Polyvinyl-alcohol (PVA) là một trong những thành phần chính trong công nghệ sản xuất tivi LCD. Chất này cũng được dùng để làm thuốc điều trị giảm khô mắt hoặc kích ứng mắt do điều kiện môi trường.
" alt=""/>Chiết xuất thuốc từ màn hình LCD cũUWC là một hệ thống trường phổ thông đặc biệt gồm 17 trường ở 17 quốc gia khác nhau, và có học sinh đến từ hơn 90 quốc gia trên thế giới. Tháng 8 tới đây, Khoa sẽ bắt đầu theo học ở UWC Maastricht (Hà Lan).
![]() |
Trần Nguyên Khoa, sinh năm 2001 và các bạn cùng lớp ở Trường Phổ Thông Năng Khiếu TP.HCM. Ảnh: NVCC |
Khác với một số ứng viên, Khoa đến với học bổng của UWC trong tâm trạng hụt hẫng sau khi trượt một học bổng khác dành cho học sinh phổ thông.
Một trong những điểm ấn tượng nhất trong hồ sơ của Khoa là loạt giải thưởng quốc tế từ khi mới chỉ là học sinh THCS. Bảng thành tích này có thể cho thấy sự toàn diện trong khả năng nhận thức và kỹ năng của em.
Năm 2015, Khoa đại diện Việt Nam tham gia kì thi Olympic Nhà sáng tạo trẻ Quốc tế (IYIPO) và giành được huy chương vàng với đề tài thiết kế và lập trình một mẫu nhà thông minh. Năm 2015 và 2016, Khoa tham gia kỳ thi Cup Học giả Quốc tế (World Scholar’s Cup) ở ĐH Yale và đoạt 13 huy chương khác nhau về tranh luận và thử thách trí tuệ. Năm 2013, em là thành viên của nhóm học sinh Việt Nam đầu tiên tham dự kì thi Olympic Robot Thế giới (World Robotic Olympiad).
“Sau khi tham gia cuộc thi Nhà sáng tạo trẻ quốc tế, một cô giáo dẫn đoàn đi thi thấy ấn tượng về khả năng thuyết trình đã mời em tham gia vòng chung kết cuộc thi hùng biện Học giả quốc tế tại ĐH Yale (Mỹ). Năm đầu, em đạt một giải vàng trong hùng biện. Năm sau, ở hai vòng loại khu vực và vòng quốc tế, em đều được hạng 5 phần thi trắc nghiệm kiến thức tổng hợp và viết luận, hạng 40 tranh biện tổng thể và đạt huy chương theo số thành tích tương ứng”. Đến giờ, Khoa vẫn còn tham gia cuộc thi này.
![]() |
Khoa chụp cùng bạn bè quốc tế trong cuộc thi Cup Học giả quốc tế tại Bangkok, Thái Lan năm 2016. Ảnh: NVCC |
Ngoài những cuộc thi khoa học, Khoa còn tập Karatedo, chơi bóng đá, thổi kèn Harmonica và tham gia nhiều câu lạc bộ, hội nhóm của trường.
Tuy nhiên, có một điều đặc biệt: Khoa khẳng định mình không phải là “mọt sách”. Ngược lại, em chỉ làm và học những thứ mà mình yêu thích.
“Em tham gia các cuộc thi chỉ để tận hưởng các hoạt động, không bao giờ nhắm tới các giải thưởng. Giải thưởng tự mà có thôi. Em tin rằng chỉ khi đam mê và tự nguyện thì mình mới giỏi cái đó đến mức thành thạo.
"Thích Toán học nên em tham gia câu lạc bộ Toán và hay đọc các bài toán mẹo, nhất là toán thực tế và các thuyết về toán liên quan đến không gian và xác suất. Em thích Vật lý, đặc biệt là Vật lý lượng tử, thích học về lực và sự biến đổi của năng lượng nên tự lên mạng đọc các thuyết của Einstein, các phát minh của Tesla và các phát hiện điên rồ của Niels Bohr…”
Chính vì thế, Khoa cho rằng muốn nâng cao bất cứ kỹ năng nào của bản thân thì cũng nên bắt đầu bằng đam mê.
Chàng trai sinh năm 2001 cũng chia sẻ, việc học theo sở thích và làm mọi thứ bằng đam mê không hề đơn giản. Em vấp phải sự phản đối của phụ huynh, giáo viên, thậm chí là bạn bè. "Mãi đến khi vào Năng Khiếu thì cách học đó của em mới dễ được mọi người chấp nhận hơn vì ở đây nêu cao tinh thần tự tìm tòi, học hỏi không ép buộc học vẹt".
![]() |
Khoa (ngoài cùng bên phải) cùng các bạn trong nhóm nhảy MIB mà em là thành viên. Ảnh: NVCC |
Theo Khoa, khả năng học thuật không phải là tiêu chí lựa chọn duy nhất của ban tuyển sinh UWC. “Điều quan trọng mà UWC tìm kiếm là sự tự nhận thức, sự kiên cường đối mặt và tự vượt qua được khó khăn của bản thân, bởi UWC được thành lập là để đào tạo những công dân toàn cầu cùng chung tay bảo vệ và phát triển hoà bình”.
“Còn về bản thân, em nghĩ mình được chọn là vì ban tuyển sinh nhận thấy em có đam mê khi nói, khi tham gia hoạt động. Em có cá tính gây ấn tượng với người khác khi nói chuyện, có sự tự tin, tư duy tốt và quan tâm đến người khác”.
![]() |
Trần Nguyên Khoa |
Trong hai bài luận gửi tới ban tuyển sinh, Khoa đã chia sẻ về một khó khăn mà em phải vượt qua, qua đó trả lời câu hỏi “ngoài siêng năng thì điều gì quyết định sự thành công?”.
Bài luận thứ hai Khoa viết về việc hút thuốc lá – một vấn đề toàn cầu mà em muốn giải quyết.
Tham gia nhiều cuộc thi quốc tế, có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với bạn bè khắp năm châu, Khoa nhận thấy, học sinh quốc tế rất cởi mở trong việc làm quen và chia sẻ. “Họ chủ động giới thiệu bản thân và bắt chuyện với mình. Các bạn cũng quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau nhiều. Họ tự tin và biết rõ bản thân mình có thế mạnh gì, và không ngại hát lên dù giọng hát có không hay đi nữa”.
“Hầu hết học sinh quốc tế mà em gặp, dù từ bất kì nước nào, cũng giao tiếp tiếng Anh rất trôi chảy, nắm tình hình chính trị, lịch sử và văn hoá của đất nước mình rất rõ, hơn hẳn so với học sinh Việt Nam. Học sinh nước ngoài không học thuộc nhiều như học sinh Việt Nam nhưng hiểu về thế giới xung quanh mình hơn, và vận dụng được những kiến thức đó vào những câu đùa hằng ngày. Họ ít chỉ trích, cởi mở với mọi thể loại đùa vui, rất dễ cười và thân thiện”.
![]() |
Khoa (bên trái) chụp cùng bạn học. Ảnh: NVCC |
Chia sẻ cảm xúc sau khi được nhận học tại UWC Maastricht, Khoa nói: Vào khoảnh khắc nhận được học bổng, những nỗ lực để trở thành một phần lớn hơn của thế giới của mình cuối cùng cũng đã được đền đáp, khiến tôi tràn ngập hy vọng rằng tôi có thể làm bất cứ điều gì. Đấy chính xác là điều tôi sẽ làm.”
Nam sinh 16 tuổi chia sẻ, có 3 người mà em ngưỡng mộ trong cuộc sống. “Người thứ nhất là Bác Hồ - người đã đi khắp nơi trên thế giới để học hỏi những điều ngoài sách vở và đã đi vào lịch sử thế giới. Người thứ hai là Hunter Patch Adam. Ông là một bác sĩ đã dám chống đối cách chữa trị thông thường của bác sĩ, và đề cao tình thương sự gần gũi với bệnh nhân. Ông đã xém bị đuổi học vào năm 3 của ĐH John Hopkins vì lẻn vào các phòng bệnh để chia sẻ, vui đùa với bệnh nhân. Ông cũng là người mở ra một bệnh viện miễn phí cho mọi người.
Người thứ ba là nhà khoa học Phunsuk Wangdu trong bộ phim'"Ba thằng ngốc". Từ đó mà em học được phương châm sống là nếu bạn theo đuổi sự thành công, bạn sẽ mãi đi theo sau nó. Thay vào đó, hãy theo đuổi đam mê và thành công sẽ theo bạn”.
Đó cũng là bí quyết mà Khoa tâm đắc và muốn chia sẻ với các bạn đang tìm kiếm những cơ hội đi du học, xin học bổng, hay bất cứ trường đại học, công việc nào mà mình muốn.
“Theo em, chìa khóa bắt đầu ở sự đam mê của trái tim”.
Sau khi đón trẻ xong, tôi đánh xe lên gần sát gốc cây và mở hé cửa kính của xe rồi đi vào làm việc riêng. Đến khoảng hơn 15h, theo thói quen thường ngày tôi ra mở cửa để xe bớt nóng để học sinh khi lên được mát, thì phát hiện ra cháu bị như thế”, ông Tỵ kể.
![]() |
Ông Nguyễn Công Tỵ, phụ trách lái xe ô tô đưa đón trẻ và cũng là chồng của của chủ nhóm trẻ tư thục Đồ Rê Mí (huyện Tiên Du, Bắc Ninh). |
Sau đó ông Tỵ đã bế cháu ra và nhờ một người nữa đưa đi cấp cứu. Khoảng thời gian đó, chúng tôi ưu tiên để cấp cứu cho bé trước và chưa kịp thông báo ngay cho gia đình.
Ông Tỵ cho biết vợ mình là chủ cơ sở nhóm trẻ tư thục Đồ Rê Mí, còn mình chỉ phụ trách công việc đưa đón trẻ giúp vợ. Do lượng học sinh có nhu cầu đưa đón của trường chưa nhiều, khoảng hơn 10 trẻ, nên ông Tỵ thường đi đón một mình.
“Hôm nào có trẻ mới nhập học còn bé thì có thêm cô giáo đi đón cùng. Những trẻ đã quen rồi thì một mình tôi đi đón. Còn buổi chiều khi đưa trẻ về lúc nào cũng có cô giáo đi cùng”, ông Tỵ nói.
Ông Tỵ cho biết, quy trình đưa đón trẻ của cơ sở là khi trẻ được đưa đến, các cô giáo sẽ xuống đón lên lớp và ông sẽ kiểm tra xe.
Theo ông Tỵ, số trẻ được phụ huynh đăng ký đưa đón hầu hết nhà cách trường từ 4-5 cây số.
“Thực sự tôi cảm thấy rất có lỗi với bé. Dù gì thì gì mình phải là người gánh trách nhiệm, bởi việc của mình cần làm là kiểm tra khi học sinh rời khỏi xe. Cũng may cháu bé qua khỏi được nguy kịch nên tôi cũng cảm thấy nhẹ lòng hơn”, ông Tỵ nói.
Ông Tỵ là người lái xe đưa đón học sinh, đồng thời cũng là chồng của chủ cơ sở mầm non. Sáng ngày 13/9, ông lái chiếc xe Ford Transit được mua từ 9 tháng trước để đưa đón học sinh đi học.
Sau khi trả hết trẻ về lớp, ông đỗ chiếc xe đối diện cửa nhóm lớp, giữa hai gốc cây sát tỉnh lộ 287. Đây là khu vực gần với hai khu công nghiệp lớn, nhiều ô tô qua lại và lắm tiếng ồn.
Người dân xung quanh cho biết, đây có thể là lý do khiến mọi người không nghe thấy tiếng trẻ khóc hay kêu gào trong xe.
Phụ huynh có con học cùng lớp với cháu Lợi cho biết, thông thường khi phụ huynh muốn cho con nghỉ học, gia đình sẽ gọi điện thông báo trực tiếp với cô giáo hoặc nhắn tin qua một nhóm trao đổi chung của cả lớp với cô chủ nhiệm.
“Tuy nhiên, cũng không có quy định cụ thể khi thấy học sinh vắng mặt giáo viên phải làm gì”, phụ huynh này cho hay.
Thanh Hùng - Thúy Nga
- Nhóm trẻ tư thục Đồ Rê Mí- nơi bỏ quên bé 3 tuổi trong xe đưa đón ở Bắc Ninh đã gỡ biển hiệu trong tối ngày hôm nay 16/9.
" alt=""/>Người lái xe để quên trẻ 3 tuổi trong xe đưa đón ở Bắc Ninh nói gì?Sáng hôm nay 30/9, Ban Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam cho biết sau khi tiếp nhận đơn xin nghỉ việc của bác sĩ Phan Xuân Khoa (sinh năm 1991), công tác tại Khoa Gây mê phẫu thuật của bệnh viện (BV) vì lý do gia đình, BV đã giải quyết cho bác sĩ Khoa nghỉ theo đúng qui định của pháp luật hiện hành.
Tuy nhiên, lãnh đạo BV Đa khoa Quảng Nam yêu cầu bác sĩ Khoa phải đền bù hợp đồng theo diện thu hút nhân tài của tỉnh mà bác sĩ Khoa đã cam kết.
Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, nơi thu hút nhiều nhân tài |
Theo cam kết trong chương trình thu hút nhân tài của Quảng Nam, nếu "nhân tài" đơn phương chấm dứt hợp đồng và chưa công tác đủ thời gian 12 năm sẽ phải đền bù gấp đôi số tiền đã nhận.
Theo hồ sơ cán bộ theo diện thu hút nhân tài của tỉnh Quảng Nam, vào năm 2014, UBND tỉnh Quảng Nam có quyết định về chính sách thu hút "nhân tài" về làm việc tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Năm 2016, bác sĩ Khoa "đầu quân" cho BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam theo quyết định này.
Bác sĩ Khoa đã ký hợp đồng với Sở Nội vụ tỉnh Quảng Nam làm việc tại BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam trong thời gian 12 năm, được nhận tổng số tiền 350 triệu đồng. Trong đó, 250 triệu đồng là tiền ưu đãi tốt nghiệp đại học loại giỏi và 100 triệu đồng tiền hỗ trợ mua đất làm nhà ở.
Ngay sau khi ký hợp đồng theo diện thu hút nhân tài, bác sĩ Khoa về công tác tại BV Đa khoa Quảng Nam và sau đó cử đi học chuyên khoa định hướng về gây mê phẫu thuật tại BV Chợ Rẫy (TP.HCM).
Sau khi hoàn thành khóa chuyên khoa định hướng gây mê phẩu thuật, trở về công tác một thời gian, bác sĩ Khoa đã có đơn xin nghỉ việc.
Do phá vỡ cam kết nên bác sĩ Khoa phải bồi thường cho BV Đa khoa tỉnh Quảng Nam 58 triệu đồng, bồi thường cho UBND tỉnh Quảng Nam 597 triệu đồng.
Hiện tại, bác sĩ Khoa chấp nhận phương án đền bù và đã chuyển tiền bồi thường cho ngân sách tỉnh để được nghỉ việc.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Hai, khẳng định bắt đầu từ năm 2014, Quảng Nam đã "trải thảm đỏ" thu hút nhân tài ngành y tế về công tác tại địa phương.
Theo chính sách thu hút này, đối với bác sĩ tốt nghiệp đại học chính quy tại các Trường ĐH Y Hà Nội, Trường ĐH Y Dược TP.HCM, Trường ĐH Y Dược Huế về công tác tại các cơ sở y tế công lập trên địa bàn tỉnh, ngành y tế tiếp nhận ngay và hưởng nhiều chính sách ưu đãi.
“Bác sĩ tốt nghiệp loại giỏi sẽ nhận được 250 triệu đồng, tốt nghiệp loại khá nhận được 230 triệu đồng, tốt nghiệp loại trung bình, trung bình khá nhận được 200 triệu đồng.
Thạc sỹ và bác sĩ chuyên khoa I được nhận 300 triệu đồng; bác sĩ nội trú và bác sĩ chuyên khoa II 350 triệu đồng và tiến sĩ là 500 triệu đồng. Ngoài ra, mỗi người còn được nhận 100 triệu đồng tiền hỗ trợ mua đất để làm nhà ở” - ông Hai cho biết.
Với chính sách ưu đãi này, đã có hàng chục bác sĩ giỏi về đầu quân tại Quảng Nam. Tuy nhiên, trong thời gian qua, một số bác sĩ giỏi đang có xu hướng xin nghỉ việc và sẵn sàng đền bù hợp đồng đã ký kết để không còn bị ràng buộc.
Vũ Trung
" alt=""/>Quảng Nam: Nhân tài ngành y xin nghỉ việc phải bồi thường hơn nửa tỷ đồng