Tập 1 còn có sự xuất hiện của Huy (Đình Tú) và Phương (Anh Đào) - cặp đôi được yêu thích trong Gặp em ngày nắng. Ở ngoại truyện, hai người lúc này đã kết hôn và Phương đang có bầu. Huy giờ mở quán cafe và tình cờ Quỳnh búp bê lại hẹn Cảnh và Nghĩa ở đó.
Tuy nhiên lúc này Cảnh đã đổi tên thành Lâm tatoo (Mình yêu nhau bình yên thôi). Nghĩa bảo kê sau khi đi tù đã đổi tên thành Trí(Người một nhà).Quỳnh búp bê (Phương Oanh) giờ đã là Phương Nam(Hương vị tình thân) làm vợ Shark và sắp sinh đôi, trở thành chủ nhân của những vlog ẩm thực triệu view.
Sau khi Quỳnh khoe tấm ảnh cô được Cảnh chở trên xe máy cùng My sói và Lan cave để ôn lại kỷ niệm của 3 anh em thời còn ở động Thiên Thai, Lâm nói muốn lấy ảnh về làm kỷ niệm để xin tí hơi của vợ Shark. Chi tiết này khiến khán giả thích thú vì Phương Oanh giờ là vợ của Shark Bình, còn trong Hương vị tình thân nhân vật Phương Nam của cô là vợ của Shark Long. Ngoài đời hay trên phim, cô đều mang thai đôi.
Nghĩa hỏi Quỳnh: "Mày lấy cá mập (shark) mà chửa được à?". Cảnh đáp: "Ông ở tù lâu không biết em ấy bây giờ ở nhà lầu, 1 bước lên xe, 2 bước lên xe. Cực giàu!". Quỳnh vội thanh minh: "Giàu gì? Em chỉ giàu tình cảm thôi! Của đáng tội thấy cũng may mắn. Cô thương nên hậu vận cũng ok. Ở nhà rảnh rỗi em thử làm vlog ẩm thực thế mà nhiều người xem, toàn triệu view". Nghĩa nhận xét Quỳnh giờ lấy chồng 'cá mập', con chửa sinh đôi và cuộc đời cô như phim Hương vị tình thân.
Khán giả thích thú khi chuyện phim và đời tư của Phương Oanh cùng được đề cập trong Vũ trụ VFC ngoại truyệnbởi cuộc sống hiện tại của nữ diễn viên có nhiều điểm giống với Nam của Hương vị tình thân.
Quỳnh An
Clip: VFC
Tiểu thuyết Người đẹp ngủ mê xuất bản lần đầu năm 1961, dựa trên kịch bản sân khấu Kabuki Những mỹ nữ, công diễn tại Nhật vào khoảng thế kỷ 17. Nội dung tác phẩm xoay quanh 5 lần ông lão Eguchi ghé thăm ngôi nhà của những cô gái xinh đẹp, tuổi chưa đầy 20. Họ bị gây mê bằng thuốc ngủ liều cao, khỏa thân trong tình trạng ngủ say.
Mỗi chương là một lần Eguchi ngủ cùng cô gái khác nhau. Việc ngủ cạnh những cô gái khiến Eguchi khám phá nhiều cung bậc cảm xúc ẩn giấu sâu trong tâm hồn mình. Điểm đặc biệt nhất của tác phẩm là không chỉ đơn thuần miêu tả nét đẹp của người con gái mà khéo léo lồng ghép văn hóa Nhật Bản vào trong từng câu chữ, từ đó phản ánh đời sống xã hội đã mang đến cho con người nhiều suy tưởng về quy luật của thời gian, sự sống, cái chết, quá khứ và tương lai.
Nhà văn Nhật Chiêu nhận định: “Người đẹp ngủ mêlà tác phẩm huyền bí bậc nhất. Các sáng tác của nhà văn Kawabata không dễ đọc, dễ hiểu dù rất phổ biến ở Việt Nam. Đây là điều hiếm thấy khi mà tác phẩm vừa đạt tới mức độ hàn lâm trong tư tưởng, vừa được người đọc đón nhận”.
Nhà văn Nhật Chiêu cũng dành nhiều lời tán dương cho bản dịch mà Quế Sơn thể hiện. Đặc biệt ở nhan đề, dịch giả đã sử dụng cụm từ “ngủ mê” mà không phải “ngủ say”. Điều này mang lại cảm giác huyền bí, đậm phong cách Nhật Bản.
Dịch giả Quế Sơn chia sẻ về quá trình chuyển ngữ 'Người đẹp ngủ mê'.
Cũng trong buổi giao lưu, nhà văn Nhật Chiêu trình bày thêm về những vấn đề gây tranh cãi trong tiểu thuyết Người đẹp ngủ mê.
"Nếu chỉ cần lay nhẹ mà cô gái đã thức dậy thì ngôi nhà này đâu còn gì bí ẩn nữa. Các vị khách đến đây giống như ngủ với một ông Bụt vô hình. Đối với các ông già, ngủ với một người đẹp không khi nào tỉnh thức là một mối cám dỗ, một cuộc phiêu lưu, một niềm vui thú mà họ tin mình còn thực hiện được", tác giả viết.
Kawabata Yasunari đã khéo léo trong việc đưa văn hóa đặc trưng của Nhật Bản vào trong từng câu chữ của Người đẹp ngủ mê. Việc ‘ngủ với Bụt ‘trong văn hóa Việt Nam gây nhiều tranh cãi nhưng lại bình thường với văn hóa của người Nhật.
Văn phong của Kawabata Yasunari trongNgười đẹp ngủ mêmang vẻ đẹp thoát tục, thanh cao. Nhiều nhà văn nổi tiếng trên thế giới cũng bị ảnh hưởng bởi phong cách của ông. Theo nhà văn Nhật Chiêu, Người đẹp ngủ mênên được thưởng thức với một tâm thế khác theo hướng tích cực hơn chứ không nên đánh đồng tác phẩm này với những văn hóa phẩm đồi trụy.
Chia sẻ về quá trình chuyển ngữ Người đẹp ngủ mê, trong quá trình dài dịch tác phẩm, có nhiều đoạn văn đã ám ảnh khiến dịch giả Quế Sơn không thể quên được. Trong đó, ông đặc biệt ấn tượng với câu thoại: “Em có bao giờ quên, em đã một thời yêu anh”.
Nhà văn Kawabata Yasunari (1899-1972) sinh ở Osaka. Kawabata mồ côi từ năm 2 tuổi và sống cùng ông bà ngoại. Những tác phẩm của Kawabata Yasunari có tính độc đáo cao, đạt tới sự tinh mỹ trong ngôn từ, phản ảnh nhiều phương diện độc đáo trong văn hóa của người Nhật. Tại Việt Nam, một số tác phẩm của Kawabata Yasunari được dịch và xuất bản, gồm: Tiếng núi, Hồ, Xứ tuyết, Bồ công anh.
Thảo Nguyên
Anh Quang Anh cho biết, những nạn nhân bị lừa sang bên kia biên giới để kiếm một công việc có mức lương tốt nhưng cuối cùng bị cưỡng bức lao động, bị bắt phải làm gái mại dâm, bị ép phải đi lừa đảo người khác… nhiều không kể hết.
Một số ít đã được giải cứu, nhưng còn rất nhiều người trong số đó vẫn đang bị giam cầm trong những “sào huyệt” của xã hội đen, hằng ngày vẫn nhắn tin, gọi điện cho các nhân viên xã hội của Rồng Xanh để xin hướng dẫn và giải cứu.
“Nạn nhân bị lừa vượt biên thường được hứa hẹn về một mức lương hấp dẫn mà ở Việt Nam họ sẽ không bao giờ có được, nhưng sang đến bên kia thì bị ‘vỡ mộng’.
Thường thì khi mới sang, nạn nhân sẽ bị quản lý lỏng hơn, vẫn có thể dùng điện thoại, mạng xã hội để liên lạc được với gia đình và công an ở Việt Nam. Sau khi làm được một thời gian, nếu không làm được việc - tức là không lừa được nhiều người chuyển tiền, họ sẽ phải vay nợ tiền ăn ở. Càng ngày số tiền càng lớn và sự quản thúc sẽ càng nghiêm ngặt hơn, tệ hơn là chúng không cho dùng điện thoại hay máy tính nữa”.
Một trong những cách để thoát khỏi “sào huyệt” của bọn chúng là nhờ gia đình gửi tiền chuộc sang. Tuy nhiên, hầu hết các nạn nhân mua bán người đều có hoàn cảnh khó khăn, đến từ vùng sâu vùng xa. Số tiền chuộc quá lớn với gia đình họ. Hơn nữa, việc gửi tiền chuộc cũng không có gì đảm bảo là người thân của họ sẽ được trả về khi chúng đang nắm “đằng chuôi”.
Những người không làm được việc, lại không có tiền chuộc sẽ có nhiều nguy cơ bị bán cho bên thứ 3. Đây là trường hợp xấu nhất với các nạn nhân vì đằng sau giao dịch này sẽ là những tình huống gây nguy hiểm cho tính mạng của họ.
"Vì vẫn được sử dụng điện thoại, máy tính nên nhiều nạn nhân đã liên hệ với chúng tôi để giúp đỡ họ trốn thoát, trở về Việt Nam. Trong nhiều trường hợp, chúng tôi phối hợp với cơ quan chức năng và vì phần lớn nạn nhân là người nghèo, nên Rồng Xanh sẽ hỗ trợ để họ được giải cứu trở về với gia đình và người thân của mình” - anh Quang Anh cho biết.
“Những kẻ điều hành đường đây buôn bán người đều là xã hội đen và sẵn sàng dùng súng để đáp trả. Về việc nộp tiền chuộc để cứu người, phía Rồng Xanh không khuyến khích vì nó sẽ tạo tiền lệ xấu”, anh Quang Anh nói tiếp.
Các nhân viên xã hội hay khuyên nạn nhân bình tĩnh, hạn chế dùng điện thoại nếu không cần thiết, tránh để bị nghi ngờ, cố gắng hợp tác và tạo lòng tin để chúng nới lỏng kiểm soát. Khi sự quản thúc buông lỏng hơn thì cơ hội trốn thoát được càng cao.
Có 2 trường hợp anh Quang Anh nhớ nhất về sự kinh hoàng và đau đớn của nạn nhân khi bị lọt vào tay những kẻ mua bán người.
“Một trường hợp suýt bị lấy thận nhưng do không tương thích với người nhận nên thoát được. Khi về đến đây, trên bụng anh ấy vẫn còn một vết rạch rất dài.
Trường hợp khác là một bạn nữ bị lừa sang Myanmar làm gái mại dâm. Bạn đã tìm cách liên hệ được với các cơ quan chức năng ở Việt Nam và thường xuyên nhắn tin cho các nhân viên xã hội của Rồng Xanh. Đến khi công an thực hiện một đợt truy quét lớn, khoảng 30-40 người đã được giải cứu và đưa về Việt Nam. Khi chúng tôi hỏi về cô bé đó thì các nạn nhân khác cho biết cô bé đã mất. Họ đưa cho chúng tôi xem những bức ảnh rất đau lòng về cách ra đi của nạn nhân”.
Hơn 10 năm làm việc ở Rồng Xanh, anh Quang Anh đã chứng kiến nhiều câu chuyện đau lòng như thế. Có những người may mắn sống sót, được trở về, nhưng cũng có nhiều người đã bỏ mạng hoặc vẫn còn bị mắc kẹt trong những “hang ổ” của đường dây mua bán người.
Hiện tại, Rồng Xanh nói riêng và các cơ quan chức năng nói chung vẫn đang nỗ lực trong việc nâng cao nhận thức của người dân về các mánh khóe lừa đảo cũng như việc giải cứu các nạn nhân của mua bán người.
Để chủ động phòng tránh tội phạm mua bán người, Bộ Công an khuyến cáo, người dân cần nâng cao cảnh giác, nhất là đối với các hành vi thủ đoạn sau: - Tội phạm mua, bán người thường dùng tên, tuổi, địa chỉ giả; thường xuyên không cung cấp hình ảnh, số điện thoại; liên lạc chủ yếu qua mạng xã hội như Zalo, Facebook… - Đối tượng không hẹn gặp trực tiếp, chủ yếu hướng dẫn, liên lạc qua điện thoại, đặc biệt là các đối tượng dùng nhiều số điện thoại khác nhau, hoặc liên lạc qua mạng xã hội. - Dụ dỗ, hứa hẹn tìm những công việc nhẹ, lương cao, lấy chồng nước ngoài để có cuộc sống giàu sang. Các đối tượng yêu cầu nạn nhân cung cấp hình ảnh thông tin, địa chỉ để tổ chức xem mặt chọn vợ. - Giả danh lực lượng chức năng để đe dọa nạn nhân, không hẹn làm việc tại các cơ quan nhà nước mà hướng dẫn gặp riêng bên ngoài. - Công việc, địa điểm làm việc mà các đối tượng dụ dỗ, hứa hẹn đưa nạn nhân đến làm việc thường không có địa chỉ cụ thể… |