Nexperia trụ sở tại Hà Lan nhưng thuộc về Wingtech, một công ty Trung Quốc. Hãng hoàn tất thương vụ mua lại Newport Wafer Lab trong năm 2021 và đổi tên nhà máy thành Nexperia Newport Limited (NNL).
Bộ Kinh doanh, Năng lượng và Chiến lược công nghiệp cho biết Nexperia bán ít nhất 86% cổ phần trong NNL trong khoảng thời gian xác định và theo một quy trình cụ thể. Ban đầu, Nexperia sở hữu 14% cổ phần của Newport Wafer Fab nhưng đến ngày 5/7/2021 tăng lên 100%.
Trên Twitter, Bộ trưởng Shapps viết, dù chào đón thương mại và đầu tư nước ngoài hỗ trợ tăng trưởng và việc làm, nếu xác định nơi nào có nguy cơ an ninh quốc gia, họ sẽ hành động dứt khoát.
Toni Versluijs, Giám đốc quốc gia của Nexperia tại Anh, tin rằng quyết định của chính phủ Anh là sai lầm và sẽ kháng cáo. “Chúng tôi rất sốc. Đây là quyết định sai lầm và chúng tôi sẽ kháng cáo để đảo ngược lệnh thoái vốn nhằm bảo vệ hơn 500 việc làm tại Newport”, ông nói.
Quan chức và nhà lập pháp Anh bày tỏ lo ngại Anh đang bán một tài sản giá trị cho công ty Trung Quốc trong thời điểm toàn cầu thiếu hụt linh kiện bán dẫn. Cuộc khủng hoảng dự kiến còn kéo dài ít nhất đến năm 2024. Anh đã mở cuộc điều tra an ninh quốc gia vào thương vụ Nexperia vào đầu năm nay.
Dù không phải công ty lớn, Newport Wafer Lab lại vận hành nhà máy sản xuất chip lớn nhất Anh quốc, sản xuất khoảng 32.000 silicon wafer mỗi tháng. Các nước đều đang tăng cường đòi lại quyền kiểm soát các ngành công nghiệp quan trọng như bán dẫn sau thời gian gián đoạn chuỗi cung ứng kéo dài làm bộc lộ sự lệ thuộc vào Trung Quốc.
Trước đó, Anh cũng điều tra vụ Nvidia mua lại công ty thiết kế chip Arm vì lý do tương tự. Cuối cùng, thương vụ bị dừng vào tháng 2.
(Theo CNBC)
" alt=""/>Anh chặn doanh nghiệp Trung Quốc thâu tóm nhà máy chip lớn nhất nướcAPRSAF 28 được tổ chức tại Việt Nam từ ngày 15 - 18/11/2022. Sự kiện có sự tham gia của đại biểu đến từ 35 quốc gia. Bao gồm hơn 350 đại biểu của các cơ quan vũ trụ, cơ quan chính phủ, tổ chức quốc tế, các doanh nghiệp, trường đại học và viện nghiên cứu.
Theo GS.VS Châu Văn Minh - Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự tham gia của các tập đoàn tư nhân, các công ty khởi nghiệp đã khiến ngành công nghệ vũ trụ hiện diện sâu hơn trong đời sống.
Không khó để nhận thấy hiệu quả của công nghệ vệ tinh viễn thông trong kết nối siêu tốc, truyền thông cho vùng sâu vùng xa. Việc định vị toàn cầu và quan sát Trái Đất bằng vệ tinh cũng mang tới những ứng dụng trong dự báo thời tiết, phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ đa dạng sinh học, và quản lý các hoạt động nông nghiệp, đảm bảo quốc phòng an ninh,...
Báo cáo của Ủy ban Kinh tế và xã hội Liên hiệp quốc năm 2020 đã chỉ ra rằng, khoa học, công nghệ và dữ liệu không gian có những đóng góp trực tiếp hoặc gián tiếp nhất định trong quá trình thực hiện mục tiêu phát triển bền vững ở các quốc gia trên thế giới.
Châu Á – Thái Bình Dương chiếm diện tích rộng lớn, nơi tạo ra khoảng 60% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và 2/3 tăng trưởng toàn cầu. Đây cũng là nơi sinh sống của hơn một nửa dân số thế giới và là nơi quy tụ của nhiều nền kinh tế lớn với nền tảng công nghệ tiên tiến. Trên cơ sở này, nhiều quốc gia trong khu vực đã ứng dụng hiệu quả công nghệ vũ trụ thúc đẩy sự phát triển bền vững và đạt được sự tăng trưởng lớn mạnh.
Chia sẻ tại Diễn đàn, PGS.TS. Phạm Anh Tuấn - Tổng Giám đốc VNSC cho biết, để thúc đẩy ngành công nghiệp vũ trụ, Việt Nam cũng chào đón sự tham gia của một số công ty tư nhân đến từ Nhật Bản, Việt Nam, Anh, Pháp và Đài Loan - Trung Quốc tại APRSAF.
Diễn đàn các cơ quan vũ trụ châu Á - Thái Bình Dương lần thứ 28 sẽ bao gồm 5 nhóm làm việc về ứng dụng vệ tinh vì lợi ích xã hội, nâng cao năng lực vũ trụ, giáo dục không gian, biên giới không gian và hội thảo về công nghiệp vũ trụ.
Trọng Đạt
" alt=""/>Hàng trăm chuyên gia vũ trụ top đầu châu Á tới Việt Nam