Ông dẫn ví dụ về chuyến lưu diễn của nhóm nhạc Hàn Quốc BlackPink ở Việt Nam chỉ có 2 đêm đã tổng thu hơn 13 triệu USD. Trong chiến lược phát triển công nghiệp văn hóa được phê duyệt năm 2016 đề ra mục tiêu năm 2020 đạt tổng doanh thu nghệ thuật biểu diễn là 16 triệu USD, năm 2030 phấn đấu đạt 31 triệu USD.
"Như vậy, chỉ hai đêm diễn của Black Pink đã được non nửa con số chúng ta phấn đấu của tổng thu của nghệ thuật biểu diễn năm 2030, đó là điều rất đáng suy nghĩ. Họ thu ở trên đất nước chúng ta, của người Việt Nam chúng ta, trên SVĐ Mỹ Đình của chúng ta", ĐB trăn trở.
Ông Nghĩa cho biết khi vào TP.HCM làm việc, lãnh đạo Sở VHTT&DL nói do sân vận động tại đây không đủ tiêu chuẩn, nếu không BlackPink đã diễn thêm 2 đêm nữa. "Vậy chỉ cần 4 đêm diễn, doanh thu của họ đã bằng chúng ta phấn đấu đến năm 2030", ông nói.
Từ những con số nêu trên, ĐB Đỗ Chí Nghĩa nhận định dư địa phát triển nghệ thuật biểu diễn tại Việt Nam là rất lớn nhưng còn nhiều vấn đề.
Ông nêu thực trạng các nhà hát thì không có diễn viên, diễn viên không có nhà hát. Có nhà hát, trung tâm biểu diễn nghệ thuật quản lý đến 5 địa điểm "đất vàng, đất kim cương" của thành phố nhưng chỉ vận hành 1 địa điểm, 4 địa điểm còn lại hoặc là để hoang hoặc cho thuê và tốn tiền bảo vệ, tiền điện nước.
Ngược lại, phần lớn các đoàn nghệ thuật không có nhà hát riêng để biểu diễn, muốn biểu diễn phải đi thuê, rất khó khăn.
Hay như câu chuyện về nhân lực, có những nghệ sĩ đã thành nghề 10 năm nhưng vẫn phải bỏ, phải thôi vì không được biên chế.
"Có diễn viên nói vui rằng, bây giờ đóng vai thanh niên xung phong thì phải 18-20 tuổi nhưng toàn diễn viên 40-50 tuổi. Béo khỏe, vui vẻ mà vào vai bộ đội, thanh niên xung phong gian khổ vất vả cho cả người diễn và người xem", ông Nghĩa nói. Ông đề nghị phải tạo dư địa cho các nghệ sĩ sáng tạo, để có tác phẩm xứng tầm.
Ông cho biết khi đi khảo sát ở các trường nghệ thuật, ngành nghệ thuật truyền thống rất ít người đăng ký vào học.
ĐB Đỗ Chí Nghĩa chia sẻ: "Chúng ta đã có những Lưu Quang Vũ với 40 vở kịch cùng những đêm diễn đỏ đèn". Do vậy, chúng ta hy vọng với sự phát triển của công nghiệp văn hoá, với các chính sách thiết thực sẽ có những tác phẩm văn hoá văn nghệ, tác phẩm văn chương xứng tầm, mang hơi thở thời đại, nhất là trong bối cảnh cuộc đấu tranh chống tiêu cực tham nhũng hiện nay, hơi thở đời sống rất nhiều, những số phận rất nhiều, những câu chuyện rất nhiều.
Chúng ta chờ đợi những tác phẩm mang hơi thở đời sống, càng thật thì càng sống lâu với thời gian, càng thật thì càng được đón nhận một cách sâu sắc", ông Nghĩa nói.
Ông cũng nêu văn hoá là nguồn lực nội sinh để phát triển, trọng tâm của phát triển văn hoá là phát triển con người, tránh tâm lý văn hoá là giải trí mà đã là con người thì phải đề cao văn hoá công vụ, đạo đức công vụ. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều người dân phàn nàn về các thủ tục công vụ, một số cán bộ hiện nay đang cố gắng làm những quy định cũ kỹ trở nên cũ kỹ hơn nhằm mục đích cá nhân.
"Tôi rất thấm thía lời Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rằng môi trường văn hóa vẫn bị ô nhiễm bởi các tệ nạn xã hội, tham nhũng, tiêu cực và phải kiên quyết đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực để Đảng ta, hệ thống chính trị nước ta thật sự là đạo đức, là văn minh, tiêu biểu cho lương tri, phẩm giá con người Việt Nam. Tôi nghĩ cốt cách văn hóa Việt Nam ở những chiều sâu như vậy", ĐB Nghĩa nhấn mạnh.
Một công ty công nghệ thông tin ở Mỹ đã thực hiện khảo sát 1.200 người trưởng thành cho thấy 89% người nói rằng cuộc sống của họ hưởng lợi từ việc chia sẻ vị trí bằng điện thoại thông minh.
Tuy nhiên, với Emmie đến từ Maryland (Mỹ) cô không đồng ý. Cô từng kiểm tra điện thoại để biết vị trí của bạn trai và ngay lập tức hối hận.
Cô cho biết hôm ấy, bạn trai tan làm đã lâu nhưng chưa trở về nhà nên cô khá lo lắng. Cô lấy điện thoại để kiểm tra vị trí của anh.
"Ngày hôm đó, tôi kiểm tra vị trí vì tôi không nhận được tin nhắn của anh trong nhiều giờ sau khi tan làm. Điều này thật bất thường", cô chia sẻ.
Cô rất ngạc nhiên khi biết anh đang ở một cửa hàng trang sức. Cô đoán anh đang mua nhẫn cầu hôn. "Chúng tôi đã từng nói về nhẫn cầu hôn. Tôi biết anh đã bắt đầu để ý đến những chiếc nhẫn. Nhưng sau hôm đó, tôi không nói đã nhìn thấy vị trí của anh. Tôi không muốn làm giảm đi sự phấn khích của anh", cô chia sẻ.
Đúng 2 tháng sau ngày hôm đó, anh đã quỳ xuống và trao nhẫn cầu hôn cho cô. Emmie và bạn trai yêu nhau hơn 6 năm. Vì lý do an toàn, họ đồng ý để cho đối phương biết vị trí của nhau. Nhưng ngày hôm đó, lần đầu tiên cô cảm thấy hối hận khi kiểm tra vị trí của bạn trai, theo Newsweek.
Chiếc nhẫn là điều bất ngờ anh muốn dành tặng cho cô. Đáng lẽ ra đó sẽ là món quà đặc biệt khiến cô ngạc nhiên đến thót tim. Nhưng với Emmie, cô đã biết trước sự việc.
Câu chuyện của Emmie như một lời nhắc nhở nhẹ nhàng rằng mặc dù công nghệ mang lại vô số lợi ích nhưng đôi khi một chút bí ẩn, bất ngờ sẽ mang tác dụng dài lâu. Emmie chia sẻ câu chuyện trên TikTok và nhanh thu hút hơn 6,5 triệu người xem.