Ở tuổi 54, Hứa Tình vẫn đẹp rạng rỡ và tràn đầy sức sống (Ảnh: Xuqing).
Y học cổ truyền Trung Quốc cho rằng một trong những điều quan trọng nhất đối với vẻ đẹp và tuổi trẻ là giải độc. Bên cạnh việc ăn thực phẩm tươi sống và tránh những thói quen xấu, việc có ít nhất một ngày ăn chay mỗi tuần có thể rất hữu ích.
Rất nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh ăn chay có lợi cho sức khỏe, giảm nguy cơ mắc bệnh liên quan đến tim mạch, tai biến mạch máu não, đái tháo đường, ung thư. Chế độ ăn chay tập trung vào các loại thực phẩm giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất như rau, quả, hạt, đậu và các sản phẩm chay. Các loại thực phẩm này có thể giúp giảm huyết áp, cholesterol và cải thiện chức năng mạch máu.
2. Không thêm muối vào gạo
Các nhà nghiên cứu cho biết, muối có thể là một yếu tố chính trong các phản ứng miễn dịch dị ứng. Một việc nhỏ như giảm lượng natri ăn vào có thể làm chậm quá trình lão hóa. Người Trung Quốc không cho muối khi nấu cơm.
Mặc dù muối là chất vô cùng cần thiết đối với cơ thể nhưng ăn thừa muối lại là yếu tố nguy cơ chính gây tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ gây ung thư dạ dày, suy thận, loãng xương và nhiều rối loạn cho sức khỏe khác.
Tại Việt Nam, ăn nhiều muối là nguyên nhân quan trọng góp phần làm gia tăng tỷ lệ mắc tăng huyết áp và tử vong do các bệnh tim mạch. Số liệu cho thấy hiện nay ở nước ta cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ trong 3 trường hợp tử vong thì có một trường hợp là do các bệnh tim mạch.
Trà lá sen mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe (Ảnh: Depositphotos).
3. Uống trà lá sen
Bạn có thể uống trà lá sen lạnh hoặc nóng. Nó có nhiều lợi ích như lợi tiểu, giảm cân và giúp chữa các vấn đề về dạ dày. Nó đặc biệt được khuyên dùng cho những người tăng cân do ăn thức ăn nhiều dầu mỡ.
Các chuyên gia khuyên bạn nên uống 3-4 tách trà lá sen mỗi ngày khi bụng đói.
4. Tập thái cực quyền
Tập Tai chi hay thái cực quyền có thể làm giảm căng thẳng, lo lắng và trầm cảm, đồng thời tăng cường năng lượng, sức chịu đựng và tính linh hoạt. Nó có thể là một sự thay thế tốt cho yoga vì nó cũng giúp bạn tỉnh táo. Chỉ cần 10 phút mỗi ngày là đủ để bạn được hưởng lợi từ Tai chi.
5. Đắp mặt nạ đậu xanh
Nếu bạn chưa bao giờ nghe nói về công dụng của đậu xanh, thì đây là một bí mật cổ xưa khác của Trung Quốc. Bạn chỉ cần nghiền chúng thành bột nhão và thoa lên da. Nó rất hữu ích trong việc chữa lành mụn trứng cá và giảm sưng tấy.
Đắp mặt nạ đậu xanh hay nghệ đều giúp đẹp da (Ảnh: Depositphotos).
6. Đắp mặt nạ tinh bột nghệ
Một loại mặt nạ hiệu quả nữa là bột nghệ. Nó có thể giúp điều trị một số tình trạng da trên mặt. Bạn có thể mua nó ở hiệu thuốc hoặc tự làm mặt nạ bằng cách thêm sữa chua hoặc mật ong. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh dị ứng và kích ứng.
Nấm mang lại nhiều giá trị cho sức khỏe (Ảnh: Depositphotos).
7. Ăn nấm
Người Trung Quốc thường thêm nấm vào nhiều món ăn. Nhưng nó không chỉ là loại nấm ngon mà còn có tác dụng chữa bệnh rất tốt trong y học cổ truyền Trung Quốc.
Chúng chứa các hợp chất độc đáo có hiệu quả chống lại virus. Trong các loại nấm, tốt nhất cho sức khỏe con người là nấm rơm, nấm hương, nấm truffle...
Hơn nữa, sản phẩm này là nguồn cung cấp vitamin D dồi dào, chứa nhiều khoáng chất, chứa ít calo. Đồng thời, nó cung cấp nhiều chất chống oxy hóa rất quan trọng để giữ cho cơ thể bạn luôn tươi trẻ.
Là nguyên liệu giúp bổ sung vị ngọt cho bữa ăn, nấm có chứa một lượng nhỏ chất béo gồm các acid béo không no. Riêng nấm rơm lại có đến khoảng 3g lipid/100g nấm, giúp bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.
Nấm tươi gồm rất nhiều chất dinh dưỡng từ khoáng chất, vi chất (kẽm, crom, germanium…) cho đến vitamin tan trong nước. Khi hấp thu vào cơ thể, các hợp chất này sẽ giúp tăng cường chuyển hóa, tăng sức đề kháng phòng ngừa bệnh tật.
Cơ quan chức năng tiến hành phun hóa chất diệt muỗi quanh nơi sinh sống, làm việc của bệnh nhân vừa tử vong do sốt xuất huyết (Ảnh minh họa: Uy Nguyễn),
Ngày 20/9, bệnh nhân H. khởi phát các triệu chứng sốt cao liên tục, kèm đau đầu, người mệt, dùng thuốc hạ sốt nhưng không đỡ. Do đó, bệnh nhân được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa Hòa Bình (thị xã Buôn Hồ) để thăm khám, điều trị.
Ngày 22/9, bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh (thành phố Buôn Ma Thuột) và do tình trạng nặng nên được đưa đến Khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên ngay trong ngày. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue.
Ngày 23/9, bệnh nhân được chuyển đến khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Đa khoa vùng Tây Nguyên để điều trị tiếp.
Tuy nhiên, do bệnh có dấu hiệu nặng nên ngày 24/9, bệnh nhân H. được chuyển viện đến Bệnh viện Nhiệt đới TPHCM chữa trị.
Dù tích cực điều trị nhưng tình trạng bệnh nhân rất nặng, do đó, ngày 27/9, gia đình xin bệnh nhân ra viện. Khi về đến Đắk Lắk, bệnh nhân đã tử vong vào 2h ngày 28/9 tại nhà riêng.
Theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật Đắk Lắk, sau khi ghi nhận trường hợp bệnh nhân tử vong vì sốt xuất huyết đã nhanh chóng phối hợp với các đơn vị liên quan triển khai các biện pháp kiểm tra, xử lý vệ sinh môi trường, điều tra nguồn bệnh.
Trung tâm Y tế thị xã Buôn Hồ được yêu cầu triển khai phun hóa chất diệt muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết tại khu vực ở và làm việc của bệnh nhân.
" alt=""/>Một phụ nữ ở Đắk Lắk tử vong do sốc sốt xuất huyết