Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh - Giám đốc trung tâm chấn thương chỉnh hình BV đa khoa Tâm Anh, Chủ tịch Hội nội soi & Thay khớp Việt Nam cho biết, loãng xương không gây ra các cơn đau nên ít người quan tâm đến (Ảnh: TL).
Bác sĩ có thể chia sẻ thực trạng bệnh lý cơ xương khớp của người Việt Nam hiện nay?
- Tình trạng trẻ hóa bệnh cơ xương khớp và gout hay loãng xương ở phụ nữ mãn kinh là những vấn đề lớn thường gặp của các phòng khám cơ xương khớp.
Có những bạn trẻ khoảng 32 tuổi trở lên đã có dấu hiệu cứng khớp ngón tay buổi sáng hoặc đau khớp gối khi ngồi lâu. Cột sống bị cứng khi buổi sáng ngủ dậy là triệu chứng hay gặp.
Vì sao nhiều người chưa quan tâm đến chăm sóc cơ xương khớp?
- Không như các bệnh lý về tim mạch, thận, tiểu đường hay các cơ quan gan, mật, tụy… có thể có các bệnh gây tử vong, những cơn đau của hệ vận động như cơ, khớp chỉ thỉnh thoảng đến, rồi đi khi được nghỉ ngơi, càng làm cho nhiều người ít chú ý.
Còn loãng xương thì không gây ra các cơn đau nên hiếm khi người ta nghĩ đến nó.
Tóm lại vì bệnh thoái hóa hệ vận động ít gây bệnh chết người nên nhiều người thường không chú ý đầy đủ. Chúng ta đừng coi thường bệnh lý cơ xương khớp.
Với hệ cơ xương khớp, bệnh lý nào đáng báo động và có thể trầm trọng hơn nếu không được quan tâm đúng mức?
- Thoái hóa cơ, khớp, dây chằng và loãng xương là những vấn đề cần được quan tâm đúng mức. Vì những bệnh này sẽ để lại hệ quả trên thể chất người bệnh. Điều này có thể tạo ra gánh nặng cho gia đình, xã hội bởi liên quan đến chi phí điều trị, ngày công lao động bị mất,…
Khi khám chữa trị cơ xương khớp, bác sĩ có thể chia sẻ những trường hợp nào gây nên bệnh lý hệ vận động mà có phần do mọi người chủ quan, không ngờ đến?
- Qua thăm khám, tôi nhận thấy bệnh thoái hóa khớp gối ít khi được chú ý đến. Trường hợp một bệnh nhân leo cầu thang và nghe tiếng lụp cụp ở trong gối.
Bệnh nhân bị đau nhói và đi không được. Khi thăm khám, bác sĩ thông báo bị hư sụn khớp, thoái hóa sụn chêm. Lúc đó, bệnh nhân mới biết mình bị thoái hóa khớp.
Khi hỏi ngược lại thời gian trước khi bị đau, bệnh nhân mới nhớ lại là gối có bị đau khi ngồi khoanh chân lâu hay ngồi xổm nhưng bệnh nhân bỏ qua vì nghĩ không quan trọng.
Một số người khi làm bếp, với tay lấy đồ gia vị trên kệ tủ cao thì thấy đau nhói ở vùng khớp vai. Sau đó, vai ngày càng đau, cơ vai cứng, không thể đưa tay ra sau gãi lưng hay cài áo,…
Thời điểm nào thì nên bắt đầu tầm soát sức khỏe cơ xương khớp?
- Càng lớn tuổi, hệ cơ quan vận động bao gồm, cơ, xương khớp, dây chằng, gân sẽ bị thoái hóa theo thời gian. Loãng xương tiến triển một cách âm thầm. Nguy cơ bị đứt gân, thoái hóa khớp hay gãy xương do loãng xương rất cao. Ở độ tuổi 35 trở đi, mỗi người cần đi tầm soát sức khỏe hệ vận động.
Điều gì cần lưu ý với người làm việc văn phòng khi họ ngồi, đứng lâu?
- Người làm văn phòng có hai vấn đề: một là ngồi lâu nên cơ xương khớp không được vận động, dễ bị thoái hóa sớm; hai là ngồi lâu và sử dụng màn hình máy tính và điện thoại nhiều nên hệ cơ xương khớp vùng cột sống, thắt lưng, cổ, vai, hai khớp gối thường bị đau.
Để giảm thiểu tình trạng thoái hóa sớm, tạo sự dẻo dai cho hệ cơ xương khớp, mỗi người cần vận động thể dục thể thao, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể.
Mọi người cũng cần nghỉ ngơi xen kẽ với làm việc, tránh tiếp xúc quá lâu với màn hình vi tính và tập thêm các bài tập căn bản cho dân văn phòng.
Hiện nay một số thực phẩm có ghi bổ sung MFGM để tốt cho hệ vận động. Bác sĩ cho biết MFGM có lợi gì với sức khỏe cơ xương khớp?
- Tôi được biết trong sản phẩm mới của Anlene (Anlene 5 Khỏe) có thành phần MFGM (Milk fat globule membrane) hay còn gọi là màng cầu chất béo sữa. MFGM là một nguồn tổng hợp của nhiều hợp chất hoạt tính sinh học, giúp hỗ trợ giảm tốc độ suy giảm chức năng của hệ cơ xương khớp.
MFGM là một màng cấu trúc bao phủ các hạt chất béo trung tính phân tán trong nhũ tương ở sữa và chứa các protein đặc hiệu cho màng, phospholipid và sphingolipid. MFGM có thể cải thiện chức năng cơ, sụn, khớp; bao gồm sự nhanh nhẹn, thăng bằng và khả năng đi bộ.
" alt=""/>Tiến sĩ, bác sĩ Tăng Hà Nam Anh: "Đừng coi thường bệnh lý cơ xương khớp"Bệnh nhân có nhiểu tổn thương ung thư da vùng đầu, mặt (Ảnh: Bệnh viện cung cấp).
"Chúng tôi phát hiện có khoảng 20 tổn thương nghi ngờ ung thư da cùng rất nhiều các tổn thương da bệnh lí khác. Bệnh nhân sau đó được làm xét nghiệm mô bệnh học cùng một số xét nghiệm chuyên sâu, được chẩn đoán xác định đa ung thư biểu mô tế bào vảy ở da trên nền loạn sản thượng bì dạng hạt cơm", BS điều trị thông tin.
Bệnh nhân đã được phẫu thuật và điều trị nhiều đợt tại bệnh viện để loại bỏ tổn thương ung thư da, đồng thời sử dụng thuốc bôi tại chỗ imiquimod và retinoid toàn thân để điều trị, hướng dẫn tránh nắng phù hợp nhằm hạn chế tối đa sự xuất hiện thêm các tổn thương ung thư da mới.
Ths.BS Lê Thanh Hiền, Khoa Phẫu thuật tạo hình thẩm mĩ và phục hồi chức năng cho biết, loạn sản thượng bì dạng hạt cơm là một bệnh da di truyền gen lặn trên nhiễm sắc thể thường hiếm gặp.
Bệnh đặc trưng bởi nguy cơ cao nhiễm virus gây u nhú ở người HPV (Human papillomavirus) và tiến triển ung thư da (chủ yếu là ung thư biểu mô tế bào vảy ở da).
HPV là căn nguyên gây ra nhiều bệnh lý ở người, thường gặp nhất là bệnh hạt cơm, bệnh sùi mào gà và là yếu tố liên quan tới nhiều loại ung thư như ung thư biểu mô vảy ở da, ung thư cổ tử cung.
Trong hội chứng loạn sản thượng bì dạng hạt cơm, người bệnh có nguy cơ nhiễm HPV ở da cao hơn so với người khác liên quan tới sự suy yếu của hệ thống miễn dịch, trong đó HPV type 5,8 là thường gặp nhất.
Những type HPV khác cũng có thể gặp bao gồm HPV type 3,10, 14,17, 20, 47... đều khiến nguy cơ mắc ung thư da tăng lên đáng kể.
Khi mắc bệnh này, quá trình diễn biến bệnh rất dài. Ở giai đoạn 1 thường xuất hiện từ nhỏ (trước 20 tuổi), với biểu hiện là các tổn thương dạng mảng hoặc sẩn ở trên da, phẳng hoặc xù xì giống hạt cơm, đôi khi có thể giống với tổn thương lang ben.
Tổn thương tập trung chủ yếu ở vùng da hở như mặt, cổ, lưng trên, mu tay, mặt ngoài của cánh tay, cẳng tay.
Ở giai đoạn 2, thường từ 20-40 tuổi, các tổn thương từ lúc nhỏ có thể tiến triển thành các tổn thương ung thư da (thường gặp nhất là ung thư biểu mô vảy tại chỗ hoặc xâm nhập tại da).
Trong giai đoạn đầu, tổn thương ung thư biểu mô tế bào vảy thường có dấu hiệu đỏ da, bong vảy, sau đó nếu không được điều trị sớm sẽ trở nên sần sùi, vảy dày, chảy máu, loét, hoại tử.
"Đây là bệnh lý do gen nên việc chữa khỏi hoàn toàn là rất khó khăn. Việc quan trọng là tư vấn để người bệnh phối hợp chặt chẽ với bác sĩ để dự phòng tổn thương ung thư da mới xuất hiện cũng như phát hiện sớm tổn thương ung thư da đã có", BS Hiền thông tin.
Khi mắc bệnh, bệnh nhân có thể được phẫu thuật, kết hợp điều trị nội khoa như bôi thuốc tại chỗ, các thuốc điều trị toàn thân, phương pháp quang động học.
Với những bệnh nhân này, chống nắng là rất quan trọng. Bệnh nhân cần hạn chế ra nắng, che chắn nắng và sử dụng các sản phẩm chống nắng cho da, khám định kỳ tại các bệnh viện chuyên khoa da liễu.
" alt=""/>Bệnh nhân ngỡ ngàng phát hiện ung thư da vì chi chít "hạt cơm" trên ngườiSushi có thể là một phần lành mạnh trong chế độ ăn uống (Ảnh: Dreamstime).
Sushi có thể giúp giảm cân không?
Theo Prevention, sushi có thể giúp giảm cân, nhưng không phải là đảm bảo.
Phó giáo sư Deborah Cohen, chuyên gia về dinh dưỡng lâm sàng và phòng ngừa tại Trường Y Đại học Rutgers, cho biết: "Sushi thường được ăn thành từng phần rất nhỏ, 0,5 đến 30gr cá, khi ăn kèm với cơm sushi thì có khoảng 40 đến 60 calo và những phần nhỏ có thể giúp kiểm soát lượng calo nạp vào".
Gạo cũng chứa chất xơ, giúp tăng khả năng bạn sẽ cảm thấy no sau khi ăn.
Nhưng sushi cũng có thể chứa nhiều calo, đặc biệt là những loại cơm cuộn có phô mai hoặc sốt mayonnaise. Chúng có thể chứa 400 đến 600 calo mỗi cuộn cơm.
Điểm mấu chốt ở đây là ăn sushi sẽ không thúc đẩy quá trình giảm cân, nhưng sushi có thể là lựa chọn lành mạnh hơn so với thức ăn nhanh và nhiều lựa chọn khác có sẵn tại các chuỗi nhà hàng.
Giá trị dinh dưỡng của sushi
Có rất nhiều loại cơm cuộn sushi mà bạn có thể ăn, nhưng một trong những loại phổ biến nhất là sushi cuộn kiểu California (sushi cuộn hình trụ tròn với kết cấu phần đồ ăn ở giữa, tiếp theo là rong biển, ngoài cùng là cơm).
Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, giá trị dinh dưỡng khi ăn một miếng sushi cuộn kiểu California gồm:
- Lượng calo: 28.
- Protein: 0,87gr.
- Chất béo: 0,2gr.
- Carbohydrate: 5,5gr.
- Chất xơ: 0,3gr.
- Đường: 0,6gr.
Loại sushi nào là lành mạnh nhất?
Có rất nhiều lựa chọn cho món sushi lành mạnh như cơm cuộn sushi kiểu California và cơm cuộn sushi cá ngừ…
Brissette thích cơm cuộn cá hồi bơ. Theo cô đây là lựa chọn tuyệt vời vì bạn sẽ nhận được protein và chất béo omega-3 tốt cho tim từ cá hồi và chất béo không bão hòa đơn, chất xơ, folate và kali từ quả bơ.
Bạn có thể làm cho nó thậm chí còn lành mạnh hơn nếu bạn làm nó với gạo lứt và sử dụng nước tương ít natri làm nước chấm.
Lợi ích sức khỏe của sushi
Có một số lợi ích sức khỏe tiềm năng mà bạn có thể nhận được khi ăn sushi.
Đây là một cách dễ dàng để ăn cá
Nhiều tổ chức y tế khuyên bạn nên bổ sung cá vào chế độ ăn uống của mình, nhưng đây không phải là loại thực phẩm phổ biến trong chế độ ăn uống của nhiều người. Ví dụ, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyên bạn nên ăn cá hai lần một tuần. Tổ chức này đặc biệt khuyên bạn nên tập trung vào cá béo.
Brissette cho biết: "Sushi có thể giúp bạn đáp ứng được khuyến nghị từ hai đến ba khẩu phần cá mỗi tuần".
Nó có thể giúp giảm viêm trong cơ thể
Cá trong sushi chứa axit béo omega-3 có thể giúp giảm viêm. Theo Viện Y tế Quốc gia Mỹ, tình trạng viêm của cơ thể có liên quan đến một loạt các tình trạng sức khỏe nghiêm trọng, bao gồm các bệnh tự miễn, bệnh tim mạch và rối loạn tiêu hóa.
Gừng, wasabi và rong biển để gói cá đều có đặc tính chống oxy hóa tốt.
Tốt cho tim mạch
Khi bạn chọn cá béo như cá hồi, cá ngừ và cá thu, bạn sẽ nhận được EPA và DHA. Đây là axit béo omega-3 tốt cho tim mạch có thể giúp hạ triglyceride và huyết áp.
Có thể tăng cường sức khỏe xương
Cá béo là nguồn vitamin D tuyệt vời. Nó hỗ trợ sức khỏe xương và có thể giúp giảm viêm và hỗ trợ hệ thống miễn dịch của bạn.
Rủi ro tiềm ẩn khi ăn sushi
Có một số điều cần lưu ý khi nói đến sushi.
Bạn có thể bị ngộ độc thực phẩm
Đây là một trong những rủi ro lớn nhất khi ăn sushi. Ăn cá chưa nấu chín hoặc sống luôn có những rủi ro liên quan đến ngộ độc thực phẩm. Phòng khám Cleveland cho biết điều đó bao gồm nguy cơ nhiễm khuẩn salmonella, vibrio vulnificus và sán dây ký sinh.
Nó có thể làm tăng lượng đường trong máu
Theo Brissette, nhiều người không biết rằng một cuộn cơm sushi thông thường chứa khoảng một cốc gạo. Vì cơm được đóng gói rất chặt để làm cuộn nên khó có thể ước tính được lượng gạo bạn đang ăn.
Sushi thường được làm bằng gạo trắng, điều này có thể khiến lượng đường trong máu của bạn tăng đột biến và giảm nhanh chóng. Điều đó có thể khiến bạn cảm thấy đói, yếu, cáu kỉnh và mệt mỏi.
Có nguy cơ thủy ngân
Thủy ngân là một kim loại độc hại có trong hầu hết các loại cá và việc có nhiều thủy ngân có thể khiến bạn bị ốm. Thủy ngân có thể là mối lo ngại nếu ăn cá kiếm hoặc nhiều cá ngừ. Nếu bạn chủ yếu ăn cá hồi, tôm và các loại cá trắng khác, thì chúng có hàm lượng thủy ngân thấp.
Nhìn chung, các chuyên gia dinh dưỡng cho biết sushi có thể là một phần lành mạnh trong chế độ ăn uống. Nếu bạn muốn đảm bảo sushi của mình lành mạnh nhất có thể, bạn nên tránh những cuộn sushi chiên và những cuộn cơm có chứa phô mai kem.
Bạn cũng có thể thử sushi làm bằng gạo lứt hoặc gạo đen để bổ sung thêm chất xơ.
" alt=""/>Sushi có tốt cho sức khỏe không?