Hoa hậu Hàn Quốc: Xinh đẹp, thân với H'Hen Niê, cổ vũ tuyển Việt Nam
Nữ tiếp viên xinh đẹp mang 2 dòng máu Việt - Hoa, sở hữu thân hình nuột nà
Quang Hải, Công Phượng siêu dễ thương qua nét vẽ chibi
![]() |
Cầu thủ Quế Ngọc Hải (SN 1993) một trong ba chàng lính ngự lâm, giữ vị trí phòng ngự của đội tuyển Việt Nam tại AFF Cup 2018. |
![]() |
Anh sở hữu chiều cao 1m76, ngoại hình ưa nhìn. Trên sân cỏ, Quế Ngọc Hải có lối chơi quyết liệt, đầy máu lửa nhưng ngoài đời, chàng cầu thủ điển trai là người chồng hiền lành, hết mực cưng chiều vợ con. |
![]() |
Đôi trai tài, gái sắc kết hôn vào đầu năm 2018. Người vợ hiền thảo của Ngọc Hải là Dương Thùy Phương - hoa khôi Đại học Vinh. |
![]() |
Ngay từ thời điểm mới công khai, chuyện tình của họ đã nhận được sự ủng hộ của người hâm mộ. |
![]() |
Nam cầu thủ hạnh phúc chia sẻ với báo chí, mình may mắn khi lấy được người vợ ngoan hiền, chu đáo. |
![]() |
Do nghề nghiệp của chồng phải xa nhà thi đấu, luyện tập, Thùy Phương đã từ bỏ mọi hoài bão, lui vào hậu phương, thay chồng quán xuyến gia đình. |
![]() |
Tổ ấm của họ càng viên mãn khi con gái đầu lòng Sunny ra đời. Mỗi khi về nhà, anh không ngần ngại chia sẻ với vợ việc nhà như nấu ăn, giặt giũ, rửa bát. |
![]() |
Bức ảnh anh giặt quần áo cho con được đăng trên trang cá nhân Instagram cách đây ít lâu khiến nhiều người thích thú ngợi khen. Thùy Phương từng chia sẻ, khi về thăm nhà, ông xã rất thích nấu ăn, thường thích vào bếp nấu món khoái khẩu cho vợ. |
![]() |
Mỗi trận đấu, Thùy Phương đều theo dõi, cổ vũ chồng từ xa. Trước trận chung kết AFF Cup 2018 lượt đi, hai mẹ con đã cùng mặc áo cờ đỏ sao vàng để hòa vào không khí cuồng nhiệt của cả nước. |
![]() |
Nỗi nhớ vợ con được Ngọc Hải nhắn nhủ qua những dòng tin nhắn và trạng thái trên trang Facebook. Ngay khi trở về từ Philippines sau trận bán kết lượt đi AFF Cup 2018, chàng cầu thủ sinh năm 1993 đã đoàn tụ vợ con tại Hà Nội. Khoảnh khắc hạnh phúc bên gia đình nhỏ của anh khiến nhiều người ngưỡng mộ. Với anh, vợ con vừa là điểm tựa, vừa là thiên thần hộ mệnh, giúp anh vượt qua những áp lực khi thi đấu. |
![]() |
Anh cũng nổi tiếng là người sống tình cảm, có mối quan hệ thân thiết, hòa đồng với đồng đội. |
![]() |
Quế Ngọc Hải hào hứng chụp ảnh cùng Văn Toàn trên chuyến bay về nước sau trận chung kết lượt đi trên sân khách. |
![]() |
Chỉ còn vài giờ nữa là diễn ra trận chung kết, quyết định ngôi vô địch AFF Cup 2018. Thùy Phương đã gửi lời chúc thành công đến chồng và các tuyển thủ. Cô hi vọng đội tuyển sẽ giữ phong độ, giành được chiến thắng. |
Sau thành công của 2 mùa trước, năm nay Vũ Mạnh Cường tiếp tục làm MC Chung kết Hoa khôi sinh viên Việt Nam 2018.
" alt=""/>AFF Cup 2018: Hôn nhân như mơ của Quế Ngọc Hải và người đẹp thành VinhTrong một lần trả lời phỏng vấn báo Thể thao&Văn hóa cuối tuần, anh Nguyễn Quang Thạch - người sáng lập hệ thống Sách hóa nông thôn khẳng định rằng: “Nâng cao được dân trí là giải quyết được bài toán tổng thể của xã hội. Khi dân trí tăng lên, các khuyết tật xã hội sẽ giảm dần”. Chính bởi vậy, anh đã từ bỏ ước mơ làm Thủ tướng để theo đuổi con đường làm cách mạng thư viện.
Nhiều người góp nhỏ hơn 1 người góp lớn
Trên fanpage của Sách hóa Nông thôn (https://www.facebook.com/SachchonongthonVietnam/) chia sẻ một công thức giúp 14 triệu trẻ em Việt có sách nghe và đọc duy nhất: Cứ 5 người, mỗi người đóng góp từ 240.000 -300.000 đồng mua từ 30-50 đầu sách đưa về lớp học trường cũ.
![]() |
Chỉ khuyến khích các cựu học sinh đóng góp 240.000 đồng/năm và tối đa là 1.500.000 đồng để làm tủ sách vì anh Thạch cho rằng đó là khoản tiền nằm trong ngưỡng lương thiện của tất cả học sinh.
“Tôi vốn kiên trì công thức nhiều người góp nhỏ để tạo ra hệ thống tủ sách lớn, nhằm hình thành tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội từ tất cả công dân, thành ra tôi không mặn mà với các khoản tiền lớn”, anh Thạch viết trên facebook.
Bởi chỉ huy động số tiền nhỏ ở ngưỡng lương thiện nên dự án thúc đẩy được cộng đồng tự giác tham gia, có sức sống lâu bền, không giống các dự án khác dù quyên góp được số tiền khủng trong thời gian đầu nhưng lại rơi vào cảnh “bỏ dở giữa chừng” vì không có nguồn lực cộng đồng.
Xây tủ sách ‘sống’ trong dân
Anh Thạch cũng đã dành 10 năm để nghiên cứu các mô hình thư viện cũng như xây dựng chiến lược truyền thông, nhằm đảm bảo rằng các mô hình tủ sách của anh sẽ “sống” trong dân chúng và thật sự thay đổi nhận thức xã hội về việc đọc sách.
Trong suốt từ 2007 đến 2017, anh Nguyễn Quang Thạch và các cộng sự đã thực hiện nghiên cứu tìm hiểu hành vi đọc sách của nhóm đối tượng là những người sinh ra và lớn lên ở nông thôn với số lượng khảo sát lên đến 10.000 người.
Các kết quả rút ra từ các nghiên cứu đó có có tác động rất lớn tới cách xây dựng các mô hình tủ sách sau này. Ví dụ như kết quả nghiên cứu cho thấy tần suất tiếp xúc mắt của con trẻ với sách càng cao sẽ kích thích việc đọc càng lớn được ứng dụng vào mô hình tủ sách lớp em - đặt tủ sách trong lớp thay vì thư viện, để trẻ em được tiếp xúc với sách nhiều hơn. Hay việc đọc của trẻ em được kích thích khi các bạn xung quanh cũng cùng đọc sách, bởi hình ảnh về sách lặp đi lặp lại trước mắt bạn trẻ.
Đồng thời việc nghiên cứu và rút kinh nghiệm của các sáng kiến tủ sách ở nông thôn trước đó như tủ sách điểm bưu điện văn hóa xã, tủ sách ở nhà văn hóa thôn đã giúp Sách hóa nông thôn thoát khỏi cảnh “chết lâm sàng”. Những tủ sách này thất bại vì một cá nhân/một nhóm phải gồng gánh quá nhiều trách nhiệm, như bưu điện văn hóa xã phải làm chức năng “bưu điện” hay ông trưởng thôn đã phải làm rất nhiều việc hành chính cấp thôn thì lấy thời gian đâu để quản lý tủ sách?
Cho đến nay, chỉ từ 1 tủ sách đầu tiên ở Hà Tĩnh, dự án Sách hóa nông thôn đã có hơn 30.000 tủ sách trên khắp cả nước. Khoảng 1.000.000 người ở nông thôn và đô thị có hưởng lợi từ tủ sách. Số lượng sách được mượn tăng từ 0.4-2 đầu sách/năm lên 10-30 đầu sách/năm tại các vùng mục tiêu điển hình.
Nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho con trẻ
Anh Thạch chia sẻ rằng: suốt 10 năm anh nói trên báo chí truyền hình và nhờ cậy nhiều người lên tiếng về nạn thiếu sách, về việc vô cảm với sự đọc của con trẻ.
Tuy nhiên, việc tặng sách mới chỉ là bước đầu. Bước tiếp theo và cũng là mục tiêu chính quan trọng và lâu dài là nuôi dưỡng thói quen đọc sách cho học sinh.
Theo nhóm dự án Sách hóa nông thôn, có 4 giải pháp để nuôi dưỡng thói quen này:
Thứ nhất là tạo sự tiếp cận dễ dàng tới sách. Đó là việc đưa sách từ thư viện trường về “thư viện lớp” và tạo ra những không gian thân thiện và thuận lợi cho việc đọc sách. Các cháu có thể đọc trong giờ ra chơi, đọc trong lớp hay vườn trường, có thể mượn về nhà và tự quản lý tủ sách của lớp mình theo hướng dẫn.
Thứ hai là lựa chọn sách phù hợp, hấp dẫn với trẻ và sách ta muốn trẻ đọc. Việc chọn thức ăn tinh thần cho các cháu là rất quan trọng vì các cháu sẽ bị ảnh hưởng và truyền cảm hứng từ những gì mình đọc được. Vì thế nên chú trọng nhiều vào các sách truyền cảm hứng sáng tạo, làm việc nghĩa, khám phá thế giới và hạn chế tối đa sách giải trí thuần tuý.
Thứ ba là tạo sự khuyến khích và động lực cho việc đọc sách. Việc tổ chức các buổi “Điểm sách dưới cờ” vào sáng thứ Hai hay các cuộc thi kể chuyện hoặc thảo luận về một cuốn sách nào đó là các hình thức đã được áp dụng và tỏ ra có hiệu quả tại nhiều trường tiểu học và trung học cơ sở của huyện Nam Trực, Hải Hậu, Giao Thuỷ. Sáng thứ Hai ngày 12/11/2018 tôi đã dự chương trình “Điểm sách dưới cờ” của Trường Tiểu học Nam Tiến, huyện Nam Trực và cháu Bùi Ngọc Anh lớp 4 đã điểm rất hay cuốn “Những tấm lòng cao cả” trong 4 phút không vấp váp. Đây là điều chưa từng xảy ra và không nghĩ có thể xảy ra cách đây 5 năm.
Thứ tư là khích lệ cha mẹ và các cô giáo chăm lo việc đọc sách của con cái bởi họ là nguồn lực quan trọng nhất trong việc mua sách và duy trì thói quen đọc sách của trẻ em.
Diệu Minh - Ngọc Trâm
" alt=""/>Sách hóa nông thôn: Hơn 1 triệu người dân hưởng lợiMối tình bí mật của bố vợ tuổi 70 trong căn hộ tập thể cũ
Nam bảo vệ gặp quả đắng khi qua đêm ở biệt thự
Lủi thủi xách túi đi đẻ, vợ tức nghẹn gặp chồng ở bệnh viện
Hai vợ chồng tôi yêu nhau từ thời sinh viên, ra trường cùng về ngân hàng làm việc. Được bố chồng giúp đỡ, sự nghiệp của tôi lên vù vù.
Từ nhân viên học việc, sau vài năm tôi được đề bạt lên làm trưởng phòng rồi leo đến chức giám đốc chi nhánh. Còn chồng chấp nhận đứng ở phía sau làm hậu phương.
Trái ngọt của cuộc hôn nhân đó là 3 đứa con xinh xắn đáng yêu. Ngoài thời gian làm việc ở cơ quan, về đến nhà chồng tôi giành làm hết việc dọn dẹp, chăm sóc con.
Anh không lãng mạn, không biết nói những lời ngọt ngào nhưng bù lại chồng tôi hiền lành, khéo tay, chu đáo, nấu ăn ngon.
Các con tôi yêu bố vô cùng. Với chúng bố là thần tượng, là anh hùng và là người tuyệt với nhất thế gian. Con gái lớn của chúng tôi năm nay 16 tuổi nhưng vẫn thích được bố đưa đi học.
Cuộc sống của tôi không có gì đáng để phàn nàn. Đồng nghiệp mỗi lần đến nhà chơi đều nức nở khen anh là người đàn ông hoàn hảo.
Chưa bao giờ chồng nặng lời hay chê bai tôi bất cứ điều gì. Anh luôn nhường nhịn, chấp nhận phần thiệt về mình. Tôi hay kể chuyện chồng bạn mình hay tặng hoa, quà vào ngày lễ cho vợ hoặc đưa cả nhà ăn tối bên ngoài ... hi vọng anh thay đổi, học hỏi được cách người ta quan tâm vợ.
Thế nhưng, mỗi lần tôi kể, chồng đều cười rồi bỏ ngoài tai. Theo anh, bữa cơm tối các thành viên quây quần bên nhau mới là hạnh phúc. Kết hôn rồi, thủ tục hoa quà quá rườm rà.
Cũng vì điều đó, lâu dần tôi thấy anh nhàm chán, nhạt nhẽo, tình cảm vợ chồng dường như xa cách. Mỗi khi vợ chồng gần gũi, tôi chẳng còn hứng thú chuyện gối chăn.
Tôi bắt đầu gắt gỏng, bực tức chồng nhiều hơn. Đôi khi chỉ một lỗi nhỏ tôi cũng làm ầm lên, chiến tranh lạnh, căng thẳng với anh cả tuần. Hai vợ chồng mỗi người ngủ một phòng, chẳng ai nói với đối phương câu nào.
Các con thấy bố mẹ mâu thuẫn, tỏ ra khá buồn. Tối nào chúng cũng vào ngủ cùng phòng bố. Lúc đó tôi cảm thấy mình bị cô lập nên càng tức anh ra mặt.
Trong những lần cãi vã đó, tôi thường bỏ ra ngoài uống cà phê hoặc gọi cô bạn thân vào quán bar uống rượu giải sầu. Tôi than thở rằng mình có cuộc hôn nhân bình yên, viên mãn nhưng tôi lại rơi vào bế tắc, muốn ly hôn.
Bạn tôi nghe thấy thế liền mắng: "Cậu dở người à? Bao người mong không được như cậu còn chê, muốn rũ đi. Chồng cậu tốt tính, chung thủy với vợ con, cậu ly hôn chưa chắc tìm được người nào hơn".
Cứ thế tôi quay cuồng trong mớ bòng bong, hỗn độn của mình, không thoát ra được. Cho đến một ngày, cơ quan tôi có lính mới, từ ngành nghề khác chuyển sang vị trí nhân viên tín dụng. Đây là người nhà sếp tổng nên tôi được ban lãnh đạo trực tiếp gửi gắm, giúp đỡ.
Nhân viên này tên Tùng - kém tôi 5 tuổi. Tùng từng có gia đình nhưng hai vợ chồng ly hôn, vợ bỏ đi nước ngoài, một mình anh ta nuôi con.
Tuy mới vào nhưng Tùng rất nhanh nhẹn, thông minh, nắm bắt công việc khá nhanh. Tôi ấn tượng bởi sự điềm đạm, chín chắn của người đàn ông đó. Anh ta có đôi mắt đượm buồn và nụ cười rất thu hút.
Trong lần tổ chức tiệc công ty, tôi uống hơi quá chén nên chuếnh choáng hơi men, đầu óc không được tỉnh táo, Tùng đề nghị đưa tôi về. Thấy đã muộn, sợ lái xe không an toàn, tôi đồng ý.
Dọc đường đi Tùng ân cần hỏi han, xem sức khỏe tôi ra sao, anh ta còn vào quán nước nhỏ, mua cho tôi cốc nước chanh uống giải rượu.
Sáng hôm sau, khi đến văn phòng, tôi bất ngờ thấy chai nước hoa quả để sẵn trên bàn làm việc. Lúc đó, điện thoại rung, tôi mở ra xem, là tin nhắn của Tùng. Cậu ta nhắn: "Chị uống nước hoa quả cho tỉnh táo". Sự quan tâm đó dù nhỏ nhặt nhưng cũng khiến tôi cảm thấy ấm áp.
Tôi nhận ra, Tùng khá ga lăng, biết chiều chuộng chị em phụ nữ ở chỗ làm. Cuộc vui nào, mọi người cũng kéo cậu ta đi bằng được.
Không hiểu từ lúc nào, tôi thấy thích được Tùng chăm sóc. Mỗi khi cần ra ngoài giải quyết công việc, tôi đều nhờ nam nhân viên chở đi.
Tùng kêu tôi bằng chị, xưng em. Từ chỗ xã giao, tôi và Tùng thân thiết hơn. Hễ khúc mắc với chồng, bao giờ tôi cũng nhắn cho Tùng tâm sự, trút hết những bực dọc trong lòng.
Rồi tôi và nhân viên cấp dưới nảy sinh tình cảm. Tôi thấy có lỗi với chồng nên muốn dừng lại. Thế nhưng mỗi khi bên cậu ta, tôi quên hết.
Suốt 2 tháng trời, tôi đắm chìm trong men say của thứ tình ái tội lỗi. Tôi những tưởng không bị ai phát hiện nhưng chẳng ngờ con gái tôi vô tình biết được.
Dịp đó, chồng tôi đưa hai đứa bé đi du lịch. Ở nhà chỉ có tôi và con gái lớn. Tôi vội ra ngoài nên quên điện thoại, con gái có việc gấp, đã lấy dùng và đọc hết toàn bộ tin nhắn trên trang zalo, facebook cá nhân đầy mùi mẫn, ướt át giữa mẹ và nhân tình.
Tối đó, con bé thấy mẹ về, liền ném điện thoại cho tôi rồi thét lên đầy tức giận. Cháu trách tôi là người mẹ tệ bạc, lừa dối chồng con: "Bố yêu mẹ, dành tất cả cho mẹ mà mẹ đối xử như vậy có công bằng không? Mẹ từng có tất cả, sự nghiệp, mái ấm, nhưng từ giờ về sau mẹ không còn gì nữa, cả tình yêu thương của chị em con".
Sáng sớm, con bé để lại bức thư rồi xách vali bỏ đi, tắt luôn cả điện thoại, tôi cố gắng đến mấy cũng không có cách gì liên lạc được.
Tôi điên loạn, chạy khắp nơi tìm con, sang nhà cô chủ nhiệm, bàn bè thân thiết, thông tin của cháu vẫn bặt vô âm tín.
Ngồi một mình trong căn phòng rộng lớn, tôi day dứt khi nghĩ lại câu nói của con. Chỉ vì một chút ích kỷ, không trân trọng hạnh phúc mà tôi sa ngã. Tôi thực sự hối hận.
Ngày mai chồng tôi cùng các con sẽ về Hà Nội. Tôi phải đối diện sao với anh ấy đây? Thú nhận mọi chuyện ư? Nếu như vậy, tôi sẽ mất tất cả.
Còn con gái lớn của tôi, cháu đang ở đâu? Liệu tôi biết hối lỗi, cháu có tha thứ cho mẹ không? Tôi bế tắc quá. Xin độc giả hãy cho tôi lời khuyên?
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Ngoại tình với nhân viên, sếp nữ bất ngờ trước câu nói của con gái 16 tuổi