Nhưng phần vì do địa hình ở một số nơi không cho phép có lựa chọn khác, phần vì do hiểu và áp dụng kinh nghiệm phong thủy máy móc, sai cách, nhiều công trình lại xây sát vào núi, nằm ngay dưới chân núi, khiến địa thế này có thể gây ra thảm họa.
Do hoạt động địa chất, núi của Việt Nam hầu hết là núi trẻ có độ dốc lớn. Việt Nam có cả núi đá (như ở Mèo Vạc, Đồng Văn) và núi đất có thể canh tác (như ở Hoàng Su Phì, Xín Mần). Cả hai loại này đều dễ sạt lở và gây nguy hiểm cho các công trình ở sườn dốc cũng như trên đất bằng gần chân dốc.
Trước hết nói về núi đá. Do hoạt động địa chất đẩy lên và trọng lực lớn kéo xuống, trong thân núi có thể đã có vết nứt. Điều kiện thời tiết thay đổi và rễ một số loại cây đâm sâu có thể còn làm đá nứt thêm. Khi mưa xuống, nước lấp đầy các khe nứt này tạo thêm áp suất đẩy ngang, gây sạt trượt (planar slide) hoặc đổ (toppling). Đất canh tác trên núi thường là loại đất sét. Đất này khi ẩm có độ dính cao, tuy nhiên khi bão hòa nước thì nát ra như bùn nhão và mất sức kháng cắt. Vì vậy hiểm họa sạt lở đất của Việt Nam là cao. Những vụ việc sạt lở đất ở Hà Giang thời gian qua là một minh chứng.
Thông thường, đất đá không sạt trượt trong một lần. Khối đất đá đã đứt gãy và di chuyển, nhưng bị trở ngại hình học từ các khối bên cạnh khiến cho quá trình sạt trượt chia thành nhiều bước nhỏ. Đôi khi sẽ có một phần sạt trước. Khi toàn bộ trở ngại bị loại bỏ, cả khối sẽ lao xuống, khiến nhiều người cho rằng đây là diễn biến tức thời chứ không phải một quá trình. Thực tế sạt trượt của đá có thể kéo dài từ vài ngày tới nhiều năm. Còn đất thì có thể ngắn hơn, khoảng vài giờ tới nhiều ngày.
Ảnh chụp khu homestay Tà Xùa đổ sập cho thấy phần sườn dốc phía sau đã bị sạt lở. Hai dấu hiệu dễ nhận nhất là nguyên một mặt trượt phía trái ảnh đã lộ ra với màu đất khác. Đất nguyên gốc đã trượt xuống dưới chân dốc nhỏ. Còn bên phải ảnh là nhiều lớp đất đá đã di chuyển. Việc đất bên trái và bên phải có hai màu khác nhau còn cho thấy đất đá đã bị sạt hai lần. Đây là tín hiệu báo trước cho một vụ sạt lở lớn hơn.
Tình huống diễn ra vào ngày 26/11 ở Bến Tre (Video: OFFB/H247).
Mở cửa xe bất cẩn là lỗi rất nhiều người mắc phải trong quá trình sử dụng ô tô, đôi khi có thể dẫn tới những tai nạn nghiêm trọng, một mặt gây thiệt hại tài sản cho chính chủ xe, mặt khác có thể trở thành chướng ngại vật hất ngã người đi đường.
Tình huống trong clip cũng phản ánh một thực trạng khá phổ biến là một số gia đình khi có việc hiếu hỉ đã vô tư đỗ xe, dựng rạp... lấn chiếm lòng đường, gây ảnh hưởng giao thông và mất an toàn.
Do mải tập trung vào sự kiện của gia đình nên nhiều người có xu hướng quên mất rằng mình đang lấn chiếm lòng đường, vô tình coi đường công cộng như sân nhà, dễ dẫn tới các tình huống nguy hiểm.
Mở cửa ô tô như thế nào là an toàn?
Trước tiên, cần chú ý đỗ xe sát lề rồi mới mở cửa và chỉ mở cửa để lên/xuống xe ở phía bên lề đường, tuyệt đối không mở cửa phía bên có luồng xe chạy.
Thao tác mở cửa xe đúng cách là tay ở gần cửa giữ nắm cửa, tay ở xa kéo mở khóa; sau đó, mở hé cánh cửa để quan sát kỹ phía sau, khi thấy an toàn mới mở dần cửa để xuống xe.
Lưu ý, nên mở dần cửa cùng lúc đi ra khỏi xe, chứ không nên mở toang cửa để ra cho dễ. Sau khi ra khỏi xe, cần nhanh chóng đi tới vị trí an toàn.
Ngoài ra, người điều khiển ô tô cũng cần chú ý chốt khóa trẻ em, nhằm đảm bảo trẻ nhỏ không vô tình bung mở cửa từ bên trong khi xe đang chạy trên đường.
Chốt khóa này cũng có tác dụng ngăn người ngồi phía sau mở cửa sau bên ghế lái, cũng là phía quay ra đường, dễ xảy ra va chạm với các xe đi ngang qua.
Vị trí chốt khóa trẻ em nằm ở mặt trong hoặc trên thành dọc cánh cửa phía sau, thường được ký hiệu bằng hình trẻ nhỏ. Tùy loại xe, tài xế có thể dùng tay gạt lẫy hoặc dùng chìa khóa để vặn chốt.
Việc mở cửa xe ô tô không chỉ là câu chuyện văn hóa giao thông, mà từ lâu đã được đưa vào quy định xử phạt hành chính nếu gây mất an toàn giao thông.
Theo đó, Điểm đ Khoản 3 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ năm 2018 quy định "Không mở cửa xe, để cửa xe mở, hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn".
Về mức phạt, Điểm g Khoản 2 Điều 5 Nghị định số 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt quy định người điều khiển xe mở cửa không đảm bảo an toàn bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.
Nếu thực hiện hành vi trên mà gây tai nạn giao thông thì sẽ bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 2 đến 4 tháng.
Nếu hành vi gây tai nạn giao thông mà hậu quả làm thiệt hại đến sức khỏe, tính mạng và tài sản theo quy định tại Điều 260 Bộ luật hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Việc giải quyết, bồi thường thiệt hại do vụ tai nạn gây ra được thực hiện theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015.
" alt=""/>Cửa ô tô bị bẻ ngược vì sự bất cẩn không hiếm gặp khi lên xuống xeBên trong áo quan, thi thể mặc quần áo, đầu đội khăn lụa và được đặt trong tư thế nằm ngửa. Bên ngoài áo quan có tấm bia bằng đá hoa cương màu đen in ảnh, ghi thông tin năm sinh, năm mất của người quá cố.
Theo những thông tin trên bia, thi thể nằm trong áo quan là cụ bà Anna Nguyễn Thị Sĩ. Cụ Sĩ sinh năm 1840, mất năm 1906.
Ông Giuse Đinh Quang Luật, Phó Chủ tịch Hội Nội vụ Giáo xứ Xóm Chiếu cho biết, cụ Anna Nguyễn Thị Sĩ là một giáo dân bình thường của giáo xứ, không phải là nữ tu. Sinh thời, cụ bà sinh hoạt trong giáo xứ.
Sau khi mất, cụ được con cháu mai táng tại nghĩa trang Cảng Sài Gòn xưa. Sau này, chính quyền Pháp thuộc giải tỏa nghĩa trang, mộ phần cụ Sĩ được người thân cải táng.
Thật bất ngờ, khi bốc mộ, nhiều người phát hiện thi thể cụ bà vẫn nguyên vẹn, không bị phân hủy. Ngoài việc quần áo tùy táng bị mục nát, hư hỏng, thi thể của cụ gần như không bị ảnh hưởng.
Phát hiện sự việc kỳ lạ, người thân cụ bà và giáo dân tin rằng đây là điều linh thiêng nên đưa thi thể cụ bà về nghĩa trang Tân Quy (quận 7 ngày nay). Lúc này, mọi người để thi thể cụ bà trong áo quan, đặt trên mặt đất chứ không đào huyệt chôn cất.
Ông Luật giải thích: “Đối với người Công giáo, thân xác con người được Thiên Chúa tạo dựng, mang hình ảnh của Thiên Chúa. Do đó, khi gia đình cải táng và thấy thi thể của cụ bà còn nguyên vẹn, họ tôn trọng, không hỏa táng nữa.
Họ thấy đó là một điều thiêng liêng nên bảo quản thi hài cụ bà như bây giờ. Sau này, nghĩa trang Tân Quy bị giải tỏa, thi thể trên được đem về bảo quản tại Nhà chờ phục sinh của giáo xứ.
Tại đây, thi thể cụ bà được đặt trong áo quan có 5 mặt bằng kính trong suốt”.
Điều thiêng liêng
Ông Luật không biết trước khi mai táng cụ Sĩ, người xưa có sử dụng phương pháp ướp xác nào hay không. Tuy nhiên, từ khi được cải táng cho đến nay, thi thể cụ bà chỉ đen đi và nhỏ lại một chút so với kích thước ban đầu.
Thi thể chỉ được đặt bên trong chiếc áo quan đơn thuần, không được bảo quản bằng hóa chất hay phương pháp khoa học đặc biệt nào.
Trong điều kiện bảo quản bình thường, thi thể không xuất hiện dấu hiệu hư hại nào khiến nhiều người không thể lý giải. Do đó, thi thể của cụ bà được giáo dân xem như điều linh thiêng, bí ẩn.
Ông Luật nói: “Nếu tính từ thời điểm cụ bà mất, đến nay thi thể này đã trải qua hơn 100 năm. Tuy nhiên, thi thể không hề có dấu hiệu phân hủy, hư hại.
Ngày phát hiện thi thể cụ bà không phân hủy, còn nguyên vẹn, mọi người rất ngạc nhiên. Nhiều giáo dân cho đó là điềm lành, thiêng liêng nên đến viếng, bái vọng. Cũng có người tin vào sự linh thiêng của cụ bà nên đến xin sức khỏe, may mắn…”.
Hiện nay, Giáo xứ Xóm Chiếu vẫn mở cửa Nhà chờ phục sinh cho khách đến tham quan thi thể kỳ lạ, bí ẩn của cụ bà Anna Nguyễn Thị Sĩ vào những khung giờ nhất định.
Khi đến tận mục thi thể ngoài 100 tuổi, khách tham quan không sợ hãi mà chỉ thấy tò mò. Nhiều người muốn tìm lời giải cho câu hỏi vì sao thi thể không bị phân hủy, dù không sử dụng bất kỳ kỹ thuật ướp xác nào.
Dẫu vậy, ông Luật cho biết, giáo xứ sẽ không đồng ý việc tiến hành nghiên cứu thi thể cụ Sĩ. Bởi từ lâu, giáo xứ đã xem thi thể trên như một sự lạ, điều thiêng liêng. Giáo xứ đặc biệt trân trọng thi thể và xem như vật báu có một không hai.
Cụ Anna Nguyễn Thị Sĩ vẫn còn cháu, chắt đang sinh sống ở nước ngoài. Vài ba năm một lần, những người này về nước, đến Giáo xứ Xóm Chiếu viếng thi thể cụ bà. Khi vắng mặt, họ ủy quyền cho một người tại đây chăm sóc, bảo quản thi hài cụ.
Nếu phát hiện trang phục trên thi thể có dấu hiệu hư hỏng, cần thay mới, người này sẽ liên hệ với cháu, chắt cụ Sĩ xin phép thay mới. Ngoài việc này, hầu như anh không phải chăm sóc, tác động gì đến thi hài cụ bà.
Một xác ướp nữ giới trong trang phục bằng lụa còn nguyên vẹn đến khó tin nằm trong chiếc quan tài bằng đá chìm sâu dưới làn nước ở vùng Siberia (Nga).
" alt=""/>‘Báu vật’ thiêng liêng, bí ẩn giữa lòng TPHCM