Vừa qua, tôi xin đi làm lại tại một công ty tư nhân với vị trí nhân viên kinh doanh. Mức lương cứng 5 triệu đồng/tháng, ngoài ra tôi có thêm 2 triệu tiền phụ cấp ăn trưa, xăng xe…Tôi cũng sẽ có hoa hồng nếu như bán được hàng.
Mặc dù mức lương không cao nhưng vì thất nghiệp nhiều tháng, cuộc sống khó khăn nên tôi đồng ý làm.
Thời gian thử việc 2 tháng, tôi cố gắng tìm kiếm khách hàng để bán máy. Nhưng các loại máy công ty tôi bán đều có giá trị lớn nên việc bán được sản phẩm rất khó khăn.
Tôi kể khá dài về công việc và thu nhập của mình bởi nó là nguồn cơn dẫn đến việc tôi muốn chia sẻ với mọi người dưới đây.
Qua người đồng nghiệp mai mối, tôi quen được một cô gái. Em cũng là người tỉnh lẻ lên Hà Nội học và làm việc nên tôi hi vọng em sẽ hiểu và đồng cảm với tôi.
Phải nói chuyện rất nhiều và kiên trì, tôi mới có được cái hẹn từ em. Buổi hẹn đầu tiên, tôi đưa em đi ăn tối, sau đó chúng tôi đi uống cà phê.
Trong cuộc trò chuyện, cả hai đều tỏ ra khá hợp nhau. Em đang là nhân viên văn phòng. Ngoài công việc hành chính, em vừa đi học và cũng làm thêm nhiều công việc khác nhau. Tôi đánh giá em là người nhanh nhẹn, năng động.
Khi trò chuyện thân mật hơn, em đột ngột hỏi tôi về thu nhập. Tôi chia sẻ thật với em về mức lương 5 triệu và khoản phụ cấp. Tôi cũng rất tự tin chia sẻ: “Giờ anh chưa có hoa hồng nhưng thời gian tới, anh chắc chắn mình sẽ kiếm được thêm”.
Không ngờ, sau khi tôi chia sẻ, thái độ của em đổi khác. Em nói vu vơ về cuộc sống ở Hà Nội đắt đỏ và dân tỉnh lẻ như tôi và em phải cố gắng, nỗ lực rất nhiều mới có thể trụ nổi ở đây.
Sau đó, em xin về sớm để chuẩn bị bài vở. Những hôm sau, tôi gọi điện, nhắn tin em đều rất hững hờ.
Vì có cảm tình với em nên khi em phản ứng như vậy, tôi rất buồn. Tôi đánh bạo hỏi lý do và xem giữa chúng tôi có cơ hội nào không thì em trả lời: “Quan điểm sống và mục tiêu của chúng ta không hợp nhau”.
Em lấy lý do bận học, bận làm để từ chối hẹn hò với tôi. Tôi buồn lắm, hỏi người đồng nghiệp thì mới biết em chê tôi. Em bảo, mức thu nhập của tôi quá thấp. Với mức lương ấy, tôi khó có thể lo cho bản thân, nói gì đến việc mua nhà, mua xe và nuôi con sau này.
Không muốn bỏ cuộc, tôi cố thuyết phục em hẹn hò nhưng đáp lại vẫn là sự im lặng. Tôi thật không ngờ, người con gái có học thức và hiểu biết như em lại quá thực dụng như vậy.
Các cô gái ngày nay khi hẹn hò đều chú ý đến vật chất như vậy ư? Không lẽ những chàng trai trẻ, chưa có mức thu nhập cao như chúng tôi lại không có cơ hội trong tình yêu?
Nghe mẹ chồng nói, chị uất ức vô cùng. Chồng chị vừa mất, nay nhà chồng lại đối xử phũ phàng với mẹ con chị như vậy.
" alt=""/>Lương 5 triệu đồng, tôi bị bạn gái từ chối hẹn hòỞ cấp độ càng cao, càng ít công ty có thể tham gia sâu, chẳng hạn như bán dẫn đang là lĩnh vực “độc quyền nhất”.
Nvidia, công ty sản xuất chip AI của Mỹ, đang là doanh nghiệp bán dẫn có vốn hoá và doanh thu lớn nhất thế giới. Theo IoT Analytics có trụ sở tại Đức, Nvidia sở hữu 92% thị phần GPU trung tâm dữ liệu, trong khi đối thủ của họ là AMD chỉ chiếm khoảng 3%.
Sức mạnh của Nvidia không chỉ nằm ở hiệu suất bán dẫn mà còn ở phần mềm. CUDA, nền tảng phát triển của nó ra mắt năm 2006, từ lâu đã được sử dụng cho AI và hiện được hơn 4 triệu nhà phát triển sử dụng.
Các công ty Mỹ cũng là những người chịu chi nhất trong cuộc đua mua sắm GPU. Chẳng hạn như Meta, công ty mẹ của Facebook, đang "xây dựng cơ sở hạ tầng cực kỳ lớn" bao gồm 350.000 card đồ họa GPU H100 sẽ được Nvidia phân phối vào cuối năm nay.
Để so sánh, đơn đặt hàng được coi là lớn của một công ty Nhật Bản cũng chỉ khoảng hàng trăm hoặc hàng ngàn GPU.
Về cơ sở hạ tầng đám mây, Mỹ cũng là quốc gia dẫn đầu. Amazon, Microsoft và Google kiểm soát 2/3 thị trường toàn cầu, cộng thêm IBM và Oracle nâng tổng số lên trên 70%.
Các công ty công nghệ Mỹ nắm giữ hơn 80% thị phần trong các mô hình ngôn ngữ lớn cũng như các công nghệ và dịch vụ khác làm nền tảng cho AI. ChatGPT chiếm 72% thị phần cơ sở người dùng đối với công cụ tạo văn bản cơ bản, trong khi đó ở công cụ tạo hình ảnh AI, Midjourney chiếm 53% thị phần.
Chìa khoá nâng cao năng suất và tăng trường
Theo ước tính của McKinsey, AI có thể tạo ra từ 2,6 nghìn tỷ USD đến 4,4 nghìn tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu mỗi năm. Để minh họa quy mô, McKinsey so sánh con số này với tổng sản phẩm quốc nội của Vương quốc Anh, chỉ hơn 3 nghìn tỷ USD.
Sự “thống trị” của Mỹ với lĩnh vực AI tổng hợp dẫn đến xu hướng một số nước tìm cách ngăn chặn sức mạnh thị trường của Washington. Trung Quốc là một trong những quốc gia dẫn đầu nỗ lực đó.
Ngoại trưởng Trung Quốc cho biết nước này sẽ đưa ra dự thảo nghị quyết về “tăng cường hợp tác quốc tế trong xây dựng năng lực AI” trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào “thời điểm thích hợp”, nhằm "khuyến khích chia sẻ công nghệ giữa các bên, thu hẹp khoảng cách về AI và không để ai bị bỏ lại phía sau”.
Các công ty Nhật Bản đang triển khai công nghệ AI, nhưng phần lớn đến từ các nhà cung cấp Mỹ. Dù hai nước là đồng minh nhưng mức độ phụ thuộc đó vẫn tiềm ẩn những hệ lụy về an ninh, đồng thời cũng tiềm ẩn những rủi ro nếu thông số kỹ thuật thay đổi đột ngột.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, một phiên (session) sử dụng ChatGPT tiêu thụ lượng điện nhiều gấp 10 lần so với một truy vấn thông thường trên Google.
Trước vấn đề đó, NTT và NEC của Nhật Bản đã tham gia riêng vào cuộc đua cung cấp các mô hình ngôn ngữ lớn tiết kiệm năng lượng. Các cựu nhà nghiên cứu AI của Google đã thành lập công ty khởi nghiệp Sakana AI ở Tokyo để tìm cách phát triển AI một cách phù hợp.