Chiến lược thể hiện quan điểm an toàn, an ninh mạng là trọng tâm của quá trình chuyển đổi số, trụ cột quan trọng tạo lập niềm tin số để phát triển kinh tế số, xã hội số. Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, nhất là mối quan hệ giữa nhà nước, doanh nghiệp và người dân trong bảo đảm an toàn, an ninh mạng; trong đó cơ quan nhà nước giữ vai trò điều phối, gắn kết, chia sẻ thông tin.
Chuyển đổi căn bản về nhận thức và cách làm để thích ứng một cách chủ động, linh hoạt và giảm thiểu các nguy cơ, đe dọa an toàn, an ninh mạng. Cụ thể là, chuyển từ mô hình bảo vệ phân tán sang mô hình bảo vệ tập trung; từ bị động ứng cứu sự cố sang chủ động dự báo sớm, cảnh báo sớm, phòng ngừa và ứng phó hiệu quả; từ đơn độc bảo vệ, giấu kín thông tin bị tấn công mạng sang chủ động hợp tác, chia sẻ thông tin nhằm chủ động phòng ngừa và hỗ trợ xử lý sự cố, phục hồi hoạt động bình thường của hệ thống thông tin.
Chiến lược cũng nêu rõ quan điểm phát triển đội ngũ chuyên gia và tự chủ về công nghệ, sản phẩm, phổ cập dịch vụ là giải pháp căn cơ để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có năng lực cao về bảo đảm an toàn, an ninh mạng.
Đặc biệt, Chiến lược đã phân định rõ trách nhiệm và sự phối hợp bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia giữa 3 lực lượng Bộ TT&TT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Với tầm nhìn mạnh mẽ là đến năm 2030, Việt Nam trở thành quốc gia tự chủ về an toàn, an ninh mạng để bảo vệ sự thịnh vượng trên không gian mạng, Chiến lược đã đề ra 13 mục tiêu cụ thể đến năm 2025 và 8 mục tiêu cụ thể đến năm 2030.
Theo đó, đến năm 2025, Chiến lược đặt mục tiêu Việt Nam duy trì thứ hạng 25 đến 30 về Chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) theo đánh giá của Liên minh viễn thông quốc tế; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tuân thủ quy định của pháp luật, có đơn vị được giao đầu mối, chịu trách nhiệm và hình thành lực lượng chuyên trách về an toàn, an ninh mạng.
Cũng đến năm 2025, 80% người sử dụng Internet có cơ hội tiếp cận hoạt động nâng cao nhận thức, kỹ năng và công cụ bảo đảm an toàn, an ninh mạng; phát triển từ 3 - 5 sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin trọng điểm, chiếm lĩnh thị trường trong nước và có khả năng cạnh tranh quốc tế; hình thành một trung tâm R&D về an toàn thông tin mạng; doanh thu thị trường an toàn, an ninh mạng hằng năm tăng trưởng 25 - 30%; đảm bảo kinh phí chi cho an toàn, an ninh mạng đạt 10% kinh phí chi cho khoa học công nghệ, chuyển đổi số…
Để thực hiện các mục tiêu, Chiến lược đã đề ra 12 nhiệm vụ, giải pháp cụ thể. Các nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược cũng được xây dựng phù hợp với các chiến lược khác của ngành TT&TT đã được ban hành hoặc đang được xây dựng, tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh để phát triển và bảo đảm an toàn cho hạ tầng số, nền tảng số, dữ liệu số và tạo lập niềm tin số.
Theo Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT, đây cũng là một trong số ít chiến lược mà vai trò, sứ mệnh và trách nhiệm của các doanh nghiệp trong ngành được khắc họa rõ nét, nhắc đến khá nhiều để thúc đẩy phát triển công nghiệp an toàn, an ninh mạng và bảo đảm an toàn, an ninh mạng quốc gia.
Vân Anh
Một chỉ tiêu trong dự án “Xây dựng hệ thống hỗ trợ giám sát, điều hành an toàn, an ninh mạng phục vụ Chính phủ điện tử” là 100% người dân, doanh nghiệp dùng dịch vụ Chính phủ số được hỗ trợ bảo vệ thông tin.
" alt=""/>Thủ tướng phê duyệt Chiến lược an toàn, an ninh mạng quốc giaNgân An
" alt=""/>Trình diễn áo dài Quốc hoa trên đường phố chào mừng SEA Games 31![]() |
Các chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên, chuyên viên chính và tương đương theo hình thức từ xa được thiết kế dưới dạng bài giảng điện tử có nội dung phù hợp với chương trình bồi dưỡng ngạch đã được ban hành.
Học viên có thể lựa chọn theo dõi các chuyên đề từ nguồn học liệu điện tử phong phú được hướng dẫn bởi các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ và các giảng viên có kinh nghiệm thực tiễn về quản lý nhà nước.
![]() |
Với việc bồi dưỡng ngạch chuyên viên theo hình thức từ xa, Học viện Hành chính Quốc gia đã triển khai trên 30 khóa học với hơn 1.000 học viên từ các bộ, ngành và địa phương trên phạm vi toàn quốc.
Chương trình bao gồm 16 chuyên đề giảng dạy và 2 chuyên đề báo cáo được chia thành 4 phần chính: Phần 1 - Kiến thức chung, gồm 8 chuyên đề giảng dạy và 1 chuyên đề báo cáo; Phần 2 - Kiến thức quản lý nhà nước đối với ngành và lãnh thổ, gồm 1 chuyên đề giảng dạy, 1 chuyên đề báo cáo; Phần 3 - Các kỹ năng, gồm 7 chuyên đề; Phần 4 - Nghiên cứu, viết tiểu luận tình huống quản lý.
![]() |
Thông qua chương trình này, lãnh đạo Học viện Hành chính Quốc gia và Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Thông tin - Thư viện, đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện bồi dưỡng từ xa mong muốn mở rộng các chương trình bồi dưỡng theo hình thức từ xa trên cơ sở áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ, tạo ra cơ hội học tập tại chỗ cũng như lựa chọn lộ trình tương thích, giúp người học có thể tiếp cận được những kiến thức, kỹ năng cập nhật về quản lý nhà nước với chi phí hợp lý, thời gian phù hợp.
Chi tiết xem thêm chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên ban hành kèm theo Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính ban hành kèm theo Quyết định số 2641/QĐ-BNV ngày 14/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Thông tin chi tiết truy cập cổng thông tin điện tử của Học viện Hành chính Quốc gia: www1.napa.vn hoặc liên hệ với Phòng đào tạo trực tuyến, Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học và Thông tin - Thư viện: Điện thoại: 024 3773 3407; 024 3834 3482 E-mail: [email protected] (chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên) [email protected] (chương trình bồi dưỡng ngạch chuyên viên chính) |
(Nguồn: Học viện Hành chính Quốc gia)
" alt=""/>Học viện Hành chính Quốc gia bồi dưỡng ngạch chuyên viên từ xa