Hiện toàn khu có gần 300 hộ chuyên trồng rau với tổng diện tích hơn 32 ha. Các loại rau màu được trồng xen kẽ, quanh năm nối tiếp nhau tạo vòng quay sử dụng đất khép kín với nhiều loại cây như: cà rốt, su hào, bắp cải, hành tây, cà chua, bí xanh, các loại rau gia vị… cung cấp rau xanh cho cả vùng và các tỉnh lân cận như Hà Nội, Hưng Yên.
Dù diện tích trồng rau màu lớn nhưng nguồn nước phục vụ cho việc tưới rau của người dân Hòa Đình lại phụ thuộc chủ yếu vào nước mưa. Theo người dân ở đây, nếu khoảng 10 ngày trời không mưa thì người trồng rau lại phải lấy nước từ cánh đồng Chiêm của khu.
Tuy nhiên, hiện nay cánh đồng Chiêm của khu Hòa Đình đã không còn khả năng canh tác do nước thải công nghiệp ô nhiễm từ làng nghề giấy Phong Khê, TP Bắc Ninh (Bắc Ninh) chảy ra. Dù biết nguồn nước ô nhiễm nặng nhưng người dân khu vực này vẫn phải sử dụng để tưới rau màu... bất chấp việc làm này ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người tiêu dùng.
Một số hình ảnh phóng viên ghi nhận về việc người dân Hòa Đinh sử dụng nước thải để tưới cho rau:
![]() |
Khu Hòa Đình, phường Võ Cường, TP Bắc Ninh hiện có gần 300 hộ chuyên trồng rau với tổng diện tích hơn 32 ha. |
![]() |
Làng rau Hòa Đình nổi tiếng với các loại rau màu như: cà rốt, su hào, bắp cải, hành tây, cà chua, bí xanh, các loại rau gia vị theo mùa. |
![]() |
Nguồn nước tưới ở đây phụ thuộc vào nước mưa và nước lấy từ đồng Chiêm giáp khu vực làng nghề giấy Phong Khê. |
![]() |
Theo người dân Hòa Đình, khu đồng Chiêm của bị bỏ hoang, không canh tác được do nước thải công nghiệp ô nhiễm của làng nghề giấy Phong Khê chảy sang. |
![]() |
Nguồn nước thải ô nhiễm khiến hệ thống mương và bể chứa nước tưới luôn có màu đen và bốc mùi khó chịu. |
![]() |
Khi thiếu nước tưới, người dân khu Hòa Đình phải lấy nước từ đồng Chiêm qua trạm bơm. |
![]() |
Nguồn nước tưới phục vụ 32 ha rau luôn trong tình trạng đen kịt, bốc mùi hôi thối và bọt tung trắng xóa cả một đoạn kênh tưới. |
![]() |
Những luống rau màu Hòa Đình xanh mơn mởn luôn được "tắm" trong nguồn nước ô nhiễm nặng. |
![]() |
Nhiều hộ trồng rau ở đây chia sẻ dù biết nguồn nước từ đồng Chiêm bị ô nhiễm nặng nhưng do ở khu vực này không còn nguồn nước nào khác, nếu họ không dùng nguồn nước ở đây tưới cho rau thì chỉ còn cách bỏ nghề. |
![]() |
"Nói chung bây giờ không có nguồn nước tưới nào khác thì chúng tôi vẫn phải lấy nước thải sang mà tưới cho rau màu. Chả lẽ bây giờ chúng tôi phải bỏ hết ruộng đi. Người dân đã phản ánh nhiều rồi nhưng các ngành chức năng vẫn chưa giải quyết được nguồn nước tưới cho dân", bà T.T.H nói. |
![]() |
Nhiều hộ bơm trực tiếp nước từ kênh tưới đen xì để chăm sóc cho những luống rau. |
![]() |
Không chỉ dùng nguồn nước ô nhiễm này để tưới cho ra màu mà sau khi thu hoạch, người dân còn mang rau ra ngâm tại các kênh nước ô nhiễm cho rau tươi. |
![]() |
Dù được tắm trong nguồn nước thải công nghiệp ô nhiễm nặng nhưng các loại rau màu của làng rau Hòa Đình luôn được các thương lái khắp nơi về tận ruộng thu mua, mang đi giao cho các nhà hàng, khu chợ trên địa bàn và các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hà Nội... |
(Theo VTC News)
" alt=""/>Rau xanh tưới nước thải đen kịtLà người ưa sạch sẽ như vậy nhưng tính anh lại vô cùng "bẩn", chị không ngần ngại nhận xét về chồng như vậy. Ghét bố mẹ vợ nên anh cấm vợ đưa các con về thăm ông bà ngoại. Mới đây, khi anh đi công tác 3 tuần, chị tranh thủ đưa 2 con về chơi với ông bà sau một thời gian dài bị "cấm vận". Vậy mà soi camera ở nhà không thấy vợ con, anh hùng hổ gọi điện thoại để truy xét. Anh làm ầm ĩ như thể "trời sập" đến nơi.
Chị nói, ngay cả Tết, dù cách nhà ông bà ngoại vài cây số nhưng anh cũng không cho vợ con về chúc Tết. Đến thăm bố mẹ đẻ, chị toàn phải đến "trộm". Chị cảm thấy vô cùng khổ tâm vì điều đó. Chị không dám vùng lên bởi trước người chồng xấu tính của mình, phần thiệt vẫn luôn là chị.
Dù anh cũng là người có "vai vế" ở công ty nhưng tuyệt nhiên không bao giờ đưa tiền cho vợ. Quan điểm của anh là tiền chồng dành làm "việc lớn", tiền vợ chi tiêu hàng ngày. Thế nên, thu nhập của chị dành hết cho gia đình, chị gần như không có tích lũy.
Trong khi đó, "việc lớn" của anh là mua xe máy, ti vi, tủ lạnh trong nhà. Thế nhưng, thỉnh thoảng anh vẫn yêu cầu vợ bù vào. Anh luôn tính toán và lúc nào cũng sợ mình thiệt. Đưa cho vợ thêm vài trăm nghìn, anh cũng nhớ và nhắc suốt mấy tháng. Biết tính chồng nên chị rất sòng phẳng với anh. Nhờ anh mua thứ gì, chị cũng trả tiền đầy đủ.
Ở với người chồng như vậy hơn chục năm, chị cảm thấy vô cùng ngột ngạt. Chị luôn cố gắng nhẫn nhịn, chịu đựng để cho "yên cửa, yên nhà". Gọi là "yên" nghĩa là không đưa nhau ra tòa chứ trong nhà chị chẳng lúc nào yên, lúc nào cũng nghe thấy tiếng anh chửi vợ, đánh con.
Nhiều người khuyên chị ly hôn, thế nhưng với người đàn ông nhỏ nhen, không đàng hoàng như anh, chị biết chắc việc chia tay sẽ không dễ dàng.
Vừa mất chồng sau một tai nạn, lại chịu tiếng oan bán tạng chồng để lấy hàng trăm triệu… người phụ nữ sinh năm 1987 vẫn vượt lên, là chỗ dựa cho 3 con nhỏ và mẹ chồng không còn minh mẫn.
" alt=""/>Tâm sự người vợ ngột ngạt vì người chồng bẩn tínhHai vợ chồng có nhiều điểm tương đồng như yêu thương động vật và không thích ở 1 chỗ quá lâu. Họ có mong ước cả gia đình 3 người cùng đi “phượt” khắp dải đất hình chữ S để trải nghiệm ẩm thực, phong tục tập quán các vùng miền.
Tuy nhiên, đôi vợ chồng trẻ cảm thấy việc đi du lịch dài ngày phải di chuyển bằng nhiều phương tiện, tìm phòng thuê, ăn uống,... rất bất tiện. Bởi vậy, họ muốn có 1 chiếc nhà di động để vừa có thể di chuyển, vừa làm nơi nghỉ ngơi, nấu ăn.
![]() |
Vợ chồng Duy Tân - Hà My biến chiếc xe cũ thành nhà di động để đi du lịch. |
Nghĩ là làm, cách đây vài tháng, Duy Tân - Hà My quyết định dùng tiền tiết kiệm để mua 1 chiếc ôtô 16 chỗ cũ với giá 120 triệu đồng. Sau đó, họ hoán cải thành xe 3 chỗ và đăng kiểm.
Phía sau thùng xe, hai vợ chồng thiết kế thành ngôi nhà nhỏ với tiện nghi sinh hoạt cơ bản như giường máy lạnh, máy chiếu phim, bếp, bồn rửa, tủ lạnh, tủ đồ, bàn làm việc, vòi tắm và toilet. Tất cả đồ chạy điện đều sử dụng năng lượng mặt trời.
Chi phí làm nội thất cho “ngôi nhà thứ 2” của họ khoảng hơn 100 triệu đồng.
Chia sẻ với PV, Duy Tân cho hay khoảng 1 năm trước, anh vô tình xem trên mạng các video về nhà di động. 9X lập tức thấy thích thú và ấp ủ ý định tự thiết kế cho mình 1 nơi tương tự.
Những tháng đầu năm, công việc quay phim của Duy Tân bị ảnh hưởng. Anh quyết định tận dụng thời gian này để tìm hiểu và lên ý tưởng thiết kế nhà di động trong vòng 2 tháng.
Sau khi mua được ôtô, ông bố trẻ dành 10-12 tiếng/ngày trong 1,5 tháng để làm nội thất. Vật liệu chủ yếu được chàng trai 27 tuổi sử dụng là gỗ thông với ưu điểm là nhẹ. Một số phụ kiện trong nước không có nên anh phải đặt hàng ở nước ngoài gửi về.
![]() ![]() |
Phần thùng chiếc xe trước và sau khi được tân trang lại thành nhà di động. |
Căn nhà di động được Duy Tân hoàn thành với sự giúp sức của một người bạn và ý kiến đóng góp từ vợ. Hiện tại, anh chỉ cần hoàn thành nốt 1 số chi tiết nhỏ trên xe.
Nói với Zing, Hà My vui vẻ cho biết: “Nhà di động trên xe thế này rất tiết kiệm vì vợ chồng mình không phải lo về tiền thuê khách sạn, chỗ ăn uống mà tự nấu luôn trên xe. Mỗi chuyến đi chỉ cần lo tiền xăng xe, thực phẩm là đủ”.
Hiện, vợ chồng Hà My chưa hoàn thành bằng lái xe, nên vẫn cần người giúp điều khiển ôtô đến các địa điểm đi chơi ở gần. Trong thời gian sớm nhất có thể, hai người sẽ hoàn thiện điều này vì đều rất háo hức cho những chuyến đi xa sắp tới.
“Vợ chồng mình dự định đi xuyên Việt, cho bé con đi cùng để trải nghiệm cuộc sống và rèn luyện tính tự lập từ nhỏ. Để có kinh phí trên đường đi, vợ chồng mình sẽ mở kênh vlog du lịch và quay lại những trải nghiệm ở nơi mình đến với mọi người. Với 2 đứa mình, chọn cuộc sống du mục, dành tất cả thời gian cho nhau và cho con là điều quan trọng nhất”, 9X chia sẻ.
![]()
![]()
![]()
![]()
![]() |
Căn nhà di động của Duy Tân - Hà My có tiện nghi sinh hoạt cơ bản đủ cho 1 gia đình trong các chuyến đi chơi xa. |
34 tuổi, cao chỉ 1m26, khuôn mặt, giọng nói như đứa trẻ, anh Cảnh nhiều lần bị khách tưởng là con nít, yêu cầu đi gọi bố mẹ đến giúp.
" alt=""/>Đôi vợ chồng chi 250 triệu đồng tự cải tạo ôtô cũ thành nhà di động