Chính sự gia tăng đột biến của người dùng đã làm lộ ra hàng loạt lỗ hổng bảo mật của ứng dụng Zoom. Chẳng hạn, việc xuất hiện các “vị khách không mời mà đến” trong các phòng họp trực tuyến của Zoom, địa chỉ email và hình ảnh của người dùng bị rò rỉ, các cuộc gọi không được mã hóa đầu cuối và lỗ hổng được tìm thấy trong trình cài đặt Zoom cho phép kẻ tấn công có quyền truy cập vào các máy tính để chạy mã độc.
Ngay cả Giám đốc điều hành của Zoom, Eric Yuan cũng thừa nhận số lượng người dùng phát triển quá nhanh làm nảy sinh nhiều vấn đề liên quan đến bảo mật. Để giải quyết những lo ngại đó, công ty đã thuê cựu Giám đốc an ninh của Facebook Alex Stamos làm cố vấn và thành lập một ban riêng để xem xét các vấn đề liên quan đến quyền riêng tư và an toàn cho người dùng.
Tuy nhiên, nó không tránh khỏi việc một số tổ chức, công ty, chính phủ, cơ quan nhà nước và trường học cấm Zoom hoặc hạn chế sử dụng.
Đài Loan ra thông báo cấm tất cả cơ quan chính phủ sử dụng Zoom sau khi Giám đốc điều hành của Zoom thừa nhận các cuộc gọi video được định tuyến nhầm về máy chủ đặt tại Trung Quốc. Theo chính phủ Đài Loan, các cơ quan, tổ chức nếu cần tổ chức hội nghị truyền hình từ xa, không nên sử dụng các sản phẩm không được bảo mật như Zoom.
Quyết định cấm nhân viên sử dụng Zoom của NASA được đưa ra sau khi Văn phòng Cục Điều tra Liên bang Mỹ (FBI) tại Boston hôm 30/3 đã đưa ra cảnh báo về Zoom. FBI cho biết người dùng không nên tổ chức họp trên ứng dụng công khai hoặc chia sẻ liên kết rộng rãi. Trước đó, FBI nhận được báo cáo về hai cá nhân không xác định đã xâm nhập vào các phiên họp, truyền bá nội dung phản cảm - hiện tượng có tên “Zoombombing”.
Bộ Ngoại giao Đức cho biết căn cứ các báo cáo truyền thông, Bộ nhận thấy phần mềm họp trực tuyến Zoom có nhiều vấn đề nghiêm trọng về bảo mật dữ liệu và an ninh, dẫn đến nhiều rủi ro khi sử dụng. Tuy nhiên, do phần mềm này được dùng rộng rãi giữa các đối tác quốc tế của Bộ nên hiện chưa thể cấm sử dụng hoàn toàn. Theo đó, trong những trường hợp khẩn cấp hay khủng hoảng, các nhân viên của Bộ Ngoại giao Đức vẫn có thể sử dụng phần mềm họp trực tuyến Zoom trên máy tính cá nhân phục vụ công việc của ngành.
Ngày 8/4, Financial Times cho biết, Thượng viện Mỹ thông báo với các thành viên không sử dụng ứng dụng hội nghị video của Zoom vì lo ngại liên quan đến bảo mật dữ liệu. Các Thượng nghị sĩ được yêu cầu tìm một nền tảng khác thay thế để làm việc từ xa nhưng chưa ban hành lệnh cấm hoàn toàn.
Vậy điều gì đã làm nên thành công của những CEO gốc Ấn Độ? Theo CNN, dưới đây có thể là một số nguyên nhân chính.
![]() |
Từ trái sang phải: Sundar Pichai (CEO Alphabet), Satya Narayana Nadella (CEO Microsoft) và Shantanu Narayen (CEO Adobe). Ảnh: AP. |
Đầu tiên là thái độ chấp nhận thay đổi. Sinh ra và lớn lên ở đất nước với hơn một tỷ dân, tồn tại hàng chục ngôn ngữ, cơ sở hạ tầng không đồng đều buộc mọi đứa trẻ ở Ấn Độ phải học cách làm quen với cuộc sống bấp bênh, nay thế này mai thế khác.
Chính những bài học đầu đời đã trở thành kim chỉ nam giúp họ kiên nhẫn vượt qua mọi khó khăn, từ đó vươn lên dẫn đầu trong các bộ máy kinh doanh khổng lồ của thế giới.
Thứ 2, họ lường trước được những việc sắp xảy ra. Khả năng dự đoán những gì sẽ định hình thị trường là kỹ năng cần có ở một nhà lãnh đạo. Với các CEO người Ấn, họ có khả năng đặc biệt trong việc nắm bắt dữ liệu liên quan và liên tục vạch ra kế hoạch B cho dự án của mình.
Dù không mang tính cách mạng quá cao, kỹ năng này chính là mấu chốt để hoạch định chiến lược lâu dài với điều kiện thị trường hiện tại và thúc đẩy tầm nhìn cho tương lai.
![]() |
Thành công của nhiều CEO gốc Ấn cũng cổ vũ cho các cộng đồng nhập cư Mỹ gốc Á khác. Ảnh: BBC. |
Thứ 3, Ấn Độ là đất nước của “tỷ lệ”. Khi bạn lớn lên ở đất nước một tỷ dân, mọi thứ đều được quy về tỷ lệ. Tỷ lệ trúng tuyển vào nhà trẻ, trường phổ thông, sau đó là đại học, tỷ lệ về thứ hạng, điểm số, thi tuyển công chức hay thậm chí là xem xét visa để có cơ hội ra nước ngoài.
Chính điều đó đã rèn luyện cho các CEO tương lai kỹ năng phân tích dữ liệu vượt trội cũng như thống kê khả năng có thể hoàn thành dự án đã đề ra.
Thứ 4, Ấn Độ có nền giáo dục chú trọng cung cấp kiến thức về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Những người nhập cư Ấn Độ là một trong những cộng đồng có trình độ học vấn cao nhất ở Mỹ. Theo Pew, 75% dân Ấn nhập cư có bằng cử nhân hoặc cao hơn trong năm 2016. Đây là tỷ lệ cao nhất trong các quốc gia nhập cư, thậm chí khi so với 31,6% người Mỹ bản địa.
Ở cấp độ đại học trong vài thập kỷ qua, sinh viên nước ngoài có xu hướng lựa chọn các ngành khoa học máy tính và kỹ thuật. Đây chính là đối tượng săn đuổi không chỉ của các ông lớn công nghệ mà còn là những công ty bán lẻ khác.
Thứ 5, họ làm việc như một gia đình. Khi Indra Nooyi trở thành CEO của PepsiCo, những người chúc mừng đã đến nhà mẹ cô ở Ấn Độ để bày tỏ sự vui mừng. Điều đó thúc đẩy Nooyi nảy ra ý tưởng viết thư cảm ơn phụ huynh của những nhân tài ở công ty.
“Chính sự dạy dỗ tận tình của họ đã đem đến món quà tuyệt vời cho PepsiCo”, Nooyi nói. Một lá thư bày tỏ lòng biết ơn có giá trị như chiếc cúp cho sự cố gắng của các bậc cha mẹ.
Sự chân thành và thân thiện trong mối quan hệ với nhân viên, dù chỉ là người phục vụ trà nước, chính là điểm khác biệt khiến các công ty Ấn Độ vẫn đứng vững trước làn sóng phân biệt đối xử ở phương Tây.
Thứ 6, tính đa dạng. Lực lượng lao động và bộ phận lãnh đạo đa dạng là chìa khóa quan trọng đối với các công ty. Theo khảo sát của Deloitte, 69% nhân viên cho rằng hệ thống quản lý cấp cao đa dạng khiến họ cảm thấy có động lực trong công việc hơn.
Chính sự đa dạng về sắc tộc khiến các công ty có CEO người Ấn đạt được những thành công nhất định. Có được thành tựu trên không thể không kể đến nỗ lực đẩy lùi phân biệt chủng tộc của người Mỹ da trắng bằng cách trao cơ hội và đối xử tôn trọng với người Mỹ gốc Á.
Thứ 7, bản sắc riêng và sự thích ứng. Thế giới chúng ta hiện nay đang từng bước đề cao những giá vị vốn có của con người. Nhưng để thành công, bạn cần biết cách hòa nhập vào đám đông mà không làm lu mờ bản sắc riêng.
![]() |
Nooyi, CEO Pepsi phải tập tìm hiểu bộ môn bóng chày khi đến Mỹ vào năm 1978. Ảnh: WSJ. |
Nooyi, CEO Pepsi chia sẻ khi đến Mỹ vào năm 1978, bà đã phải từ bỏ môn cricket yêu thích của mình. Thay vào đó, Nooyi chuyển niềm đam mê vào bóng chày vì phát hiện ngôn ngữ kinh doanh ở đây xoay quanh những trận đấu.
“Vì không muốn bị bỏ rơi, tôi đã kết hợp tình yêu thể thao của mình với tuyển bóng chày Yankee. Thật tuyệt vời là sau đó tôi đã xích lại gần mọi người và ăn ý trong công việc hơn rất nhiều”, cô nói.
Thứ 8, thời gian quý giá nhưng cũng là thứ vô hạn.
“Tôi luôn cố gắng hài hòa những thứ mình thật sự quan tâm, sở thích cá nhân và công việc đang làm. Tôi xem Microsoft như nền tảng để theo đuổi những thứ bản thân đam mê. Chính điều đó mang lại rất nhiều ý nghĩa, như một sự thư giãn tối thượng”, Satya Nadella, CEO của Microsoft định nghĩa lại sự cân bằng với tờ Australian Financial Review.
Cuối cùng là niềm tin vào nhân tài. Chuyện một người nhập cư trở thành CEO của Fortune 500 dường như là việc không tưởng, nhưng đó cũng chính là cách nước Mỹ hoạt động.
Tin tưởng vào con người bất kể họ đến từ đâu, miễn có thực tài là tín ngưỡng mà chính thị trường, các nhà đầu tư và cả nhân viên tại Mỹ nhất mực đi theo. Đó cũng là nguyên lý của chủ nghĩa tư bản Mỹ được các CEO thể hiện trong sự nghiệp điều hành của mình.
" alt=""/>Tại sao nhiều CEO công nghệ là người gốc Ấn Độ?Xin chào quý tòa soạn. Tôi là bệnh nhân bị tiểu tiện không tự chủ nên thường xuyên phải sử dụng túi tiểu. Để giữ được nước tiểu không bị trào ra, tôi đã phải sử dụng đến loại băng keo 2 mặt thường bán ở các cửa hàng văn phòng phẩm.
Tôi không biết rõ được liệu sử dụng loại băng keo đó lâu dài có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Cách làm của tôi là quấn băng keo đó quanh cậu nhỏ và chụp túi lên.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Vậy có cách nào khác để không bị rò rỉ nước tiểu ra hoặc tôi có thể chữa triệt để chứng bệnh này không? (Do tính chất công việc nên tôi phải di chuyển nhiều).
Tôi xin chân thành cảm ơn quý tòa soạn!
Lê Xuân Cường, Hà Nội
Trả lời:
TS.BS Đỗ Đào Vũ, Phó giám đốc Trung tâm Phục hồi chức năng, Bệnh viện Bạch Mai:
Xin chào bạn! Bạn hỏi hai vấn đề, tôi xin trả lời như sau:
Thứ nhất là việc sử dụng băng dính hai mặt để cố định bao cao su chụp dương vật dẫn nước tiểu. Vấn đề lớn nhất cũng là điều khiến bạn đọc băn khoăn là cố định bao cao su hứng nước tiểu như thế nào để vừa cố định được không bị tuột ra tránh rỉ nước tiểu ra quần áo khi di chuyển nhưng lại đảm bảo không ảnh hưởng đến dương vật.
Bạn đã sử dụng băng dính hai mặt để cố định, do băng dính bạn sử dụng không phải là băng dính chuyên dụng nên khi có nước tiểu ra sẽ làm giảm đi độ dính của băng dính ảnh hưởng đến khả năng cố định, bên cạnh đó băng dính có thể gây kích ứng da vùng dương vật, thậm chí làm loét dương vật nếu bạn sử dụng lâu dài.
Vấn đề thứ hai là có cách nào để giải quyết triệt để được chứng bệnh này của bạn không? Tôi xin trả lời thế này, trước tiên tôi muốn biết nguyên nhân nào dẫn đến bạn bị chứng tiểu không kiểm soát này, bệnh diễn biến được bao lâu rồi, bạn còn cảm giác đi tiểu không, nếu còn thì có bị cảm giác đi tiểu gấp không, số lần rỉ tiểu trong ngày là bao nhiêu...
Những nguyên nhân thường hay gây tiểu không kiểm soát như bệnh lý về tủy sống, về não hay tổn thương vùng đáy chậu như chấn thương niệu đạo sau mổ tiền liệt tuyến, mổ bàng quang niệu đạo... Tốt nhất bạn nên đến bệnh viện để được khám, tư vấn và điều trị, điều này giúp chúng tôi có nhiều thông tin để chẩn đoán và điều trị cho bạn tốt hơn.
Thúy Hạnh
'Cậu nhỏ' cong như trái chuối, chuyện ấy thế nào?" alt=""/>Đi công tác nhiều, lại mắc tiểu tiện không tự chủ!