Theo đó, qua tra cứu thông tin, cơ quan chức năng phát hiện có ít nhất 184 doanh nghiệp tư nhân sử dụng tên khi đăng ký giấy chứng nhận kinh doanh tại Sở Kế hoạch và Đầu tư TPHCM có cụm từ "bệnh viện", nhưng không hoạt động theo mô hình bệnh viện.
Thậm chí, có các doanh nghiệp khi đăng ký thủ tục hành chính để thành lập phòng khám lại buộc Sở Y tế phải cấp phép với tên gọi có cụm từ "bệnh viện". Lý do được đưa ra là vì phòng khám đăng ký theo tên của doanh nghiệp đã được in trong giấy chứng nhận kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp.
Theo quy định của Luật Khám bệnh, chữa bệnh và Nghị định số 96/2023/NĐ-CP, điều kiện cấp phép cho "bệnh viện" và "phòng khám" có sự khác biệt về quy mô, cơ sở vật chất, cơ cấu tổ chức, nhân sự cùng các điều kiện khác. Điều này nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm của mỗi cơ sở y tế.
Do vậy, việc các phòng khám sử dụng từ "bệnh viện" trong tên gọi không chỉ không đúng với chức năng, nhiệm vụ mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi và lòng tin của người dân.
Một cơ sở được cấp giấy chứng nhận kinh doanh là Công ty TNHH bệnh viện thẩm mỹ E-Star nhưng chưa có giấy phép hoạt động (Ảnh: SYT).
Theo số liệu của Thanh tra Sở Y tế TPHCM, từ đầu năm đến nay, đã có 10 cơ sở kinh doanh đăng ký chữ "bệnh viện" trong tên doanh nghiệp vi phạm pháp luật, bị xử lý vi phạm hành chính.
Trong đó, có 6 phòng khám chuyên khoa, 3 phòng khám đa khoa, 1 cơ sở chăm sóc da. Ngoài ra, còn có 1 cơ sở hành nghề thẩm mỹ nhưng không có giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
Trước tình hình trên, Sở Y tế TPHCM nêu một số kiến nghị và giải pháp để các cơ quan chức năng xem xét thực hiện.
Thứ nhất, kiến nghị bộ, ngành và các đơn vị liên quan xem xét, bổ sung các quy định về việc đặt tên cơ sở y tế, để khắc phục tình trạng kinh doanh dịch vụ phòng khám nhưng sử dụng tên "bệnh viện".
Thứ hai, đề nghị cơ quan đăng ký kinh doanh các cấp (Sở Kế hoạch và Đầu tư, Phòng Tài chính - Kế hoạch địa phương) xem xét siết chặt quy trình thẩm định và từ chối cấp phép đối với các doanh nghiệp, hộ kinh doanh cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có tên đăng ký không đúng hình thức tổ chức theo quy định.
Với các doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký tên là "bệnh viện", trong trường hợp không đủ phạm vi hoạt động đầy đủ là một bệnh viện phải thực hiện việc điều chỉnh tên phù hợp.
Thứ ba, phối hợp các sở, ban ngành liên quan và chính quyền địa phương tăng cường hoạt động kiểm tra, thanh tra các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân, xử lý nghiêm đối với các cơ sở có sai phạm hoặc cố tình vi phạm nhiều lần, đặc biệt là các phòng khám thường xuyên nhận được phản ánh, khiếu nại từ người dân.
Sở Y tế TPHCM nhận định, sự mập mờ trong việc sử dụng tên gọi "bệnh viện" của các phòng khám tư nhân hiện là một vấn đề của xã hội và cần có giải pháp khắc phục kịp thời.
Cơ quan quản lý y tế kêu gọi người dân lựa chọn các bệnh viện, phòng khám uy tín đã được Bộ Y tế, Sở Y tế cấp giấy phép hoạt động. Thông tin về cơ sở khám chữa bệnh và người hành nghề có thể được tra cứu tại https://thongtin.medinet.org.vn hoặc https://tracuu.khambenh.gov.vn.
Nếu phát hiện, nghi ngờ người hành nghề hoặc phòng khám thiếu minh bạch, hãy gọi đường dây nóng 0989.401.155 hoặc tải thông tin lên ứng dụng "Y tế trực tuyến", để Thanh tra Sở Y tế kịp thời nắm bắt, ngăn chặn và xử lý nghiêm theo quy định.
" alt=""/>Nhiều phòng khám tư nhân ép Sở Y tế TPHCM cấp phép tên "bệnh viện"Anh S. đang điều trị tại Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Ảnh: N.M.).
Kết quả chụp CT cho thấy, anh bị sán ký sinh tại não. Sau đó, anh S. vào Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương) để điều trị.
Sán não là bệnh nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương gây ra bởi ấu trùng sán dây lợn Taenia solium. Ấu trùng sán dây lợn khi vào cơ thể có thể ký sinh ở nhiều nơi khác nhau như: cơ, não, gan và mắt.
Khi ký sinh ở não, chúng sẽ gây bệnh sán não. Sán não được cho là nguyên nhân chính gây ra các cơn động kinh khởi phát ở người trưởng thành ở hầu hết các quốc gia có thu nhập thấp.
Anh S. kể: "Lúc đầu, tôi cứ nghĩ là bị trúng gió. Khi bác sĩ thông báo kết quả, tôi sốc vô cùng".
Qua khai thác tiền sử, các bác sĩ cũng nắm được người đàn ông này có thói quen ăn rau sống và tiết canh lợn.
Nguy cơ từ món ăn quen thuộc
BS Phùng Xuân Hách, Bệnh viện Đặng Văn Ngữ, cho biết các triệu chứng của bệnh sán não thường không rõ ràng, dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác.
Trong trường hợp của anh S., các biểu hiện ban đầu chỉ là chóng mặt, buồn nôn, nên gia đình và bản thân bệnh nhân đều nghĩ đến các vấn đề như trúng gió hay đột quỵ.
Tiết canh tiềm ẩn nhiều nguy cơ tới sức khỏe (Ảnh: Getty).
Nguyên nhân chính khiến anh S. nhiễm sán não là do thói quen ăn tiết canh và rau sống.
"Rất nhiều người nghĩ rằng lợn nhà nuôi sạch sẽ là an toàn. Nhưng thực tế, chúng ta không thể kiểm soát hết các nguy cơ bệnh tật, ký sinh trùng trong quá trình chăn nuôi", BS Hách nhấn mạnh.
Theo chuyên gia này, ăn tiết canh hoặc các loại thịt lợn chưa được nấu chín kỹ như nem chạo, nem thính đều tiềm ẩn nguy cơ cao nhiễm sán não. Ngoài ra, tiết canh còn có thể gây ra các bệnh nguy hiểm khác như nhiễm liên cầu lợn - một loại vi khuẩn có thể dẫn đến viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết.
Sau khi được bác sĩ giải thích, anh S. thốt lên: "Xin chừa, sợ quá rồi! Từ nay tôi sẽ không bao giờ ăn tiết canh nữa". Đây cũng là lời cảnh tỉnh đối với nhiều người Việt Nam vẫn còn giữ thói quen sử dụng thực phẩm sống hoặc chưa được chế biến kỹ.
Lời khuyên từ chuyên gia
Để phòng ngừa bệnh sán não và các bệnh lý liên quan, chuyên gia khuyến cáo:
- Ăn chín, uống sôi: Không tiêu thụ các loại thực phẩm sống hoặc chưa được nấu chín kỹ.
- Tách riêng thực phẩm sống và chín: Không dùng chung thớt, dao để chế biến thực phẩm sống và chín.
- Không ăn tiết canh và nem sống: Tiết canh lợn hoặc các món ăn từ lợn chưa nấu chín đều có nguy cơ cao lây nhiễm ký sinh trùng và vi khuẩn.
"Bệnh sán não có thể diễn biến âm thầm, khó nhận biết, nhưng hậu quả lại vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, việc đảm bảo an toàn thực phẩm không chỉ là trách nhiệm với bản thân mà còn bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình và cộng đồng", BS Hách nhấn mạnh.
" alt=""/>Sán làm tổ trong não người đàn ông vì món nhiều người mêHình ảnh người đàn ông suýt bị thang máy "nuốt chửng" khi bước vào thang (Ảnh cắt từ clip).
Cụ thể, khoảng 7h30 cùng ngày, tại khu vực thang máy của tòa HH2C chung cư Linh Đàm xảy ra sự cố hỏng thang máy.
Vào thời gian trên, có khoảng 9 người đang đứng trong thang máy tại tầng 1. Khi thang máy chưa đóng cửa, có một người đàn ông mặc áo trắng bước vào. Đúng lúc đó, chiếc thang máy không dừng lại mà tự đóng cửa rồi đi lên tầng cao.
Theo clip đăng tải trên mạng xã hội, người đàn ông mặc áo trắng suýt bị kẹp đầu và người ở cửa thang khi thang di chuyển. Rất may người này kịp phản ứng, rút chân và lui người lại mới tránh được một vụ tai nạn kinh hoàng.
Nhiều người trong thang máy rất bàng hoàng và hốt hoảng trước tình huống trên.
"Quá sợ, không hiểu nếu anh áo trắng không kịp phản ứng thì hậu quả sẽ thảm khốc như thế nào", một tài khoản bình luận trên mạng xã hội.
Anh T.V.T. (30 tuổi, ở khu chung cư HH Linh Đàm) cho biết, thời gian qua, tại khu chung cư này liên tục xảy ra sự cố hỏng thang máy khiến cư dân bức xúc.
"Thang có thể hỏng mọi lúc, đặc biệt cả trong những giờ cao điểm. Có thời điểm một tòa nhà hỏng tới 2 thang máy cùng một lúc khiến rất nhiều người bức xúc. Người dân không có thang máy di chuyển, làm chậm giờ học giờ làm, ảnh hưởng rất nhiều tới cuộc sống", anh T. nói.
" alt=""/>Người đàn ông suýt bị thang máy chung cư HH Linh Đàm "nuốt chửng"