“Tất cả các vệ tinh khi quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất đều bốc cháy, và tạo ra các hạt phân tử nhôm ôxit trôi nổi trên tầng cao khí quyển trong nhiều năm. Sau cùng, nó sẽ ảnh hưởng tới môi trường Trái Đất”, Takao Doi, cựu phi hành gia và hiện là giáo sư tại Đại học Kyoto, nói.
Để giải quyết vấn đề trên, các nhà nghiên cứu tại Đại học Kyoto đã lập dự án đánh giá các loại gỗ để xác định chúng chịu được sự khắc nghiệt như thế nào khi được phóng vào không gian và trong những chuyến bay dài trên quỹ đạo xoay quanh Trái Đất.
Những cuộc thử nghiệm đầu tiên được thực hiện trong các phòng thí nghiệm tái tạo điều kiện trên không gian, và các mẫu vật gỗ được phát hiện không có bất kỳ sự thay đổi nào về khối lượng, hay có dấu hiệu phân hủy hoặc hư hại. “Khả năng chống chịu của gỗ khiến chúng tôi kinh ngạc”, Koji Murata, người đứng đầu dự án cho biết.
Sau những cuộc thử nghiệm ban đầu, những mẫu vật gỗ được đưa lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) để thực hiện một số bài kiểm tra trong gần một năm, trước khi được đưa trở lại Trái Đất. Một lần nữa, các mẫu vật cho thấy chúng chỉ chịu một ít tổn hại.
Theo lý giải từ chuyên gia Murata, không có khí oxy trên không gian nên gỗ không bốc cháy, và không có sinh vật sống trên đó có thể khiến cho gỗ bị mục nát. Một số loại gỗ đã được thử nghiệm, bao gồm gỗ anh đào Nhật Bản. Trong đó, gỗ mộc lan được chứng minh là loại chắc chắn nhất, nên loại này được chọn để chế tạo vệ tinh bằng gỗ.
“Một trong những nhiệm vụ của vệ tinh LignoSat là đo sự biến dạng của kết cấu gỗ trong không gian. Gỗ bền và ổn định theo một hướng, những có thể bị nứt và thay đổi kích thước theo một hướng khác”, chuyên gia Murata cho hay.
Theo ông này, nếu vệ tinh LignoSat hoạt động tốt trong quá trình bay trên quỹ đạo Trái Đất, thì điều này sẽ mở ra cánh cửa cho việc sử dụng gỗ làm vật liệu chế tạo nhiều vệ tinh khác.
Đánh rơi chiến thắng trước U23 Thái Lan một cách tiếc nuối sau màn trình diễn xuất sắc nên trận đấu gặp U23 Hàn Quốc thầy trò HLV Gong Oh Kyun tiếp tục nhận sự quan tâm lẫn hy vọng, dù đối thủ rất mạnh.
Những hy vọng này ngoài chuyện U23 Việt Nam làm được ở trận ra quân còn có cả việc bóng đá trẻ luôn ẩn chứa bất ngờ nên cuộc đối đầu vào tối 4/6 thêm phần hấp dẫn.
... nhưng phải toan tính đường dài
Mang nhiều hy vọng từ người hâm mộ, nhưng chắc chắn HLV Gong Oh Kyun và các học trò đều hiểu rằng U23 Hàn Quốc là một đối thủ khác hoàn toàn so với U23 Thái Lan, vì vậy cần toan tính nhiều hơn.
Chiến lược gia người Hàn Quốc sẽ toan tính gì cho U23 Việt Nam trong trận đấu với đội bóng quê hương thì chưa biết, nhưng điều cần nhất vẫn là ở việc thận trọng để đảm bảo khung thành được an toàn nhất có thể.
Chỉ khi nào U23 Việt Nam vượt qua được sức ép lớn từ nhà ĐKVĐ U23 châu Á, cơ hội mới mở ra cho thầy trò HLV Gong Oh Kyun bằng những đường bóng phản công.
Nói một cách ngắn gọn, U23 Việt Nam trước khi tính đến chuyện đánh bại đối thủ phải đảm bảo giữ sạch mành lưới hoặc thua ít nhất có thể hòng tập trung cho trận cuối cùng với U23 Malaysia.
Dồn sức cho trận cuối để tranh vé vào tứ kết là nhiệm vụ dành cho ông Gong và rất có thể ngoài bộ khung chính đã có, thuyền trưởng người Hàn Quốc cũng cần giữ chân cho các trụ cột thay vì dốc toàn lực ở cuộc đối đầu vào tối 4/6 này.
Tính toán thì dễ, nhưng thực hiện được hay không mới là vấn đề khi thực tế con người mà HLV Gong Oh Kyun đang sở hữu cũng chỉ có thể, chưa nói chấn thương hay một vài cầu thủ vẫn bất ổn sau sự cố trước trận ra quân.
U23 Việt Nam hay HLV Gong Oh Kyun đã tạo được niềm tin cho người hâm mộ để giờ là lúc toan tính với tấm vé đi tiếp. Còn nếu tiếp tục đá hồn nhiên như trận ra quân sẽ rất khó cho cuộc đối đầu với U23 Malaysia sau đó.
Video U23 Việt Nam 2-2 U23 Thái Lan:
Xuân Mơ
" alt=""/>U23 Việt Nam đấu U23 Hàn Quốc: Ông Gong cần cao tay tính gì?Chào bạn, đối chiếu với quy định của pháp luật Việt Nam và những thông tin bạn hỏi thì trường hợp của bạn chúng tôi xin giải đáp như sau: Nếu như bạn thích một nhân vật trong phim Hàn Quốc và muốn đặt tên con bạn giống như vậy thì không được. Theo pháp luật Việt Nam tên con bạn phải được đặt tên bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không được sử dụng tiếng nước ngoài để đặt tên. Nếu bạn thích đặt tên con theo phim Hàn Quốc thì bạn nên đặt tên gọi ở nhà, còn tên trong giấy khai sinh thì không được.
![]() |
Ảnh chỉ có tính chất minh họa |
Cơ sở pháp lý: Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 26 Bộ luật Dân sự 2015 quy định cụ thê như sau:
“Điều 26. Quyền có họ, tên
Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó.
Họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán. Trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người đó.
Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng…
Việc đặt tên bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này.
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam; không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
Cá nhân xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự theo họ, tên của mình.
Việc sử dụng bí danh, bút danh không được gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác”.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 4 Nghi định “123/2015/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hộ tịch” quy định nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch cụ thể:
Điều 4. Xác định nội dung đăng ký khai sinh
Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:
Họ, chữ đệm, tên và dân tộc của trẻ em được xác định theo thỏa thuận của cha, mẹ theo quy định của pháp luật dân sự và được thể hiện trong Tờ khai đăng ký khai sinh; trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được, thì xác định theo tập quán;
Quốc tịch của trẻ em được xác định theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
Số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh được cấp khi đăng ký khai sinh. Thủ tục cấp số định danh cá nhân được thực hiện theo quy định của Luật Căn cước công dân và Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Căn cước công dân, trên cơ sở bảo đảm đồng bộ với Luật Hộ tịch và Nghị định này;
Ngày, tháng, năm sinh được xác định theo Dương lịch. Nơi sinh, giới tính của trẻ em được xác định theo Giấy chứng sinh do cơ sở y tế có thẩm quyền cấp; trường hợp không có Giấy chứng sinh thì xác định theo giấy tờ thay Giấy chứng sinh theo quy định tại Khoản 1 Điều 16 của Luật Hộ tịch.
Đối với trẻ em sinh tại cơ sở y tế thì nơi sinh phải ghi rõ tên của cơ sở y tế và tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi có cơ sở y tế đó; trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế thì ghi rõ tên đơn vị hành chính cấp xã, huyện, tỉnh nơi trẻ em sinh ra.
Quê quán của người được đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 8 Điều 4 của Luật Hộ tịch.
Tư vấn bởi luật sư Nguyễn Thị Thanh
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
" alt=""/>Đặt tên con theo phim Hàn Quốc có được không?