Thầy Dương Tấn Sĩ - Hiệu trưởng Trường THPT Chu Văn An cho biết, bất ngờ khi biết trường có một học sinh đạt điểm 10 môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT năm nay. Thầy Sĩ nói, Như là học sinh giỏi, tích cực tham gia các hoạt động Đoàn của trường.
Chia sẻ với PV VietNamNet, thầy Nguyễn Thanh Tạo (giáo viên chủ nhiệm lớp 12A1), cho biết, Hồng Như vốn là học sinh giỏi 12 năm liền; có tính tự học rất cao. Trong năm học 2023-2024 vừa qua, em được chọn vào đội tuyển thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Tiếng Anh và đạt giải 3.
“Trong 3 năm THPT, Hồng Như luôn đứng nhất lớp. Lớp 12A1 vốn là lớp Khoa học Tự nhiên, nhưng em Như có tố chất học Văn rất tốt. Khi biết tin, em Như là một trong hai thí sinh đạt điểm 10 môn Văn trong kỳ thi THPT năm nay, tôi rất vui, hạnh phúc. Đây là niềm vui của Trường THPT Chu Văn An nói riêng và của tỉnh Đồng Tháp nói chung”, thầy Nguyễn Thanh Tạo bày tỏ.
Thầy giáo chủ nhiệm nói thêm, đã liên lạc với Hồng Như qua Zalo, qua đó em gửi lời cảm ơn thầy cô đã hướng dẫn, giúp đỡ mình ôn tập trong thời gian qua để đạt được kết quả tốt trong kỳ thi năm nay.
Bà Nguyễn Thị Chiến, bà ngoại của Hồng Như cũng chia sẻ, Như là con lớn trong gia đình có 2 chị em gái. Ba mẹ Như đi bán quần áo để tích góp tiền lo cho hai con ăn học.
“Gia đình của con gái tôi cũng gặp khó khăn, nhưng hai vợ chồng ráng làm ăn kiếm tiền cho các con ăn học đàng hoàng. Sáng nay, mẹ của Như gọi điện về nói với tôi “Như đạt điểm 10 môn Ngữ Văn”, nghe vậy tôi mừng lắm.
Còn Như khi hay tin mình đạt điểm 10 môn Văn, con bé bật khóc vì mừng, sung sướng”, bà chia sẻ và nói thêm, Như học rất giỏi, có hôm học đến quên ăn cơm.
Nhấn mạnh sứ mệnh lớn của 3 doanh nghiệp viễn thông chính của nước nhà, người đứng đầu ngành TT&TT chỉ rõ: Chuyển đổi số là con đường chính để Việt Nam phát triển. Đảng đã xác định chuyển đổi số là động lực chính phát triển đất nước, và hạ tầng số là một hạ tầng chiến lược, đứng ngang với hạ tầng giao thông, điện.
Ba doanh nghiệp viễn thông lớn không phát triển thì ngành TT&TT sẽ không phát triển được, và nếu thế đất nước sẽ khó hoàn thành 2 mục tiêu trăm năm. Với nhận thức này, từ giữa tháng 9 đến nay, Bộ TT&TT đã lần lượt làm việc với các lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của VNPT, MobiFone, Viettel để gợi mở đường hướng, cách tiếp cận cũng như đồng hành, hỗ trợ tháo gỡ vướng mắc cho các doanh nghiệp.
Với Viettel, theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, sau 3 chu kỳ 10 năm luôn dẫn đầu ở các lĩnh vực xây dựng, viễn thông và công nghiệp, thế hệ lãnh đạo ‘gánh vác’ trọng trách ở chặng đường thứ tư - 10 năm của công nghệ, cần tập trung làm tốt sứ mệnh dẫn dắt, sứ mệnh quốc gia để góp phần xây dựng ngành, đất nước. Đây là cơ hội rất lớn để Viettel vươn lên tầm phát triển mới. “Mục tiêu của thế hệ lãnh đạo hiện nay là phải vượt lên trên thế hệ đi trước”, Bộ trưởng nêu yêu cầu.
Chia sẻ nhận thức mới từ chuyến công tác Phần Lan là có thể ‘biến nước giàu thành sân sau của mình’, người đứng đầu ngành TT&TT đề nghị lãnh đạo, cán bộ chủ chốt của Viettel thay đổi suy nghĩ, cách làm. Đó là, đi tìm bài toán khó, bài toán lớn và giải chúng bằng sức mạnh toàn cầu, thông qua hợp tác với các nước phát triển.
Từ phân tích những quan điểm lớn trong bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm dịp kỷ niệm 79 năm Ngày Quốc khánh 2/9 và Nghị quyết về chuyển đổi số sắp được Bộ Chính trị xem xét ban hành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã soi chiếu, ánh xạ vào việc của Viettel để định hướng, vạch ra hàng loạt yêu cầu với hoạt động của tập đoàn trong giai đoạn tới.
Đó là, các mục tiêu của Viettel ít nhất phải cùng nhịp với đất nước, cụ thể tập đoàn nên đặt mục tiêu vào top 30, 40 các doanh nghiệp công nghệ số toàn cầu; Viettel cần tăng gấp đôi tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển hạ tầng số, cho nghiên cứu công nghệ số; tỷ lệ cán bộ về chuyển đổi số, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cần chiếm 50% với các đơn vị công nghệ và 30% với những đơn vị không công nghệ.
Bên cạnh lưu ý Ban lãnh đạo Viettel nên xem xét đánh giá, thăng chức, khen thưởng với người đứng đầu những đơn vị của tập đoàn đi đầu về chuyển đổi số, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng cho rằng lãnh đạo tập đoàn và các cục, vụ của Bộ đều cần học theo gương của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, người đã trực tiếp chỉ đạo triển khai một đề án chuyển đổi số - Đề án 06 khi ở cương vị người đứng đầu ngành Công an.
Song song đó, Viettel cũng được yêu cầu phải chuyển đổi số nội bộ mình trước, dùng công nghệ số trong mọi hoạt động của tập đoàn, đi đầu về ứng dụng AI; thay đổi các cơ chế hoạt động nội bộ như lương, phân cấp ủy quyền, đánh giá cán bộ, giám sát... để giải phóng nguồn lực, từ đó tạo ra sự phát triển lớn.
Đổi mới cơ cấu doanh thu và lợi nhuận, đẩy tỷ trọng nguồn thu từ viễn thông xuống dưới 30% để đảm bảo sự phát triển bền vững; làm chủ các công nghệ lõi như 5G, chip bán dẫn, AI, Cloud. “Viettel đứng đầu thì phải đặt mục tiêu làm chủ các công nghệ đó. Nếu không đặt mục tiêu cao, bộ máy sẽ ỳ ạch”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc nhở.
Chuyển mạnh sang không gian phát triển mới
Tại buổi làm việc, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Viettel Tào Đức Thắng đã báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 9 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ quý 4 năm 2024 của tập đoàn; đồng thời nêu các kiến nghị với Bộ TT&TT, như: Sớm tổ chức đấu giá quyền sử dụng tần số vô tuyến điện với băng tần 700MHz để doanh nghiệp tiếp tục phủ sóng tới vùng sâu vùng xa, tham mưu Chính phủ có chiến lược triển khai dịch vụ Internet vệ tinh tầm thấp tại Việt Nam, tháo gỡ khó khăn trong lắp đặt trạm BTS mới gần khu dân cư vì bị người dân phản ứng khiếu kiện, tư vấn cách giải quyết vướng mắc trong đầu tư tuyến cáp quang biển do Việt Nam làm chủ...
Những kiến nghị trên cùng những băn khoăn của lãnh đạo, cán bộ chủ chốt Viettel đã được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giải đáp và giao các cục, vụ hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ. Đơn cử như, 2 cục Viễn thông, Tần số vô tuyến điện được chỉ đạo theo sát, đẩy nhanh các việc để đầu tháng 1/2025 có thể đấu giá được tần số thấp 700MHz.
Về khó khăn trong lắp đặt trạm BTS, Bộ TT&TT sẽ đề nghị lực lượng công an hỗ trợ phát triển hạ tầng; trước mắt Bộ sẽ làm việc với Hà Nội để bàn cách tháo gỡ với 200 vị trí trên địa bàn thành phố bị khiếu kiện nặng, không thể lắp trạm.
Trước băn khoăn từng đơn vị của Viettel đã có sứ mệnh, thì có cần đặt sứ mệnh chung toàn tập đoàn không, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lý giải: Một tập đoàn lớn phải có cái chung và cả những cái riêng. Viettel giờ đa ngành, đa nghề nên sứ mệnh phải khái quát hơn, ví dụ như công nghệ vì con người, sau đó xuống dưới từng lĩnh vực, mỗi đơn vị có sứ mệnh riêng; song làm gì, cũng phải dựa vào công nghệ, công nghệ phải xuất sắc, tiên tiến và công nghệ phải phục vụ con người, tạo ra sự phát triển.
Ghi nhận và đánh giá cao kết quả cùng những đóng góp của Viettel cho ngành, song lãnh đạo Bộ TT&TT và người đứng đầu các cục, vụ của Bộ đều kỳ vọng tập đoàn ý thức rõ vai trò của doanh nghiệp đi đầu dẫn dắt, từ đó đặt các mục tiêu cao hơn và xung phong nhận các bài toán lớn của quốc gia.
Chỉ rõ Viettel cần nhìn xa hơn vì là doanh nghiệp giữ vai trò dẫn dắt, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng mong rằng tập đoàn này mạnh dạn đầu tư phủ sóng 5G như từng làm rất mạnh với mạng 4G giai đoạn trước, qua đó thúc đẩy các nhà mạng khác phát triển hạ tầng quan trọng này phục vụ chuyển đổi số đất nước.
Ba Thứ trưởng Phan Tâm, Phạm Đức Long, Bùi Hoàng Phương cùng lãnh đạo các đơn vị của Bộ TT&TT đều mong rằng Viettel thời gian tới tập trung làm những việc mang tính chiến lược, lớn, tầm quốc gia như: Tập trung cao độ, đặt mục tiêu cao và có giải pháp xuất sắc hơn để chuyển dịch mạnh sang không gian phát triển mới, không gian số, chuyển đổi số;
Quan tâm xây dựng đề án đầu tư một nhà máy sản xuất chip bán dẫn quy mô nhỏ, công nghệ cao phục vụ yêu cầu nghiên cứu sản xuất chip bán dẫn; tham gia phổ cập chữ ký số cá nhân bằng việc cung cấp chữ ký số cho tất cả thuê bao của mình; đầu tư phát triển nền tảng sản xuất công nghiệp thông minh; nhận giải các bài toán lớn của đất nước như đề án về bác sĩ AI...
Cho rằng đã đến lúc Viettel vượt lên một tầm mới, người đứng đầu ngành TT&TT phân tích: Thay vì cạnh tranh với các doanh nghiệp khác, tập đoàn cần phát triển các nền tảng để đơn vị khác ‘đứng trên lưng mình’, làm những việc vừa dẫn dắt đất nước, vừa có nhiều doanh thu, đồng thời đảm bảo phát triển bền vững.
“Bộ TT&TT luôn coi các doanh nghiệp trong ngành là người trong nhà, chung một khối CNTT-TT, và lúc nào cũng mong muốn các doanh nghiệp phát triển. Các doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của Bộ, vì thế doanh nghiệp càng làm Bộ bận rộn bao nhiêu thì Bộ sẽ càng phát triển”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.
Các cư dân được phép di chuyển không giới hạn trong khu vực sinh sống của mình, nhưng để lái xe qua hệ thống “bộ lọc” đến các khu dân cư khác, họ phải xin giấy phép. Ngay cả khi đó, họ chỉ được cấp quyền đến các khu vực khác trung bình 2 ngày mỗi tuần. Những người vượt quá sự phân bổ đi lại này sẽ bị phạt.
Đài RT đưa tin, chính sách trên đang gây xôn xao dư luận và bị các nhà hoạt động xã hội lên án là bước đầu tiên hướng tới việc “phong tỏa vì khí hậu”.
Hàng nghìn cư dân cũng bày tỏ lo ngại về hệ thống bộ lọc giao thông, vốn từng bị bác bỏ dưới một cái tên khác. Khoảng 1.800 người đã ký vào một bản kiến nghị phản đối chính sách vì lo nó sẽ làm gia tăng sự tắc nghẽn.
Tuy nhiên, Zuhura Plummer, Giám đốc chiến dịch “Các khu phố Oxfordshire đáng sống” tuyên bố, sáng kiến này sẽ “cứu sống các sinh mạng và làm cho thành phố của chúng ta dễ chịu hơn bây giờ và vì các thế hệ tương lai”. Bà Plummer trích dẫn một phân tích dự báo, sau khi triển khai chính sách mới, lưu lượng giao thông sẽ giảm hơn 35%, số trường hợp thương vong vì tai nạn giao thông cũng giảm 9%, trong khi thời gian di chuyển của xe buýt sẽ nhanh hơn 15% và ô nhiễm không khí giảm tới 91%.
Thành phố cũng sẽ được hưởng lợi về mặt tài chính, vì bất kỳ tài xế nào bị bắt quả tang đi qua hệ thống bộ lọc mà không được cấp quyền miễn trừ hoặc có giấy phép sẽ bị phạt 70 Bảng (hơn 85 USD) cho mỗi lần vi phạm. Các nhà quy hoạch kỳ vọng thành phố có thể kiếm được tới 1,1 triệu Bảng mỗi năm từ tiền phạt.