Theo Cơ quan Quản lý viễn thông Pakistan (PTA), lệnh cấm được đưa ra sau khi họ nhận được khiếu nại từ nhiều bộ phận người dân khác nhau vì nội dung vô đạo đức và thiếu đứng đắn trên ứng dụng chia sẻ video. TikTok cho biết, thường xuyên liên hệ với PTA và sẽ tiếp tục cộng tác để đi đến kết luận thỏa mãn hai bên, giúp công ty có thể hoạt động trở lại tại đây.
TikTok, công ty của ByteDance, nhanh chóng trở nên phổ biến bằng cách khuyến khích người dùng trẻ đăng video ngắn. Tuy nhiên, một số nước đã lên tiếng lo ngại vì quan hệ của TikTok với Trung Quốc.
Tháng 6, TikTok bị cấm tại Ấn Độ - thị trường lớn nhất tính theo người dùng - vì nguy cơ an ninh quốc gia trong giai đoạn nước này đang tranh chấp biên giới với Trung Quốc. Ngoài ra, TikTok còn có nguy cơ bị chặn tại Mỹ và vài nước khác như Australia. TikTok phủ nhận mối liên quan với Trung Quốc gây rủi ro đến bảo mật và quyền riêng tư người dùng.
Người phát ngôn PTA cho biết TikTok hiện có 20 triệu người dùng hàng tháng tại Pakistan và là ứng dụng được tải nhiều thứ ba sau WhatsApp, Facebook trong 12 tháng qua. Một quan chức PTA tiết lộ với Reuters rằng, cảnh báo cuối cùng được gửi tới TikTok vào tháng 7. PTA liên tục yêu cầu TikTok bổ sung cơ chế chặn nội dung thiếu đứng đắn và vô đạo đức một cách hiệu quả. Tháng trước, năm ứng dụng hẹn hò, bao gồm Tinder và Grindr, cũng bị PTA ban hành lệnh cấm.
Du Lam (Theo Reuters)
Nếu không có gì thay đổi, TikTok sẽ bị cấm giao dịch mua bán ở Mỹ từ ngày 12/11. Dù vậy, ByteDance, công ty sở hữu TikTok đang đàm phán để thành lập công ty mới đủ điều kiện. Vì thế, họ yêu cầu tòa án hoãn lệnh cấm.
" alt=""/>Pakistan chặn TikTok vì nội dung 'vô đạo đức, thiếu đứng đắn'viApp là ứng dụng gọi xe do các lập trình viên Việt Nam xây dựng. Theo thông tin ICTnews có được, đơn vị sở hữu viApp là Công ty cổ phần phát triển ứng dụng Viservice, được thành lập vào tháng 7/2019. Hiện ứng dụng đã được Bộ Công Thương cấp phép hoạt động và có trên cả hai nền tảng iOS, Android sau một thời gian thử nghiệm.
Ứng dụng gọi xe có phạm vi hoạt động ở tất cả các địa phương, cung cấp những mảng dịch vụ quen thuộc hiện nay như ô tô (bao gồm cả taxi, xe hợp đồng, xe tải) và xe máy.
Ngoài cách đặt xe theo lộ trình di chuyển được báo giá trước giống như hầu hết các ứng dụng hiện nay, viApp cung cấp thêm tính năng đặt xe không có điểm đến hoặc cho người dùng chọn phương thức tính cước phí dựa trên đồng hồ điện tử. Tính năng này cho phép các tài xế viApp đón khách như taxi truyền thống và tính tiền dựa trên quãng đường di chuyển thực tế của khách hàng.
Ngay khi ra mắt, viApp bắt tay với ví điện tử Momo cho khách hàng trả tiền qua ví điện tử để có thể tận dụng ngay lượng khách hàng di chuyển không dùng tiền mặt.
Đáng chú ý, viApp công bố sẽ sử dụng bản đồ riêng được phát triển cho ứng dụng. Nhóm phát triển cho hay việc sử dụng bản đồ riêng có thể giúp việc quản lý lộ trình di chuyển trở nên dễ dàng hơn. Đồng thời mang đến độ chính xác cao nhất ở từng điểm đón/trả khách do đội ngũ xây dựng am tường về đường phố địa phương.
![]() |
Một tài xế sử dụng viApp. Ảnh: Viservice |
Chưa rõ kế hoạch hoạt động của ứng dụng này trong tương lai ra sao nhưng ở thời điểm ra mắt, viApp đã tung ra những khuyến mãi rất mạnh tay để thu hút cả tài xế và khách hàng. Ứng dụng giới thiệu các chuyến đi đồng giá 1.000 đồng/chuyến cho khách đi xe máy và 10.000 đồng/chuyến cho khách đi ô tô với quãng đường dưới 5km.
Thị trường gọi xe tại Việt Nam gần như đã định hình và đang nằm trong tay các doanh nghiệp ngoại khi Gojek, Grab chiếm thị phần lớn. Trong vài năm trở lại đây nhiều ứng dụng gọi xe do các doanh nghiệp Việt liên tục ra mắt nhưng chưa thực sự có nhiều hoạt động đáng kể, ngoại trừ ứng dụng be hay Fastgo. Trước viApp, một ứng dụng gọi xe khác ra mắt thị trường là GV Taxi với nhiều hoạt động khá tương đồng.
Đại diện nhóm sáng lập viApp chia sẻ: “viApp không đặt mục tiêu cạnh tranh với bất cứ ứng dụng gọi xe nào nên mọi người đừng so sánh. Đây là sự cố gắng của một số anh em gắn bó với nghề IT và hiểu về thị trường gọi xe để triển khai một nền tảng giúp các tài xế công nghệ có thêm thu nhập".
Duy Vũ
Ngoài giá cước trên số km di chuyển, khách hàng dùng các ứng dụng gọi xe phải trả thêm phí sử dụng nền tảng. Tuy nhiên, không nhiều khách hàng biết đến khoản phí này.
" alt=""/>Ứng dụng gọi xe viApp chính thức ra mắt, tung các chuyến đi đồng giá 1.000 đồng như GojekMusk đã chia sẻ quan điểm của mình về virus nCoV trên một tập của podcast “Sway” trên New York Times. Trong cuộc trò chuyện, phóng viên Kara Swisher đặt câu hỏi cho CEO Tesla về việc ông hay gia đình có tiêm vắc-xin Covid-19 một khi có sẵn hay không. Musk trả lời không vì ông hay con cái không có nguy cơ nhiễm Covid.
Dù vậy, không có bằng chứng cho tuyên bố của Musk. Covid-19 đã giết chết hơn 200.000 người Mỹ ở mọi độ tuổi.
Swisher cũng nhắc lại phản ứng của Musk hồi đầu năm nay khi Mỹ thực hiện lệnh phong tỏa. Musk phản đối việc này vì không phục vụ cho mục đích tốt đẹp. “Về cơ bản, tôi cho rằng điều đúng đắn nên làm là không phong tỏa toàn bộ đất nước mà buộc người có nguy cơ phải cách ly cho đến khi cơn bão đi qua”, Musk đã nói như vậy vào tháng 3 và còn dự đoán số ca nhiễm mới sẽ về không vào cuối tháng 4.
Trước đây, Musk đưa ra nhiều bình luận tương tự, trong đó có cả cuộc phỏng vấn hồi tháng 7 với New York Times. Ông khẳng định một cách sai lầm rằng trẻ em và người trẻ không có nguy cơ nhiễm Covid-19 bất chấp bằng chứng cho thấy người trẻ tuổi bị ốm nặng, thậm chí tử vong vì mắc bệnh. Musk cũng phớt lờ dữ liệu chỉ ra một tỉ lệ lớn người nhiễm virus không có triệu chứng.
Nghiên cứu chứng minh phong tỏa đã góp phần ngăn chặn hàng trăm ngàn ca tử vong vì Covid-19. Ngược lại, trì hoãn phong tỏa có thể dẫn tới hàng chục ngàn người chết mà đáng lẽ tránh được.
Dù vậy, phát ngôn của Musk về việc không tiêm vắc-xin Covid-19 tương đồng với khoảng 1/3 người Mỹ. Khảo sát gần đây của Ipsos MORI phát hiện 33% người được hỏi trả lời sẽ không tiêm vắc-xin vì lo ngại tác dụng phụ, 20% trong số này chống lại việc tiêm chủng nói chung.
Hiện tại, có hàng chục loại vắc-xin đang được nghiên cứu, 32 loại được thử nghiệm trên người. Các nhà hoạch định chính sách đang xác định đối tượng nào được ưu tiên tiêm vắc-xin đầu tiên khi có sẵn. Gần đây, Moncef Slaoui – cố vấn trưởng của Operation Warp Speed, tổ chức thúc đẩy phát triển vắc-xin Covid-19 của chính quyền Trump – cho biết vắc-xin không thể có mặt rộng rãi tại Mỹ cho tới quý II/2021.
Elon Muskđi ngược lại số đông với các tuyên bố gây sốc về Covid-19 ngay từ đầu mùa dịch. Ông gọi nó là “ngu ngốc” và “kinh khủng”, quảng bá việc dùng thuốc chữa sốt rét để điều trị virus, đặt nghi vấn về dữ liệu số ca tử vong Covid-19. Hồi tháng 3, ông gọi lệnh phong tỏa của California là “cầm tù cưỡng ép” và “phát xít”. Khi hạt Alameda tại California, nơi đặt một trong các nhà máy Tesla, từ chối cho phép công ty phục hồi sản xuất, Musk chống lệnh và nói sẵn sàng bị bắt giữ.
Phong tỏa là một trong các biện pháp hiệu quả trong cứu sống và làm chậm tốc độ lây lan của virus. Nghiên cứu cho thấy nhờ phong tỏa, Mỹ đã ngăn chặn được khoảng 60 triệu ca nhiễm từ ngày 3/3 tới 6/4.
Du Lam (Theo BI)
Neuralink vừa có buổi giới thiệu trực tiếp cỗ máy phẫu thuật trong dự án cấy chip lên não người do công ty Neuralink của Elon Musk.
" alt=""/>Gia đình Elon Musk sẽ không tiêm vắc