Ảnh minh họa: Reuters
Như cháy rừng: B.1.1.7 có thể sớm thống trị nước Mỹ
Các quan chức y tế công cộng của Mỹ sẽ theo dõi chặt chẽ những gì ông Johnson nói. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) tin rằng sớm nhất vào cuối tháng tới, B.1.1.7, biến thể nCoV được ghi nhận lần đầu ở Anh vào tháng 9, có khả năng là chủng virus thống trị.
Mỹ đã chứng kiến mức đỉnh và sụt giảm của các ca bệnh nhưng có những lo ngại rằng các biến thể, trong đó B.1.1.7, sẽ gây ra làn sóng dịch thứ 4.
Trevor Bedford, nhà dịch tễ học tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson, cho biết số ca Covid-19 giảm có thể bị ảnh hưởng bởi B.1.1.7. Chủng này có nguy cơ chiếm 50% các ca bệnh.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ cũng mong chờ những tín hiệu tích cực nhờ nhiệt độ đang ấm dần lên và tỷ lệ tiêm chủng cao hơn.
Tại Mỹ, số ca mắc mới trung bình mỗi ngày khoảng 95.000 ca, trong đó có hơn 1.500 ca mắc B.1.1.7. Dù vậy, các nhà nghiên cứu cho rằng, Mỹ tính thiếu các trường hợp của biến thể này. Số lượng ca bệnh đã tăng gấp 4 lần kể từ ngày 27/1.
Trong khi đó, ở Anh, số bệnh nhân Covid-19 là 12.000 người/ngày, trong đó 90% ca bệnh nhiễm B.1.1.7. "Nó lây lan quá dễ dàng, giống như cháy rừng. Chúng tôi thực sự ngạc nhiên", Carl Waldmann, Giám đốc Khu Chăm sóc đặc biệt tại một bệnh viện ở Reading (Anh), chia sẻ.
Biến thể B.1.1.7 chiếm 90% số ca bệnh ở Anh
Khi biến thể B.1.1.7 lây lan khắp nước Anh vào tháng 1, chính phủ cảnh báo các bệnh viện đang trên đà quá tải. Hàng loạt các y bác sĩ đã đưa ra tác động của chủng virus này với người dân.
"Thật kinh khủng và chúng tôi đang chìm dần", Sarah Addis, bác sĩ phòng cấp cứu tại một bệnh viện ở York, cho biết vào ngày 8/1. "Chúng tôi bị quá tải. Chúng tôi bắt đầu thấy bệnh nhân trẻ và ốm nặng hơn", cô nói.
Ngày 20/1, khoảng 1.820 người đã chết ở Anh do Covid-19, con số tử vong cao nhất kể từ khi đại dịch bắt đầu - gần gấp đôi so với mức đỉnh của đợt bệnh trước đó.
Trong bối cảnh số người chết tăng vọt, các bệnh viện ở Anh hủy bỏ những ca phẫu thuật chưa cấp thiết. Các cuộc hẹn khám chẩn đoán ung thư bị tạm dừng. Nhiều nhân viên y tế được bố trí vào Khu chăm sóc đặc biệt cho bệnh nhân Covid-19 dù họ không được đào tạo chuyên môn. Những chiếc xe cấp cứu chở đầy bệnh nhân xếp hàng dài bên ngoài bệnh viện chờ giường.
Thủ tướng Johnson dự kiến sẽ thông báo các trường học hoạt động trở lại từ ngày 8/3.
Ngoại trừ Israel, Anh đã cung cấp nhiều vắc xin bình quân trên 100 người hơn bất kỳ nước nào. Tuy nhiên, có rất ít dữ liệu cho thấy ảnh hưởng của vắc xin đối với các ca bệnh mới ở Anh.
Ảnh minh họa: Reuters
Không thể kiểm soát bằng biện pháp nửa vời
Theo Giáo sư Simon Clarke, Đại học Reading, ngoài dễ lây lan hơn, biến thể B.1.1.7 có thể gây chết người nhiều hơn.
Ông cũng bày tỏ lo lắng về cách đối phó của Mỹ nếu đúng dự kiến, virus này trở thành biến thể thống trị vào mùa xuân.
Clarke cho biết: “Các đợt Covid-19 của Mỹ chủ yếu là biến thể lây chậm. Nếu một biến thể lan nhanh như B.1.1.7 xuất hiện, họ sẽ gặp vấn đề nếu không giãn cách nghiêm ngặt trên toàn quốc".
Vị giáo sư này cho rằng Mỹ chưa sẵn sàng cho tình huống này.
Không giống như ở Anh, không phải tất cả các bang của Mỹ đều có những hạn chế đối với việc đi lại. Nhiều bang cho phép các nhà hàng mở cửa. Một số bang phản đối việc đóng cửa các địa điểm giải trí, phòng tập thể dục, tiệm làm tóc, tiệm xăm.
Các quốc gia khác ở châu Âu gần đây không áp dụng các biện pháp phong tỏa nghiêm ngặt như Anh đã phải vật lộn để kiểm soát các trường hợp mắc biến thể B.1.1.7.
Giáo sư Kit Yates, Đại học Bath, cho biết: “Nếu bạn muốn kiểm soát B.1.1.7 thì phải cứng rắn hơn nhiều”.
Ông Yates tin rằng khi các trường học ở Anh mở cửa, các ca Covid-19 có khả năng tăng trở lại bất chấp bằng chứng mới cho thấy khả năng lây lan của biến thể B.1.1.7 có thể không cao như đánh giá ban đầu.
Pagel, nhà nghiên cứu của Đại học College London, cho biết đợt giãn cách mới nhất của Anh đã giảm khoảng 60% các ca bệnh.
Bà cảnh báo rằng nếu biến thể Anh có thể dẫn đến một biến thể mới mạnh mẽ hơn, né tránh được các loại vắc xin hiện tại hoặc gây bệnh cho những người trẻ tuổi.
An Yên(TheoUSA Today)
Một người phụ nữ ở Michigan (Mỹ) đã nhiễm Covid-19 và qua đời 2 tháng sau khi được cấy ghép phổi.
" alt=""/>Chủng virus nCoV biến thể B.1.1.7 chiếm 90% ca bệnh ở AnhBài toán phức tạp
Khái niệm 4G LTE đang dần trở nên phổ biến hơn trên thế giới. Theo con số của Bộ TT&TT, tính tới thời điểm hiện tại, trên thế giới có khoảng 30 nước đã có các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ 4G.
Các quốc gia phát triển như Mỹ, các nước châu Âu đã triển khai 4G từ hơn 2 năm trước. Trong khi đó, các nước “gần” Việt Nam hơn như Thái Lan, Indonesia, Philippines cũng đã triển khai dịch vụ 4G.
![]() |
Dịch vụ 3G ở Việt Nam đã rất thành công nhờ lựa chọn đúng thời điểm triển khai. |
Hồi tuần trước, chính phủ của quốc gia đông dân nhất thế giới là Trung Quốc cũng đã cấp phép triển khai mạng 4G cho 3 nhà mạng lớn của nước này.
Theo số liệu của hãng nghiên cứu ABI Research, tính đến năm 2012 có 63% các nhà mạng ở châu Á đã cung cấp các dịch vụ 4G LTE, hoặc đang triển khai thử nghiệm hoặc có kế hoạch cung cấp dịch vụ 4G.
Việc triển khai 4G như vậy đã trở thành xu thế chung của thế giới và là con đường tất yếu để ngành viễn thông Việt Nam có thể hội nhập với thế giới. Chính vì vậy, khi “nhìn người lại ngẫm đến ta”, nhiều ý kiến tỏ ra sốt ruột và đặt vấn đề rằng: Vì sao chúng ta vẫn chưa triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam?
Theo Quyết định 32 của Thủ tướng Chính phủ về quy hoạch lại thị trường viễn thông thì việc triển khai 4G sẽ được xem xét triển khai từ sau 2015. Trước đó, lãnh đạo cũng như đại diện Bộ TT&TT đều khẳng định, thời điểm Việt Nam triển khai 4G sẽ căn cứ vào quy hoạch thị trường viễn thông và sẽ không cấp phép triển khai 4G trước mốc thời gian 2015 như trong quy hoạch.
Thực tế, quy hoạch vẫn có thể xem xét để thay đổi cho phù hợp với điều kiện và sự phát triển thực tế. Vấn đề đặt ra là, trước 2015 có phải là thời điểm chín muồi để chúng ta triển khai dịch vụ 4G hay không?
Phân tích vấn đề này, trong cuộc họp lấy ý kiến các doanh nghiệp viễn thông về việc triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam, Thứ trưởng Lê Nam Thắng cho rằng, lựa chọn thời điểm triển khai dịch vụ 4G là rất quan trọng và có ảnh hưởng lớn.
“Nếu như ta đi chậm một bước, ta sẽ tụt hậu và chúng ta sẽ bị thiệt hại. Tuy nhiên, nếu chúng ta đi quá sớm thì chúng ta có thể lỡ mất một nhịp công nghệ, không đón đầu được công nghệ tốt nhất”, Thứ trưởng Thắng nói.
Tuy nhiên, “đây là một bài toán tổng hợp nhiều yếu tố chứ không đơn thuần là bài toán về công nghệ”, Thứ trưởng Lê Nam Thắng nói. Chính vì vậy, theo Thứ trưởng Thắng cần phải có sự phân tích, kỹ lưỡng nhiều mặt, nhiều yếu tố liên quan để lựa chọn thời điểm triển khai thích hợp.
Chưa phải thời điểm thích hợp
Tại cuộc họp, hầu hết ý kiến của các doanh nghiệp viễn thông đều cho rằng, từ việc phân tích các yếu tố nhu cầu thị trường, công nghệ, thương mại cho tới tài nguyên cho thấy, hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp để triển khai dịch vụ 4G tại Việt Nam.
Đại diện của Viettel cho rằng, thời điểm phù hợp nhất để triển khai một công nghệ mới vào Việt Nam là khi trên thế giới có khoảng 10% người dùng. Đây cũng là bài học rút ra trong quyết định triển khai dịch vụ 3G rất thành công từ năm 2009 tới nay dù chậm hơn so với thế giới 9 năm.
Tuy nhiên, theo đại diện Viettel, hiện tại, số lượng người sử dụng trên thế giới chỉ mới vào khoảng 2%. Nhiều nhà mạng, nhiều quốc gia đã cấp phép và triển khai 4G, tuy nhiên, số người sử dụng thực tế dịch vụ 4G LTE còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do cả chi phí đầu tư của nhà mạng lẫn giá thành thiết bị đầu cuối hỗ trợ công nghệ 4G LTE vẫn còn rất cao.
Đại diện Viettel cho rằng, đối với điều kiện kinh tế của Việt Nam, thời điểm thích hợp để triển khai 4G LTE là khi người dân có thể mua được thiết bị đầu cuối (điện thoại) có hỗ trợ công nghệ này với mức giá 60-70 USD. Do vậy, hiện tại chưa phải là thời điểm thích hợp để triển khai 4G.
Đại diện Mobifone thì cho rằng, hiện tại, trên thị trường đã có khá nhiều thiết bị hỗ trợ LTE tuy nhiên, ứng dụng khai thác được LTE thì không nhiều. Ứng dụng cần nhiều băng thông nhất là ứng dụng xem tivi và video trực tuyến nhưng số lượng người có nhu cầu chưa lớn. Vì vậy, xét về góc độ thị trường thì Việt Nam chưa cần tới dịch vụ 4G với tốc độ cao hơn.
Phân tích của đại diện Mobifone cho rằng, một trong những đặc điểm người tiêu dùng Việt Nam là không quan tâm công nghệ. Công nghệ nhà mạng cung cấp có thể là 3G, 3,5G hay 3,75G thì người dùng cũng không quan tâm, cái người dùng quan tâm chính là có thể sử dụng dịch vụ với tốc độ cao nhất nhưng mức giá thì không thay đổi. Do vậy, nếu triển khai 4G thì không thể thu thêm mà chỉ áp dụng chung một mức cước với 3G. Vì thế, từ khía cạnh thị trường, cần phải xem xét lại việc triển khai 4G LTE tại thời điểm hiện tại.
Đại diện Vinaphone đặt vấn đề cho rằng, việc cung cấp cơ sở hạ tầng cho việc triển khai dịch vụ 4G là rất lớn. Theo tính toán của Vinaphone, ít nhất phải mất 80 – 100 ngàn vị trí đặt các trạm thì mới đáp ứng được việc triển khai 4G. Tuy nhiên, để triển khai được như vậy thì ngoài vấn đề chi phí, việc triển khai thực tế cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Trong khi đó, đại diện của Hà Nội Telecom thì cho rằng, hiện tại chưa phải là thời điểm chín muồi để triển khai 4G. Bởi lẽ, ngoài yếu tố chín muồi của công nghệ và giá thành thiết bị đầu cuối thì dịch vụ 3G tại Việt Nam vẫn chưa khai thác và phát huy được hết. Vì thế, nếu hiện tại cấp phép triển khai 4G, các doanh nghiệp sẽ ngưng đầu tư 3G trong khi 3G vẫn chưa phát huy hiệu quả, đầu tư chưa tới. Điều này sẽ là thiệt thòi không chỉ cho các doanh nghiệp viễn thông mà còn cho cả người dùng.
Về vấn đề tài nguyên băng tần, đại diện các nhà mạng cho rằng, theo quy hoạch, hiện tại chỉ còn 2 băng tần 2300 MHz và 2500 MHz dành cho 4G. Tuy nhiên, việc sử dụng băng tần cao khiến số lượng trạm càng lớn, chi phí sẽ càng cao. Trong khi đó, việc triển khai băng tần thấp như băng tần 700 thì hiện tại vẫn chưa được “giải phóng” và còn tùy thuộc vào tiến độ triển khai số hóa truyền hình mà theo kế hoạch là phải sau 2020 mới hoàn thành.
Từ đó, đại diện các nhà mạng cho rằng, hiện tại, chưa cần phải thay đổi quy hoạch trước đây về thời điểm triển khai 4G LTE tại Việt Nam. Điều này có nghĩa, việc triển khai 4G tại Việt Nam vẫn phải đợi tới sau 2015 mới có thể tính toán được.
Lê Văn
" alt=""/>Khi nào Việt Nam sẽ triển khai 4G?