến thức, sẽ khó để thi đỗ được vào các trường danh tiếng.
Vì vậy, họ không quan tâm đến cảm xúc của con, bắt ép chúng phải theo học các lớp, khóa đào tạo riêng biệt.
Mặc dù vậy, các chuyên gia cho rằng hình thức luyện ‘gà con’ là một phương pháp giáo dục cực đoan.
Đỗ Nhung (Theo Nhân dân Nhật báo)
Trường Trung học Hành Thuỷ (Hà Bắc, Trung Quốc), được mệnh danh là “siêu xưởng luyện thi đại học” khi có tỉ lệ học sinh trúng tuyển vào Đại học Thanh Hoa và Đại học Bắc Kinh thuộc diện nhiều nhất cả nước.
" alt=""/>Người bình thường không thể nuôi dạy con trở thành học sinh ưu tú?Ảnh: NVCC