Nội dung quảng cáo sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Viên uống Hyeon White trên các trang trên vi phạm quy định pháp luật về quảng cáo.
Theo Cục An toàn thực phẩm, sản phẩm này do Công ty CP Dược phẩm Oshii (Địa chỉ: Lô CN 3.2 khu công nghiệp Thạch Thất - Quốc Oai, xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội) sản xuất và Công ty CP Thương mại quốc tế Hyeon Lab Việt Nam (Địa chỉ: Thôn Thanh Vân, xã Tân Dân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội) công bố và chịu trách nhiệm sản phẩm.
Viên uống trắng da cao cấp Hyeon White được quảng cáo với hàng loạt công dụng như làm trắng da từ sâu bên trong, khắc phục và ngăn ngừa nám - tàn nhang, cải thiện tình trạng đen và sạm da, giúp ngủ ngon, điều hòa kinh nguyệt, giảm tình trạng suy giảm nội tiết tố nữ…
Hiện Cục An toàn Thực phẩm đang phối hợp với các cơ quan chức năng xác minh, xử lý theo quy định hiện hành.
Trong quá trình các cơ quan chức năng xử lý, Cục An toàn Thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không căn cứ vào các nội dung quảng cáo sai sự thật trên các website nêu trên để quyết định mua và sử dụng sản phẩm nêu trên vì có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và kinh tế.
Theo quy định tại Nghị định số 28/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 158/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo, việc quảng cáo thực phẩm chức năng dưới dạng liệt kê công dụng từng thành phần của sản phẩm là hành vi vi phạm pháp luật và bị xử phạt từ 20 - 30 triệu đồng.
Cùng đó, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo nêu rõ: Quảng cáo thực phẩm chức năng phải khuyến cáo “sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc... Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.
Mặt khác, Luật Dược số 105/2016/QH13 cũng nghiêm cấm: Việc thông tin, quảng cáo, tiếp thị, kê đơn, tư vấn, ghi nhãn, hướng dẫn sử dụng có nội dung dùng để phòng bệnh, chữa bệnh, chẩn đoán bệnh, điều trị bệnh, giảm nhẹ bệnh, điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể người đối với sản phẩm không phải là thuốc, trừ trang thiết bị y tế.
Minh Tú
" alt=""/>Cảnh báo viên uống Hyeon White vi phạm quy định quảng cáoTuy nhiên, bà Lan xác nhận trong giai đoạn phòng chống dịch Covid-19 đã phát sinh nhiều vấn đề liên quan đến thiếu thuốc. Thực tế cũng cho thấy nhiều cơ sở y tế không đảm bảo đủ thuốc, người bệnh Bảo hiểm y tế phải ra ngoài tự mua thuốc điều trị.
Bà Lan cho biết quan điểm của Bộ Y tế là quyền lợi của bệnh nhân, của người tham gia Bảo hiểm y tế phải được đảm bảo. "Đây là yêu cầu hết sức chính đáng và cần thiết", bà Lan nói.
Theo người đứng đầu ngành y tế, hiện nay chưa có quy định về việc thanh toán trực tiếp cho bệnh nhân khi ra ngoài mua thuốc. Thời gian qua, Bộ Y tế đã tập trung chỉ đạo đồng bộ nhiều giải pháp.
Thứ nhất, yêu cầu các cơ sở y tế thực hiện các chỉ đạo liên quan trong mua sắm thuốc và vật tư y tế, đảm bảo công tác khám chữa bệnh.
Thứ hai, đề xuất nghiên cứu cơ chế để làm sao các cơ sở y tế điều chuyển thuốc với nhau khi các kết quả thầu còn hiệu lực.
Thứ ba, rà soát lại danh mục thuốc. Dự kiến đầu năm 2024 sẽ bổ sung danh mục thuốc để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế.
Thứ tư, liên quan đến cơ chế để thanh toán trực tiếp cho người bệnh khi phải mua thuốc bên ngoài, Bộ Y tế đã giao Vụ Bảo hiểm y tế xây dựng thông tư. Nội dung này đang được tiến hành.
"Bộ Y tế sẽ lấy ý kiến các bộ ban ngành, địa phương trong quá trình hoàn thiện thông tư để đảm bảo quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế", bà Lan nói.
Hoàng Minh chia sẻ, HANZ đang đầu tư cạnh tranh với OYO (startup nền tảng quản lý khách sạn của Ấn Độ với định giá hàng tỷ USD). Anh phân tích, hiện nay thị trường khách sạn đang có 2 phân khúc.
Phân khúc từ 4 sao trở lên do các công ty quản lý hàng đầu thế giới như InterContinental, Hyatt… quản lý. Phân khúc từ 3 sao trở xuống nằm trong tay các doanh nghiệp của Indonesia, Ấn Độ và Singapore. HANZ hiện đang hướng đến phân khúc thứ hai này.
Theo các nhà sáng lập, HANZ nhắm tới việc tiếp cận các khách sạn trên 3 khía cạnh: tăng doanh thu nhờ việc điều chỉnh giá tự động, tối ưu chi phí nhân sự và cắt giảm chi phí marketing. Đồng thời, startup này cũng sẽ nâng cao chất lượng khách sạn theo hướng tiện nghi và sạch sẽ.
Tại Việt Nam, startup đã mở rộng ra 22 thành phố và có hơn 200 khách sạn đang sử dụng hệ thống. Tổng giá trị giao dịch trong năm 2021 của startup này là 25 tỷ, với doanh thu thuần đạt 2,5 tỷ và lợi nhuận 1,2 tỷ đồng.
Hoàng Minh cho biết, hiện anh chỉ thu phí của 25% khách sạn. Nếu thu phí 100% số khách sạn trong hệ thống, HANZ sẽ có doanh thu 10 tỷ với lợi nhuận khoảng 4 tỷ đồng.
Mục tiêu tiếp theo của HANZ là mở rộng nhanh trong 18 tháng để đạt được độ phủ tới 86 thành phố tại Việt Nam và mở rộng ra 4 nước Đông Nam Á với khoảng 3.000 khách sạn.
Trước câu hỏi của các shark về việc làm sao để khách sạn nhìn thấy giá trị và sử dụng dịch vụ của startup. Đáp lại, Hoàng Minh cho biết, hệ thống của anh sẽ tự động tối đa hóa hoàn toàn việc bán phòng của khách sạn. Khách sạn không cần bất cứ nhân sự nào.
Hoàng Minh chia sẻ, các khách sạn vừa và nhỏ có mô hình kinh doanh khá yếu và đa số đều do chủ khách sạn tự làm. “Họ bán được thì bán, không bán được thì đóng cửa để đó cũng không sao. HANZ đã tập trung khai thác yếu tố này, giúp doanh thu của chủ khách sạn tăng lên và cùng chia sẻ phần doanh thu đó với họ”, anh giải thích.
Cung cấp thêm thông tin về bức tranh tài chính, Hoàng Minh cho biết startup của anh hiện có 4 cổ đông, vốn chủ sở hữu là 2,5 tỷ, trong đó Hoàng Minh và Tân Trần giữ 80% cổ phần.
Với số vốn kêu gọi, HANZ sẽ dành 60% để phát triển hệ thống booking engine (phần mềm giúp khách hàng đặt phòng chủ động) và ASE (công cụ bán hàng tự động) để tạo ra hệ thống nền tảng đặt phòng.
Trước chia sẻ của startup, Shark Hùng Anh (CEO Bin Corporation Group) cho biết, bản thân ông cũng đang phát triển các kênh phân phối OTA (online travel agent – đại lý booking trực tuyến).
Muốn đi lâu dài với startup, "cá mập" này đề nghị đầu tư 300.000 USD để sở hữu 35% cổ phần của HANZ. Nếu startup đạt được hiệu suất như đã nói, Shark Hùng Anh sẽ đầu tư thêm 200.000 USD. Trong trường hợp thuận lợi, tổng số tiền đầu tư sẽ là 500.000 USD, đổi lấy quyền sở hữu 30% cổ phần để không làm mất động lực của đội ngũ sáng lập.
Nhà sáng lập Hoàng Minh của HANZ đề xuất về quyền mua lại 10% cổ phần từ shark trong trường hợp sau 24 tháng, lợi nhuận vượt quá số tiền đầu tư. Shark Hùng Anh sau đó đã vui vẻ nhận lời và khép lại thương vụ này.
Trọng Đạt
" alt=""/>Số hóa ngành khách sạn, startup Việt ôm mộng cạnh tranh OYO