Đã từng ngại xuống nước và không biết bơi, nhưng giờ đây 3 mẹ cọn chị Trần Quỳnh Nga ở Quận Ba Đình, Hà Nội đã không còn sợ nước và có kỹ năng ngày càng tốt hơn. Mẹ con chị có được điều này chỉ sau vài buổi tập tại lớp học bơi vui vẻ.
Các học viên muốn tham gia chỉ cần lên trang fanpage của lớp học bơi vui vẻ và để lại coment số điện thoại, họ tên, ngày tháng năm sinh, sau đó ban tổ chức sẽ lên lịch và thông báo tới người đăng ký.
Điều đặc biệt nhất là các học viên sẽ không mất bất kỳ khoản chi phí nào cho một lớp học bơi vui vẻ, đầy ắp tiếng cười.
Đức Yên
" alt=""/>Khám phá lớp học bơi vui vẻ, miễn phí cho mọi ngườiDù còn nhiều lỗi sai về chính tả, sự ngây ngô trong câu từ nhưng "lá thư" vẫn thể hiện rõ nỗi niềm của con trẻ.
![]() |
![]() |
Trong "thư", cậu bé nhắc đến áp lực từ bố mẹ khi lúc nào cũng đòi hỏi con phải được 9, 10 điểm và không hài lòng, thậm chí đánh đòn khi chỉ được 7, 8 điểm.
“Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết… Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền”, những dòng chia sẻ non nớt của học sinh lớp 4 khiến người lớn không thể không suy ngẫm.
Cậu bé cũng nói đến việc bị cấm xem tivi, điện thoại nhưng chính bố mẹ lại không làm được. “Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con”, thư viết.
Kết “thư”, cậu bé cảm ơn bố mẹ đã sinh mình ra đời nhưng bày tỏ mong muốn có được sự thông cảm và thấu hiểu hơn.
“Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học. Lúc đấy con bực mình lắm. Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con” là chia sẻ dễ thương của cậu bé.
"Lá thư" đáng yêu nhưng cũng gửi gắm nhiều thông điệp từ cậu học sinh ở Hà Nội này có lẽ cũng là sự cảnh báo cho các bậc phụ huynh khi gây áp lực cho con bằng việc theo đuổi kỳ vọng của chính bản thân mình.
Dưới đây là nguyên văn "bức thư".
“Điều em muốn nói
Tại sao bố mẹ lúc nào cũng bắt con được điểm 10; 9. Mà bố mẹ không hiểu con có bao nhiêu áp lực vì lúc bị điểm kém như 8; 7 trở xuống bố mẹ lại đánh con. Lúc đấy con chỉ nghĩ đến cái chết cho rồi. Con biết bố mẹ muốn con học giỏi nên người nhưng bố mẹ không hiểu về áp lực của con.
Bố mẹ không cho con biết đam mê của con mà chỉ biết sau này con phải thật tốt, kiếm ra nhiều tiền. Nhưng bố mẹ lại không hiểu con chút nào. Học hành tốt thì có công ăn việc làm ổn định nhưng con muốn đi theo niềm đam mê của mình. Nhiều lúc bố mẹ cấm con xem tivi, điện thoại. Nhưng bố mẹ lại không làm được. Bố mẹ muốn thế để con không bị nghiện hoặc là tập trung vào việc học. Nhưng con nghĩ 1 tuần bố mẹ phải cho con chơi. Nếu bố mẹ không muốn con chơi thì con muốn bố mẹ chơi với con. Bố mẹ luôn nói con có làm được gì đâu mà áp lực nhưng bố mẹ nghĩ thế là đã quá sai rồi. Bởi vì áp lực lớn nhất của con là thi phải được 10; 9 nhưng khi được điểm kém con lại bị anh đánh. Đấy chính là áp lực lớn nhất của con. Vì nhiều khi bố mẹ cấm con đi chơi, cấm con xem tivi, điện thoại xong bố mẹ lại nói con lười không chịu đi vận động. Đến con đọc truyện bố mẹ cũng nói.
Con cảm ơn bố mẹ đã sinh con ra đời nhưng con nghĩ bố mẹ phải thông cảm và hiểu con hơn. Nhiều lúc con đang chơi, bố mẹ bắt con đi học, lúc đấy con bực mình lắm.
Con nghĩ bố mẹ phải chơi với con nhiều hơn và tham gia các hoạt động cùng con”.
Thanh Hùng
- Những bức ảnh của Hương Ly khiến nhiều học sinh lớp 12 cảm thấy “đồng cảnh ngộ” vì kỳ thi THPT quốc gia năm 2019 đang cận kề.
" alt=""/>Học sinh lớp 4 viết thư phản đối áp lực điểm 10 của bố mẹTham dự buổi lễ có ông Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, ông Vipra Pandey, Tổng Lãnh sự Ấn Độ tại TPHCM. Về phía PTIT có GS.TS Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện, PGS.TS Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện.
Ông Tân Hạnh, Phó Giám đốc PTIT, phụ trách Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2 (trực thuộc PTIT) cho biết, dự án hỗ trợ đào tạo về CNTT trong khuôn khổ hợp tác ASEAN - Ấn Độ, được Ấn Độ viện trợ không hoàn lại theo quỹ hợp tác ASEAN - Ấn Độ (AICF) với mục tiêu phát triển nguồn nhân lực CNTT chất lượng cao trong các quốc gia ASEAN, trong đó Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia trọng điểm. Dự án này được thực hiện bởi Trung tâm Phát triển Công nghệ điện toán Tiên tiến (CDAC) thuộc Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin của Chính phủ Ấn Độ, là đơn vị tiên phong trong việc phát triển siêu máy tính và các giải pháp công nghệ thông tin tiên tiến có tầm ảnh hưởng toàn cầu, đồng thời chủ trì các dự án như CESDT để hỗ trợ phát triển ngành CNTT tại các quốc gia thuộc ASEAN.
Dự án tài trợ trị giá hơn 1,1 triệu USD bao gồm trang thiết bị, phần mềm, đào tạo Master Trainer tại Ấn Độ, phái cử chuyên gia Ấn Độ hỗ trợ vận hành tại Việt Nam, giấy phép uỷ quyền bản quyền các khoá học… để hình thành một trung tâm đào tạo uỷ quyền của CDAC tại Việt Nam.
Tại Việt Nam, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là đơn vị duy nhất thụ hưởng và thực hiện dự án này theo quyết định của Bộ trưởng Bộ TT&TT.
Theo ông Tân Hạnh, PTIT đã xây dựng đầu tư cơ sở vật chất tương xứng, tích hợp chương trình đào tạo CDAC vào chương trình đào tạo dài hạn, đồng thời hợp tác với các doanh nghiệp CNTT để cung cấp các chương trình đào tạo ngắn hạn theo nhu cầu doanh nghiệp. Sinh viên, học viên tham gia chương trình đào tạo của dự án được học theo chương trình quốc tế, thực hành với dự án thực tế của doanh nghiệp và được cấp chứng chỉ quốc tế khi hoàn thành. Bên cạnh đó sinh viên cũng được bổ sung các kỹ năng mềm, ngoại ngữ để có thể có được việc làm tốt nhất khi hoàn thành chương trình.
Ông Sandeep Arya, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam chia sẻ, CESDT là một phần của quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, đại diện cho sự tiếp nối các sáng kiến tương tự trong lĩnh vực CNTT, công nghệ số và dịch vụ phần mềm giữa Việt Nam và Ấn Độ. Trung tâm được kỳ vọng sẽ mang lại lợi ích to lớn cho các cán bộ và sinh viên Việt Nam cũng như các nước trong khu vực thông qua một loạt các khoá học trong các lĩnh vực như lập trình máy tính, truyền thông dữ liệu và mạng, công nghệ web, an ninh mạng, tự động hoá văn phòng…
Phát biểu tại buổi lễ Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm cho biết, đối với Việt Nam, nguồn nhân lực số nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là nhân tài trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ là yếu tố đột phá cùng thể chế số và hạ tầng số để giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong những năm qua, PTIT luôn là đơn vị tiên phong phát triển để đóng góp ngày càng nhiều hơn về số lượng, với chất lượng cao hơn cho nhân lực số Việt Nam.
Theo Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, việc khánh thành Trung tâm Đào tạo và Phát triển Phần mềm Chất lượng cao (CESDT) sẽ là một bước đi quan trọng trong chiến lược phát triển của PTIT. Bộ TT&TT tin tưởng rằng, với các chương trình đào tạo chuyên sâu về công nghệ thông tin, Trung tâm sẽ trở thành một nơi lý tưởng để đào tạo các chuyên gia công nghệ số đủ năng lực đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Để tiếp tục phát huy hiệu quả dự án, tăng cường quan hệ hợp tác giữa hai nước, Bộ TT&TT đề nghị với Bộ Điện tử và Công nghệ Thông tin của Ấn Độ, Đại sứ Ấn Độ tại Việt Nam tiếp tục hỗ trợ các giảng viên của Học viện tham gia khóa đào tạo Master Trainer trong khuôn khổ dự án, mở rộng dự án trong giai đoạn tới để vừa phát huy giá trị của dự án và vừa gắn chặt quan hệ ngoại giao giữa hai nước Việt Nam và Ấn Độ.
Định hướng Trung tâm Đào tạo và Phát triển Phần mềm Chất lượng cao phát triển trong thời gian tới, thay mặt Bộ TT&TT, Thứ trưởng Phan Tâm yêu cầu Học viện, Trung tâm đào tạo tiếp tục mở rộng và tăng cường hợp tác với các tổ chức đào tạo quốc tế để khẳng định và đi đến công nhận kết quả các khóa đào tạo ngắn hạn của Trung tâm ở phạm vi trong nước, khu vực và quốc tế; Tăng cường kết nối theo mô hình 3 bên: Cơ sở đào tạo – Cơ sở nghiên cứu – Doanh nghiệp trên cơ sở bám sát nhu cầu thị trường và định hướng đào tạo của ngành, Quốc gia để đóng góp thực chất cho thị trường nhân lực số quốc gia.
Trung tâm đào tạo khẩn trương triển khai biên bản thoả thuận hợp với các đối tác bằng những hành động cụ thể để phát huy hiệu quả của dự án.
Cũng tại sự kiện, Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2 (đơn vị trực thuộc PTIT) được giao quản lý, vận hành CESDT đã ký thoả thuận hợp tác với các đối tác: Công ty cổ phần DevPlus để đào tạo kỹ năng và cung cấp nguồn nhân lực theo yêu cầu của các công ty phần mềm. Viện Thông tin và Quản lý Thuỵ Sỹ cùng Hệ thống văn bằng năng lực quốc gia Anh Quốc trong việc công nhận các chương trình đào tạo ngắn hạn cấp chứng chỉ của Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông 2 và CESDT. " alt=""/>Nhân tài trong bối cảnh chuyển đổi số sẽ là yếu tố đột phá