Chuyển đổi số hiện trở nên quan trọng hơn bao giờ hết vì chúng ta đang sống trong cuộc cách mạng công nghệ lần thứ 4, khi ranh giới giữa các thế giới vật lý, kỹ thuật số và sinh học đang ngày càng mờ nhạt.
Trong bài phỏng vấn dưới đây, Tony Saldanha giải thích chi tiết tại sao chuyển đổi số thường thất bại và tại sao đó là vấn đề hàng đầu đối với doanh nghiệp.
![]() |
Cựu Phó Chủ tịch P&G Tony Saldanha đã có những chia sẻ trong bài phỏng vấn vào tháng 8/2019, trong đó lý do lớn nhất đến từ việc thiếu kỷ cương, chứ không phải do yếu tố công nghệ. |
Đột phá số, Chuyển đổi số, Trí tuệ nhân tạo ... hiện đang trở thành 1 lĩnh vực phức tạp, 1 chiêu tiếp thị đầy những khái niệm công nghệ khó hiểu và các thuật ngữ thời thượng. Đó chính là vấn đề, vì chúng ta cần các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như mọi cá nhân bình thường phải coi trọng việc này. Nếu 40% các doanh nghiệp trong danh sách S&P500 có thể bị xóa sổ trong 10 năm tới, và nếu 40-45% số công ăn việc làm (lao động bàn giấy và chân tay) sẽ bị robot thay thế trong vòng 20 năm tới, thì chắc chắn đây là 1 vấn đề rất cấp thiết. Tôi cố gắng trình bày chủ đề này dưới hình thức 1 danh sách checklist (danh mục) đơn giản nhằm cải thiện tỷ lệ thất bại 70% của chuyển đổi số. Tôi định nghĩa chuyển đổi số là việc chuyển đổi các kỹ năng, năng lực và mô hình kinh doanh, đang được sử dụng trong thời đại cách mạng công nghiệp thứ 3 hiện nay, sang thời đại cách mạng thứ 4 đang tới. Và tôi cung cấp cho bạn đọc các bước đơn giản để hoàn thành việc chuyển đổi này. Công việc của tôi liên quan tới việc dẫn dắt và chuyển đổi các doanh nghiệp hàng tỷ USD tại nhiều nơi trên thế giới trước đây đã mang lại cho tôi những insights (cái nhìn) và dữ liệu mới, đồng thời được tôi sử dụng cho cuốn sách này. Sự thật quan trọng nhất là 70% chuyển đổi số thất bại là do các lãnh đạo doanh nghiệp đã không hiểu rõ hoặc không có kỷ cương khi dẫn dắt sự thay đổi này.
Công đoạn 1 hay còn gọi là Nền tảng của chuyển đổi số (Foundation) liên quan tới khâu tự động hóa các hoạt động của doanh nghiệp. Vì vậy, nó có thể bao gồm các ví dụ sau đây: xử lý đơn hàng của khách hàng bằng hệ thống SAP hoặc Salesforce thay cho sử dụng Excel như trước.
Công đoạn 2 hay còn gọi là Tách lập (Siled) là lúc 1 số lãnh đạo của doanh nghiệp bắt đầu nhận thức được tiềm năng đột phá của chuyển đổi số nên đứng ra bảo lãnh (sponsor) cho các nỗ lực này. Ví dụ, giám đốc tiếp thị thấy được tiềm năng của việc sử dụng Online để bán hàng chẳng hạn.
Công đoạn 3, Đồng bộ Bán phần (Partially Synchronised), là giai đoạn lãnh đạo doanh nghiệp nhìn thấy nhu cầu cần phải có 1 chiến lược tổng thể đơn nhất cho chuyển đổi số. Đó là điều Jeff Immelt thực hiện với GE cách đây vài năm khi ông tuyên bố GE sẽ trở thành doanh nghiệp số.
Công đoạn 4 - Đồng bộ Toàn phần (Fully Synchronised) là lúc doanh nghiệp đã chuyển đổi toàn bộ sang 1 mô hình kinh doanh số mới. GE đã không hoàn thiện được bước này và đã phải trả giá bằng việc cổ phiếu bị hạ giá.
" alt=""/>Cựu Phó Chủ tịch P&G: 'Thiếu kỷ cương là nguyên nhân chính khiến 70% nỗ lực chuyển đổi số thất bại'Đáng nói là các nhà phân tích đã loại Cortana của Microsoft ra khỏi bài kiểm tra năm nay - không đáng ngạc nhiên lắm khi AI chỉ đứng ở vị trí thứ tư này đã biến mất khỏi các sản phẩm của Microsoft và thiết bị của bên thứ ba thời gian gần đây. Trong bài kiểm tra năm ngoái, Cortana chỉ trả lời đúng 52,4% số câu hỏi, con số này không được đánh giá cao vì chỉ được coi là may mắn trả lời đúng.
" alt=""/>Google Assistant đứng đầu bài kiểm tra IQ cho trợ lý ảo, vượt qua Siri và Alexa