Công ty cho biết đã bắt đầu nhận đơn đặt hàng trước và sản phẩm sẽ chính thức lên kệ vào ngày 27/2 - cũng là thời điểm diễn ra sự kiện MWC hằng năm, được tổ chức tại Barcelona (Tây Ban Nha).
Động thái của Xiaomi đến sau khi Huawei bất ngờ quay trở lại phân khúc thị trường điện thoại di động cao cấp với mẫu Mate 60 Pro 5G vào cuối năm ngoái. Trước đó, vào năm 2022, Xiaomi cũng đã nhanh tay ký hợp đồng với Leica nhằm nâng cao tính năng camera và chụp ảnh trên các sản phẩm sau khi hãng ống kính Đức hết hợp đồng 7 năm với Huawei.
Chủ tịch Lu Weibing của Xiaomi gọi Xiaomi 14 Ultra là “mẫu di động chụp ảnh hàng đầu mới nhất”, với camera chính được trang bị cảm biến lớn (1-inch) và khẩu độ có thể thay đổi.
Chiếc flagship của hãng điện thoại Trung Quốc chạy trên con chip Snapdragon 8 Gen 3 từ Qualcomm và hệ điều hành “cây nhà lá vườn” HyperOS.
Cũng trong đợt ra mắt sản phẩm lần này còn có tablet 6s Pro 12.4, laptop Redmi Book Pro và màn hình Redmi G Pro 27.
Xiaomi đặt mục tiêu trở thành hãng sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất thế giới vào năm 2024. Song, công ty này vẫn chỉ đứng thứ ba toàn cầu về doanh số trong suốt 14 quý vừa qua, xếp sau Apple và Samsung.
Theo dữ liệu từ IDC, tổng doanh số smartphone tại Trung Quốc trong năm 2023 đã giảm 5% so với năm trước đó, xuống còn 271 triệu đơn vị - mức thấp nhất trong cả thập kỷ bất chấp những tín hiệu hồi phục đã xuất hiện.
Cũng trong tuần trước, lãnh đạo Xiaomi tiết lộ trên mạng xã hội nhà máy thông minh của hãng này tại Bắc Kinh đã xây dựng hoàn tất và có khả năng xuất xưởng 10 triệu điện thoại mỗi năm.
(Theo SCMP)
Chẳng hạn vụ hack MOVEit, khi nhóm tống tiền Clop khai thác hàng loạt lỗ hổng chưa từng thấy trong phần mềm MOVEit Transfer vốn đang được sử dụng rộng rãi để đánh cắp dữ liệu từ hệ thống của hơn 2.700 nạn nhân. Nhiều tổ chức đã phải trả tiền chuộc để ngăn chúng xuất bản dữ liệu nhạy cảm.
Chainalysis ước tính, nhóm Clop đã thu được hơn 100 triệu USD tiền chuộc, chiếm gần nửa tổng giá trị các vụ ransomware trong giai đoạn tháng 6 và tháng 7/2023.
Tiếp đến, vào tháng 9, gã khổng lồ sòng bạc và giải trí Caesars đã trả khoảng 15 triệu USD để ngăn các hacker công khai dữ liệu khách hàng. Đáng chú ý, cuộc tấn công nhằm vào Caesars hồi tháng 8 không được đưa tin.
Không dừng lại, MGM Resorts - tập đoàn khách sạn nghỉ dưỡng lớn, cũng đã phải chi hơn 100 triệu USD để “hồi phục” sau khi từ chối trả tiền chuộc. Việc MGM từ chối trả tiền khiến dữ liệu nhạy cảm của khách hàng bị tung lên mạng, bao gồm tên, số an sinh xã hội và chi tiết hộ chiếu.
Nguy cơ gia tăng
Đối với nhiều tổ chức như Caesars, trả tiền chuộc là lựa chọn dễ dàng hơn so với việc giải quyết khủng hoảng truyền thông. Tuy vậy, khi các nạn nhân dần từ chối móc hầu bao, các băng nhóm tội phạm mạng đang sử dụng các chiến thuật cực đoan hơn.
Ví dụ, vào tháng 12 năm ngoái, các hacker đã nhắm vào một bệnh viện điều trị bệnh nhân ung thư. Hay tinh vi hơn, nhóm tin tặc Alphv (còn gọi là BlackCat) còn sử dụng các quy định về công bố sự cố mạng của chính phủ Mỹ để tống tiền MeridianLink với cáo buộc công ty này đã không thông báo về việc “dữ liệu khách hàng và thông tin hoạt động bị xâm nhập nghiêm trọng”.
Cấm hay không cấm trả tiền chuộc?
Coveware, một công ty chuyên xử lý các vụ việc tống tiền mạng đánh giá, nếu Mỹ hay bất kỳ quốc gia nào ban hành lệnh cấm trả tiền chuộc thì các công ty gần như chắc chắn sẽ dừng báo cáo sự cố đến nhà chức trách và làm đảo ngược quá trình hợp tác giữa các tổ chức nạn nhân và cơ quan hành pháp. Không chỉ vậy, chính sách cấm sẽ tạo điều kiện cho thị trường thanh toán tiền chuộc trái phép.
Trong khi đó, một số chuyên gia trong ngành tin rằng, việc cấm các công ty trả tiền cho hacker sẽ là giải pháp dài hạn dù có thể khiến các cuộc tấn công mã độc gia tăng trong ngắn hạn.
Allan Liska, chuyên gia phân tích nguy cơ tại Recorded Future, cho rằng nếu việc trả tiền chuộc vẫn được coi là hợp pháp thì tình trạng vẫn tiếp diễn. “Tôi từng phản đối ý tưởng cấm trả tiền chuộc nhưng giờ mọi thứ đang thay đổi”, Liska nói. “Tình trạng tống tiền đang gia tăng, không chỉ trên số lượng mà còn là tính chất của các cuộc tấn công cũng như các băng nhóm đằng sau”.
(Theo TechCrunch)