Diễn tập thực chiến an ninh mạng năm 2023 nhằm đánh giá kết quả công tác giám sát và ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin PV GAS trong thời gian qua và phối hợp trong giai đoạn tiếp theo giữa PV GAS và Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC, đơn vị trực thuộc Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT).
Cuộc diễn tập thực chiến an ninh mạng năm 2023 của PV GAS diễn ra trong 11 ngày, bắt đầu từ 08 giờ 00 phút ngày 18/12/2023 đến hết 12 giờ 00 ngày 28/12/2023.
Chương trình diễn tập thực chiến được tiến hành song song với diễn tập có kịch bản. Trong đó, đội tấn công (Red Team) là các chuyên gia từ Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC). Đội phòng thủ (Blue Team) là các cán bộ quản lý, kỹ thuật phụ trách về an toàn thông tin, an ninh mạng của Tổng Công ty Khí Việt Nam - CTCP (PV GAS).
Đối tượng diễn tập an toàn thông tin, an ninh mạng thực chiến là các hệ thống thông tin của PV GAS được phép truy cập trực tiếp từ Internet.
Đây là hệ thống thông tin được triển khai nhằm cung cấp các tiện ích cho người dùng là cán bộ công nhân viên (CBCNV), các khách hàng, đối tác, nhà đầu tư,… của PV GAS nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro an ninh nếu hệ thống thông tin không được thiết lập, cấu hình các chính sách bảo mật phù hợp.
Đối với các hệ thống thông tin này, tin tặc luôn tìm cách để đột nhập, đánh cắp thông tin. Điều này đòi hỏi đội ngũ nhân sự an toàn thông tin, an ninh mạng cần có kiến thức chuyên môn và kỹ năng chuyên sâu để phát hiện và đối phó với các mối đe dọa này.
Bằng các kịch bản, bao gồm tác chiến phòng ngừa tấn công lừa đảo qua email (email phishing); phòng thủ tấn công chiếm quyền kiểm soát và phòng ngừa tấn công qua các điểm truy cập mạng Wi-Fi, chương trình diễn tập mang đến cho các học viên nhiều trải nghiệm thực chiến thực tế.
Trong quá trình thực hiện, các chuyên gia từ VNCERT đánh giá tích cực đối với các hệ thống thông tin tại PV GAS, đặc biệt là việc tích hợp xác thực đa yếu tố, Microsoft Multi-Factor Authentication (MFA), đã giúp PV GAS giảm thiểu đáng kể các nguy cơ đến từ Internet.
Các chuyên gia VNCERT cũng đã phát hiện một số lỗ hổng bảo mật đang tồn tại trên hệ thống và thông báo cho PV GAS để xử lý khắc phục kịp thời, cải thiện khả năng phòng thủ của hệ thống thông tin.
Qua chương trình diễn tập thực chiến, cán bộ chuyên trách an toàn thông tin, an ninh mạng, cán bộ Công nghệ thông tin (CNTT) tại PV GAS được trang bị thêm kiến thức, kỹ năng để kịp thời ứng phó, giải quyết các vấn đề mất an toàn thông tin có thể xảy ra trong thời gian tới.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Tổng Giám đốc PV GAS Huỳnh Quang Hải cho biết: PV GAS nhận thức rõ tầm quan trọng của việc đảm bảo an toàn thông tin, an ninh mạng trong quá trình chuyển đổi số tại PV GAS. Ban lãnh đạo PV GAS cũng thường xuyên chỉ đạo các bộ phận chuyên môn, đặc biệt đầu mối là Ban Chuyển đổi số và Công nghệ thông tin để thực hiện các giải pháp nhằm nâng cao khả năng ứng phó về An toàn thông tin, An ninh mạng.
Lãnh đạo PV GAS cũng tin tưởng sự hợp tác hiệu quả của Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp không gian mạng Việt Nam (VNCERT/CC) trong việc hỗ trợ tăng cường năng lực An toàn thông tin, An ninh mạng của PV GAS sẽ tiếp tục đem lại các kết quả thiết thực và hiệu quả hơn nữa trong thời gian sắp tới.
" alt=""/>Tổng công ty Khí Việt Nam diễn tập thực chiến an ninh mạngÔng Lê Nam Trung, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp Công nghệ thông tin và Truyền thông (Bộ TT&TT), cho biết trong thời đại chuyển đổi số, tài sản số đang trở thành một yếu tố quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế số thời gian tới.
Không giống các loại tài sản truyền thống, tài sản số bao gồm nhiều dạng thức như dữ liệu, nội dung số, tiền mã hóa, NFT, hay các phần mềm trí tuệ nhân tạo.
Những loại tài sản này không chỉ định hình cách thức doanh nghiệp vận hành, mà còn thay đổi cách nền kinh tế toàn cầu kết nối và tăng trưởng.
Trên thế giới, nhiều quốc gia đã triển khai những chính sách pháp lý quan trọng về tài sản số. Cụ thể, Hoa Kỳ tập trung vào việc bảo vệ người tiêu dùng, xác định rõ ràng quyền sở hữu tài sản số và các quy định về giao dịch tiền mã hóa thông qua Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch (SEC) và các cơ quan liên quan.
Liên minh châu Âu ban hành Đạo luật Quản lý Tài sản số (MiCA), tập trung vào việc điều chỉnh các loại tài sản mã hóa và hệ thống thanh toán liên quan, đảm bảo tính minh bạch, an toàn, và ổn định tài chính.
Hay Singapore xây dựng môi trường pháp lý linh hoạt và hỗ trợ đổi mới, thông qua các chính sách khuyến khích phát triển công nghệ blockchain, đồng thời tăng cường quản lý rủi ro tài chính.
Theo ông Lê Nam Trung, những kinh nghiệm này cho thấy, một khung pháp lý rõ ràng, đồng bộ và tiên tiến là yếu tố quyết định để phát triển tài sản số, từ đó thúc đẩy nền kinh tế số.
Tuy nhiên, ông Lê Nam Trung cũng cho rằng, tài sản số là một vấn đề mới, phức tạp, hiện trên thế giới cũng chưa có khung pháp lý đầy đủ về vấn đề này.
Dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số bước đầu có quy định một số nội dung cơ bản về tài sản số như định nghĩa, tiêu chí xác định, nguyên tắc quản lý và trách nhiệm của các cơ quan liên quan, đề cập đến trách nhiệm và quyền lợi người tiêu dùng.
Đây là các quy định mang tính khung, các nguyên tắc và giao Chính phủ quy định chi tiết loại hình, tiêu chí, nguyên tắc quản lý tài sản số, quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Các bộ chuyên ngành tiếp tục hướng dẫn chi tiết trong từng lĩnh vực.
Các nội dung trong dự thảo luật về tài sản số được xây dựng theo định hướng đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp, nâng cao chất lượng, bảo đảm tính ổn định của các luật.
“Hiện dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số với các nội dung tiếp thu các ý kiến từ các đại biểu quốc hội, tiếp tục được hoàn thiện và chỉnh sửa, dự kiến sẽ được thông qua vào tháng 5/2025”, ông Lê Nam Trung nói.
Đánh giá về tầm quan trọng của tài sản số, ông Phan Đức Trung, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Blockchain Việt Nam (VBA), cho biết chuyển đổi số tạo ra Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số nhưng lại chưa có quy định về tài sản số.
Trong khi đó, theo Triple-A, năm 2024, Việt Nam có hơn 17 triệu người sở hữu tài sản mã hoá, xếp hạng 7 trên toàn cầu – hơn 85% người làm nghề tự do sở hữu tài sản mã hoá nằm trong top 1 toàn cầu và 34% người làm nghề tự do chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hoá (crypto); số liệu từ Chainalysis cũng cho thấy, đã có hơn 105 tỷ USD dòng vốn từ thị trường blockchain vào Việt Nam năm 2023 – 2024 với lợi nhuận thu về gần 1,2 tỷ USD vào năm 2023.
Chính vì thế, việc dự thảo Luật Công nghiệp Công nghệ số dự kiến được Quốc hội thông qua vào quý 2/2025 sẽ tạo ra hành lang pháp lý bảo vệ quyền lợi người dùng; thúc đẩy kinh tế số; hoà nhập các tiêu chuẩn quốc tế về tài sản số.
Cộng đồng doanh nghiệp sẽ được pháp luật bảo vệ trong các hoạt động giao dịch, đầu tư, thừa kế… với tài sản số; tìm thấy cơ hội trong nền kinh tế số từ các công nghệ AI, IoT, Blockchain… Mở ra cơ hội cho người dùng cá nhân trong đầu tư, giao dịch tài sản số hợp pháp.
Đồng thời, tác động dài hạn của luật đến nền kinh tế số như: Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế số; thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp; cải thiện vị thế quốc tế của Việt Nam; tăng cường quản lý và giảm rủi ro; đổi mới sáng tạo và ứng dụng công nghệ.
Theo ông Phan Đức Trung, với việc tài sản số được quy định trong 6 điều của dự thảo luật Công nghiệp Công nghệ số, tập trung vào việc làm rõ khái niệm, tiêu chí, nguyên tắc và trách nhiệm quản lý nhà nước về tài sản số; trong đó định nghĩa về tài sản số đã bao trùm tài sản mã hoá là một định nghĩa chuẩn, tương đồng với các quy định trong các điều luật của Mỹ và nằm trong các tiêu chuẩn kế toán quốc tế.
Phó Chủ tịch thường trực VBA đánh giá: “Luật Công nghiệp Công nghệ số ra đời mang tính thúc đẩy nhiều hơn là quản lý; Luật tham chiếu đến nhiều lĩnh vực và từ khoá quan trọng như AI, IoT, bán dẫn, nhưng có lẽ tài sản số là từ khoá quan trọng tác động vô cùng lớn tới hệ thống luật pháp Việt Nam sau khi thông qua”.
" alt=""/>Luật Công nghiệp Công nghệ số sẽ mở ra cơ hội giao dịch tài sản số hợp pháp![]() |
Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia da liễu và nghệ sĩ nổi tiếng |
Độ tuổi bị nám, đen sạm da có xu hướng trẻ hóa
Tại hội thảo, các chuyên gia đã cùng bàn luận về vấn đề nám da và nhu cầu làm trắng da của phụ nữ Việt Nam hiện tại. Theo đó, khoảng 80% phụ nữ ở độ tuổi từ 30 - 40 bị nám hoặc đen sạm da. Tuy nhiên, dưới những tác động của môi trường ô nhiễm và áp lực cuộc sống, tỷ lệ này đang gia tăng và có dấu hiệu trẻ hoá.
Nám da, đen sạm lâu năm sẽ trở thành bệnh lý da liễu đem đến những ảnh hưởng tiêu cực về tâm lý, tinh thần cho người mắc, bởi từ trước đến nay làn da trắng hồng vẫn được coi là thước đo vẻ đẹp của phụ nữ Á Đông.
Các khách mời tại hội thảo cũng khẳng định 60% phụ nữ làm trắng da, xóa nám thất bại bởi chưa hiểu đúng cơ chế khoa học của việc làm này.
Từ đó, nhu cầu tìm kiếm các hoạt chất, sản phẩm hỗ trợ làm trắng da hiệu quả thực sự đang rất lớn và vẫn gia tăng không ngừng.
Ứng dụng hoạt chất Cerepron F hỗ trợ làm đẹp da
Trong hội thảo, các chuyên gia còn cập nhật giải pháp mới hiệu quả trong việc hỗ trợ làm sáng da, ngăn ngừa lão hóa đang được yêu thích tại Nhật Bản, đó là hoạt chất Cerepron F.
Theo đánh giá của các chuyên gia, đây là hoạt chất cải thiện làn da hiệu quả với tác dụng tái tạo cấu trúc nền, nuôi dưỡng làn da trắng hồng từ bên trong và bảo vệ da trước các dấu hiệu lão hóa.
![]() |
Tại Việt Nam, thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên sủi sáng da Ceregen là sản phẩm cao cấp chứa hoạt chất Cerepron F, được sản xuất trên dây chuyền công nghệ cao đạt chuẩn GMP của WHO. Sản phẩm có công dụng hỗ trợ tăng cường khả năng chống oxy hóa, hạn chế lão hóa, làm đẹp da.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe viên sủi sáng da Ceregen dưới dạng viên sủi giúp hấp thu dưỡng chất, tiện lợi, phù hợp với nhu cầu làm đẹp của phụ nữ hiện đại.
Để biết thêm thông tin về sản phẩm, tham khảo tại: Công ty Cổ phần Thương mại Neviphar Địa chỉ: Số 27C, ngõ 72 , phố Chính Kinh, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội, Việt Nam Website: Ceregen.com.vn Hotline: 0989.140.226 Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |
(Nguồn: Công ty CP Thương mại Neviphar)
" alt=""/>Hoạt chất từ nấm men giúp cải thiện da lão hóa