Làm ca sĩ không hề dễ dàng
- Sắp tới hát trong nhạc hội Son III cùng các giọng ca đẳng cấp, anh gặp áp lực gì?
Trong đại nhạc hội Son III vào đêm 30 và 31/3, Phạm Anh Duy sẽ là một “hương” nhỏ của chương trình. Trước chị Hồng Nhung, anh Tùng Dương, anh Hà Anh Tuấn... tôi đã may mắn song ca cùng các nghệ sĩ gạo cội khác như diva Mỹ Linh; người HLV trong cuộc thi The Voice là chị Thu Phương...
Chị Hồng Nhung từng làm HLV và cố vấn chuyên môn cho The Voice, kinh nghiệm làm việc mới những gương mặt non trẻ lại càng nhiều. Song ca cùng chị, tôi hoàn toàn an tâm và thoải mái. Với những gì đang có của cá nhân tôi cùng sự dạn dày kinh nghiệm của các anh chị tiền bối, tôi đủ niềm tin mình sẽ có những màn kết hợp ngọt ngào.
- Có vài lần anh hát trên sân khấu vừa và nhỏ, dường như phong độ chưa hoàn toàn ổn định. Anh có sợ lên sân khấu lớn sẽ bị ‘khớp’?
Chúng ta đều ít nhiều biết câu: “Phong độ là nhất thời...”. Không phải tôi có ý nói mình đẳng cấp nhưng phong độ của mỗi cá nhân có nhiều thứ để ảnh hưởng lắm.
Có những lần bị ốm, sốt, viêm họng... nhưng lịch trình biểu diễn đã lên và được xác nhận, tôi chỉ có thể cố gắng giảm thiểu rủi ro. Nếu bạn chợt nghe tôi hát vào một ngày “không ổn định” mà chưa đến mức thảm hoạ đã là may mắn rồi.
Mẹ luôn dặn tôi sống làm gì cũng phải có niềm tin. Tôi làm nghề cũng được 4 năm, đủ để hiểu là nếu làm nghề này mà sợ sân khấu thì tốt nhất hãy bỏ nghề đi thôi. Ở sân khấu càng lớn với dàn thiết bị chuyên nghiệp, tôi càng tự hào và thăng hoa với âm nhạc chứ không hề e sợ.
![]() |
Phạm Anh Duy có 4 năm lận đận nhưng chưa từng buông bỏ đam mê. |
- Bước ra khỏi The Voice 2015, anh đã hoạt động thế nào suốt 4 năm qua?
Sau The Voice 2015, tôi được nhiều khán giả nhớ tới qua “Phố Thị”, cũng là ca khúc nuôi tôi qua ngày ở những show diễn event tại Hà Nội. Hai năm sau đó, tôi hoạt động như một ca sĩ tự do ở Hà Nội. Tôi hiểu rằng để sống được, đứng được nghề này phải có bài hit, dấu ấn cá nhân.
Quãng thời gian đó, tiền chạy show chỉ đủ giúp tôi ăn uống, đi lại và hỗ trợ chút ít cho gia đình.
Tôi cố gắng tiết kiệm để mua một vài ca khúc, tự liên hệ thu âm và phát hành, như “Mùa đi qua phố” và “Anh chờ em”. Vì vấn đề kinh phí, tôi chủ động thu Acoustic, vừa giảm bớt tiền xử lý hậu kỳ, vừa dễ khoe được màu giọng cá nhân.
Việc mua bài hát rồi tự sản xuất dù tiết kiệm mấy cũng rất tốn kém. Làm xong, tôi cũng chẳng còn tiền đầu tư PR, quảng cáo cho sản phẩm nữa. Tôi chỉ có duy nhất con đường là liên hệ với bên phát hành rồi đành để đứa con tinh thần của mình trôi nổi không định hướng.
Nói ra để thấy rằng làm ca sĩ chẳng hề dễ dàng...
Đến cuối 2016, tôi quyết định bứt tốc và may mắn đầu tiên đã tìm đến với danh hiệu quán quân Khởi đầu ước mơ. Sau chương trình này, từ vấn đề gia đình và cả chí hướng cá nhân... quá nhiều thứ giữ tôi ở lại Hà Nội.
Đầu 2018, tôi nghe theo tư vấn của các anh chị em thân thiết, quyết định Nam tiến. Đến nay, dù vẫn chưa nhiều khán giả nhớ mặt thuộc tên nhưng tôi rất tự hào về điều mình đã làm được. Tôi có 3 MV, album "Divas" (Nữ thần), chuỗi dự án âm nhạc Musick Calendar, mini album "Trio for Rain"... trong năm qua.
Năm nay, chắc chắn tôi sẽ còn ‘chai mặt’ để tiếp tục bứt phá hơn nữa.
Chưa bao giờ nói gì sai với Thu Phương
- Kết thúc mùa The Voice 2015, HLV - ca sĩ Thu Phương gặp sự cố bị học trò tố cáo. Lúc đó, ngoài Hoàng Dũng bênh HLV, các thí sinh khác, gồm anh ít nhiều tỏ ra bức xúc. Anh còn nhớ tình huống lúc đó?
Ngày đó nói thật là chúng tôi còn quá non nớt, ai nói sao cũng thấy đúng. Sau này, tôi được chỉ dạy rằng điều quý giá nhất trong cuộc đời này là lòng biết ơn. Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy. Dù cuộc sống có chao đảo đến đâu, những thứ tôi có được cũng có công của chị Thu Phương - người thầy của mình. Tôi biết ơn chị và không muốn để cuộc sống đẩy mình đi xa hơn nữa.
Vào thời điểm “sóng gió” năm 2015, tôi nhắc lại, rằng mình không phát ngôn điều gì sai hay động chạm chị nên tôi không có bất cứ điều gì làm mình gợn, chỉ là tôi không muốn gặp phải những chuyện không vui nữa.
Sau The Voice, chị Phương vẫn chủ yếu hoạt động ở Mỹ, thỉnh thoảng về làm việc tại TP HCM. Do khoảng cách địa lý, cá nhân tôi cũng không quen với việc nhờ vả ai bao giờ, nên chúng tôi chỉ duy trì liên lạc qua Facebook.
Khi tôi ra album "Divas", chị Phương nghe tôi hát bài “Dòng sông lơ đãng” đã chủ động liên lạc và khen ngợi nhiều làm tôi thấy rất vui. Tôi vui không chỉ vì được khen mà còn vì chị xí xóa chuyện cũ để tiếp tục đồng hành, động viên mình. Tôi vừa là hậu bối vừa là học trò, đương nhiên không thể sai thêm lần nữa.
Những lần gặp gần đây nhất, chị cũng rất vui vẻ và quan tâm đến tôi như ngày xưa. Nên có vẻ như là chuyện cũ đã thực sự qua lâu lắm rồi…
![]() |
4 năm cũng thời gian Phạm Anh Duy bị nghi hiềm khích, mâu thuẫn với thầy cũ. |
- Anh nhận xét gì về tính cách HLV Thu Phương? Phải chăng chị ấy quá dương tính nên dễ gây mất lòng?
Nghệ sĩ nói chung cái tôi lớn lắm. Nghệ sĩ nổi tiếng lại càng có cá tính đậm nét. Tôi hiểu điều đó nên ít khi tiêu cực về chuyện của nghệ sĩ khác cũng như luôn ủng hộ đồng nghiệp quanh mình. Tôi nghĩ chị Phương sống rất quyết liệt và có lập trường kiên định. Đó đều là cái tốt mà tôi ngưỡng mộ và cần học hỏi.
- Dự án chung gần đây của hai thầy trò cho thấy điều gì?
Tôi và chị Phương vừa phát hành một bản song ca chung ra mắt vào ngày lễ Valentine 2019 mang tên “Yêu xa là khó”. Đây là một bản ballad sâu lắng với tiết tấu chậm, da diết. Sản phẩm của chúng tôi bước đầu đã nhận rất nhiều phản hồi yêu mến từ khán giả.
Thật ra, đây cũng là dự án mà chị muốn được làm ngay. Đơn giản là qua ca khúc này, mọi người sẽ hiểu rằng quan hệ thầy trò của chúng tôi đã bước qua một giai đoạn khác, thấu hiểu và thăng hoa hơn. Chính tôi cũng bất ngờ, không nghĩ hai chị em hát cùng nhau lại hợp đến như vậy.
Ngoại hình có phần nữ tính nhưng chẳng bớt nam tính chút nào
![]() |
Tự nhận 27 năm không bình yên, Phạm Anh Duy già dặn hơn bạn bè cùng trang lứa. |
- Lúc dừng chân ở The Voice, anh liền đăng Facebook tìm công việc kế toán. Khi ấy, anh thực sự muốn bỏ hát hay có ẩn ý khác?
Tôi nói rất thật. Đó là lúc gia đình tôi gặp biến cố hơn một năm, tài chính gia đình chẳng còn gì.
Anh thử tưởng tượng 3 người lớn là tôi, mẹ và em gái (khi đó là sinh viên năm 1) chui ra chui vào trong cái nhà 20m2, không tiền bạc, không nghề nghiệp thì có sốt xình xịch với cơm áo gạo tiền không? Lúc đó, tôi chỉ nghĩ làm sao để kiếm tiền chứ làm gì còn đủ thời gian ẩn ý hay tỏ ra xéo xắt ai nữa.
Hiện tại, tôi vẫn còn nhiều áp lực và khó khăn nhưng cuộc sống mà, chúng ta ai chẳng có niềm riêng. Ngày xưa, mẹ tôi mê một bộ phim tên là “Người giàu cũng khóc”. Đấy, giàu khổ kiểu giàu, nghèo thì chắc chắc còn khổ hơn.
Tôi trải qua 27 mùa xuân không thực sự bình yên. Nhưng quá khứ đã không thay đổi được thì cũng không nên để nó quật ngã mình. Tôi muốn năm mới chỉ nghĩ về điều mới, điều may mắn và những dự án mới.
Từ khi Nam tiến, tôi đặt quyết tâm chứng minh năng lực trong âm nhạc lên hàng đầu. Tôi muốn khán giả thương tôi, mê tôi bằng âm nhạc chứ không phải những ồn ào gia cảnh hậu trường.
- Nhiều ca sĩ trẻ tuyên bố: "Nếu không thành công sẽ bỏ nghề". Còn anh đặt ra giới hạn nào để đạt thành công?
Tôi yêu âm nhạc, coi âm nhạc là lẽ sống rồi. Không nổi tiếng được thì tôi vẫn phải làm gì đó liên quan đến âm nhạc, ví dụ như producer chẳng hạn. Ngoài âm nhạc ra, tôi đụng gì cũng kém. Gia đình tôi lại không có hậu thuẫn gì. Tôi một mình bước đi, cứ dấn thân thôi, được tới đâu hay tới đó. Tôi cũng chẳng ngại gì.
Mỗi khi thất bại, tôi lại nhủ: “Duy ơi, cố gắng chưa đủ rồi, phải nữa nhé!”. Nên tôi không có mục tiêu “khi nào phải thành công”. Tôi vẫn cố gắng miễn là còn thở được, hát được và còn khán giả ủng hộ, chịu nghe tôi hát.
- Ngoại hình của anh sau 4 năm đã trau chuốt hơn rất nhiều nhưng có phần hơi điệu đà, nữ tính. Có thể hiểu anh bớt “chuẩn men” ?
Tôi phải hỏi ngược lại, bạn thích hình ảnh Phạm Anh Duy của hiện tại hay một chú bé lơ ngơ hồi năm 2015?
Tôi thì thích hình ảnh mình ở hiện tại hơn. Có thể bạn thấy tôi nữ tính đi nhưng ngoại hình này phù hợp với nhiều show diễn hơn. Quan trọng nhất là tôi không thấy mình bớt đàn ông đi tý nào!
Gia cảnh nhà tôi mấy năm qua không được an yên lắm. Mẹ hiểu tôi đang chịu những áp lực gì nên cũng không giục chuyện vợ con. Có lẽ, mẹ không muốn tôi chịu thêm áp lực nào nữa.
Tình duyên thì cứ để ông Tơ bà Nguyệt và may mắn của cá nhân mình lên tiếng. Nói chung, tôi chưa sợ ế lắm dù một mình cũng khá cô đơn, buồn tủi. Nhưng đàn ông mà, phải ưu tiên sự nghiệp lên hàng đầu chứ.
Gia Bảo
Cả hai cảm thấy hồi hộp khi phải đảm nhiệm vai trò dẫn chuyện vốn không phải chuyên môn cho đêm nhạc Son III sẽ diễn ra vào cuối tháng 3.
" alt=""/>Phạm Anh Duy: Tôi chưa từng làm gì sai với chị Thu Phương![]() |
Sơ đồ đánh giá nhu cầu tuyển dụng nhân lực nói chung ngành NHKS (Nguồn www.Jobstreet.com) |
Thắc mắc được đặt ra: Vì sao nhà tuyển dụng và ứng viên chưa gặp được nhau? Câutrả lời đến từ các nhà tuyển dụng tham gia khảo sát. Đó là do trên thực tế, cácnhân viên này chưa đáp ứng được yêu cầu công việc.
Đào tạo lí thuyết, thiếu hẳn khâu thực hành
Ở Việt Nam cũng chưa có một trường đại học hay trường đào tạo nghề nào khẳngđịnh được chất lượng, vị thế, tên tuổi trong việc đào tạo nhân lực cho ngànhNHKS. Một vài trường có khoa Du lịch - khách sạn hay NHKS nhưng giáo trình đàotạo lại thiên về lý thuyết mà thiếu hẳn khâu thực hành ngoài thị trường. Sinhviên không có nhiều cơ hôi để cọ xát và trực tiếp thực hiện các công đoạn chuyênmôn đặc thù của công việc này một cách chuyên nghiệp.
Điều đó dẫn đến nguồn nhân lực tốt nghiệp ra trường không thể đáp ứng được yêucầu gắt gao của những thương hiệu nhà hàng, khách sạn có tiếng tăm, nhân sự vìthế mà thương xuyên thay đổi, không ổn định nên việc đào tạo nhân viên rồi…mấtthường xuyên xảy ra.
Chính bản thân các bạn sinh viên cũng khẳng định điều đó, vì hơn 60% người thamgia khảo sát của JobStreet.com cho biết, kiến thức học ở trường chưa đủ đáp ứngyêu cầu thực tế công việc. Để cân bằng được hai yếu tố cung và cầu này, cần sựnỗ lực nhiều hơn nữa từ phía doanh nghiệp.
![]() |
Hơn 60% người tham gia khảo sát của JobStreet.com cho biết, kiến thức học ở trường chưa đủ đáp ứng yêu cầu thực tế công việc. |
Một trong những doanh nghiệp nhận thức được điều này ngay từ ngày đầu đến vớiViệt Nam là McDonald's. Để tạo được cơ hội việc làm cho các bạn trẻ Việt Nam,đồng thời có được đội ngũ lao động đáp ứng được đúng yêu cầu công việc,McDonald's đặt ra những chương trình đào tạo bắt buộc và rất bài bản với tất cảnhững ai muốn làm việc với thương hiệu này.
Toàn bộ đội ngũ nhân sự của McDonald's đều phải trải thời gian đào tạo bắt buộctừ 3 đến 9 tuần ở nhà hàng, chứ không phải chỉ ngồi trên giảng đường. Đây làchương trình đào tạo đồng nhất ở McDonald's toàn cầu, nhằm đảo bảo tất cả cácnhân viên của McDonald's dù làm việc ở đâu trên thế giới đều mang đến cùng mộtchất lượng phục vụ cho khách hàng.
![]() |
Đội ngũ nhân sự của McDonald's Việt Nam làm việc tại một cửa hàng McDonald's ở Philippines trong chương trình đào tạo bắt buộc chuẩn bị cho việc khai trương cửa hàng. |
Thời gian tới, tư tưởng và mô hình đạo tạo này sẽ được áp dụng rộng rãi tại ViệtNam để không phí phạm nguồn nhân lực trẻ, giải quyết được nhu cầu của ngành NhàNHKS. Và khách hàng ở Việt Nam được hưởng những dịch vụ tốt nhất, chuyên nghiệpnhất từ chính người Việt Nam.
Từ ngày 16 - 20 tháng 12 sắp tới, McDonald's Việt Nam sẽ tổ chức phỏng vấn và tuyển dụng cho đội ngũ nhân viên phục vụ nhà hàng tại khách sạn Sheraton Sài Gòn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin qua đường link sau: http://www.jobstreet.com/vn/mcdonaldsvietnam |
![]() |
Bài kiểm tra văn độc đáo của nam sinh chuyên Hóa. |
90 phút hoàn thành bài thơ dài 70 câu
Gần đây, một bài kiểm tra Văn đạt 9 điểm đã khiến dân mạng tò mò. Với đề bài "Nếu em là người làng Vũ Đại…", thay vì viết văn xuôi, học sinh này đã sáng tác 70 câu thơ kể lại câu chuyện về cuộc đời của Chí Phèo và mối tình với Thị Nở (hai nhân vật chính trong tác phẩm Chí Phèo của nhà văn Nam Cao).
Tác giả của bài kiểm tra này là Trần Thế Hoàng Phước, nam sinh lớp 11 Hóa 2, trường THPT Lê Quý Đôn, TP. Vũng Tàu.
Phước nói, nhận được đề bài, học sinh trong lớp không thấy cô giáo yêu cầu phải viết như thế nào. Do không giỏi văn, nam sinh này chuyển sang sáng tác thơ.
Khi miêu tả Chí Phèo từ một người lương thiện trở thành kẻ chỉ thích rạch mặt, ăn vạ khiến dân làng khiếp sợ, Phước viết: “Suốt ngày xỉn rượu say sưa/ Đập đầu ăn vạ chẳng chừa một ai/ Trong tay sẵn có mảnh chai/ Cả làng Vũ Đại chẳng ai dám gần/ Đến nhà cụ Kiến mấy lần/ Tiền kia đổi lại một phần lương tâm”.
Hay đoạn tả cảnh Chí Phèo, Thị Nở gặp nhau trong vườn chuối cũng được nam sinh chuyên Hóa này xây dựng bằng ngôn ngữ hài hước: “Ngờ đâu say rượu một lần/ Chí ta gặp Nở đần đần dở hơi/ Sau lần ngả ngớn lả lơi/ Chí Phèo lại thấy thành thơi muôn phần”.
Cuối bài, Phước còn bày tỏ nỗi lo lắng với giáo viên cũng bằng thơ: “Đến đây em cũng bí rồi/ Văn thơ chấm dứt một thời thăng hoa/ Người nào chẳng có lúc sa/ Vì văn không biết nên là làm thơ/ Mong cô ngoảnh mặt làm ngơ/ Đừng cho không điểm kẻo mờ em toi/ Đồng thời cô cũng săm soi/ Có gì sai sót góp lời cho em”.
Phước chia sẻ, để hoàn thành bài kiểm tra mất 90 phút, gần như không phải chỉnh sửa nhiều.
Cô Lê Thị Lan Hương (giáo viên ra đề) nói bài thơ được viết bằng thể lục bát, ngôn ngữ dí dỏm, hài hước nhưng vẫn giữ nguyên cốt truyện. Với cách làm sáng tạo, Phước hoàn toàn xứng đáng điểm 9 điểm và là một trong những bài làm xuất sắc nhất lớp.
Nữ giáo viên đánh giá, bài làm của Phước đã khơi nguồn cảm hứng khiến cô cũng có lời phê cũng bằng thơ. "Chắc hẳn, khi viết bài, Phước cũng rất mong nhận được sự hồi âm thú vị của giáo viên thay vì nhận xét thông thường", cô Hương nói.
Nhận xét về cậu học trò này, cô Lan Hương đánh giá khả năng môn Văn của Phước chỉ ở mức khá.
Chỉ yêu thơ, không thích văn
![]() |
Trần Thế Hoàng Phước - tác giả của bài kiểm tra Văn gây xôn xao dân mạng - Ảnh: NVCC. |
Yêu thơ ca từ nhỏ, nhưng đến năm lớp 10, Phước mới có tác phẩm đầu tay. "Chỉ khi nào có cảm hứng, mình mới làm thơ nên số lượng không nhiều", nam sinh tâm sự.
Phước nói không có ý định theo đuổi nghiệp văn chương. Song chính nhờ có thơ ca đã khiến cuộc sống của Phước trở nên vui vẻ, yêu đời hơn và giúp cậu giải tỏa những lúc buồn.
Nam sinh lớp 11 Hóa 2 thừa nhận bản thân có năng khiếu sáng tác thơ nhưng chưa bao giờ đạt điểm 10 môn Văn. Điểm tổng kết môn này của Phước chỉ đạt 7,5.
Khi phóng viên yêu cầu phóng tác một bài thơ dí dỏm giới thiệu về bản thân, nam sinh chuyên Hóa trổ tài: "Mình tên là Phước/ Tính thi ngành Dược/ Học cũng tạm được/ Nhưng lại toàn trượt".
Với bài kiểm tra độc đáo, nhiều thành viên mạng xã hội gọi Phước là “Thánh thơ”. Tuy nhiên, nam sinh không thích danh hiệu này, vì cậu cho rằng "phô trương và quan trọng hóa vấn đề".
Đề mở hạn chế học sinh chép văn mẫu Cô Lê Thị Lan Hương (giáo viên dạy Văn lớp 11 Hóa 2, trường THPT chuyên Lê Quý Đôn, TP. Vũng Tàu, người ra đề) cho biết bài kiểm tra này có ba câu hỏi để học sinh lựa chọn. Đó là hóa thân thành nhân vật Chí Phèo, Thị Nở hoặc người dân làng Vũ Đại, để kể lại câu chuyện. Khi nhận được đề bài, các em học sinh đều rất hoang mang và không biết phải làm như thế nào. Sau khi đã được cô giáo gợi ý, học sinh lớp này đều cảm thấy hào hứng và viết rất tốt. Nhiều người còn sáng tạo những kết truyện độc đáo, thể hiện quan điểm khác với nhà văn Nam Cao. Đối với học sinh ban tự nhiên, cô Hương cho rằng cần dạy các em những kiến thức cơ bản, ngắn gọn, nhưng phải tìm được cách truyền đạt phù hợp để bài giảng luôn hấp dẫn. Bên cạnh đó, việc thay đổi phương pháp giảng dạy bằng cách ra đề mở, tạo điều kiện cho các em bày tỏ suy nghĩ của mình cũng khiến môn Văn trở nên hấp dẫn hơn. Đồng thời điều đó cũng hạn chế tình trạng chép văn mẫu của học sinh hiện nay. |