Bên lề WEF, Chủ tịch HĐQT FPT cũng sẽ gặp gỡ với lãnh đạo cấp cao của 20 tập đoàn lớn trên thế giới trong các lĩnh vực công nghệ, xản xuất máy bay, năng lượng, bảo hiểm, CNTT... bàn về cơ hội hợp tác trong một số lĩnh vực như nhà máy thông minh, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực bảo hiểm và y tế... Ngày 23/1, ông Trương Gia Bình đã có cuôc gặp gỡ với lãnh đạo các DN lớn như HP, UPS, Allianz, SK Holdings,...
Một trong các cuộc gặp có nhiều triển vọng là cuộc trao đổi về việc hợp tác trong mảng điện toán đám mây với Tổng Giám đốc HP Services, bà Ana Pinczuk, một trong những người phụ nữ quyền lực nhất Silicon Valey, phụ trách 25.000 kỹ sư CNTT.
![]() |
Tiếp đó, FPT có cuộc thảo luận với ông Jim Barber, Thành viên HĐQT Tập đoàn UPS, công ty dẫn đầu thế giới trong lĩnh vực Logistics có quy mô doanh thu năm 2016 đạt 61 tỷ USD, để mở rộng hợp tác toàn diện với tập đoàn này trong mảng chuyển đổi số. Trước đó, hồi tháng 5/2017, tại Mỹ, trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, hai tập đoàn đã ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược nhằm nâng cao hiệu suất trong nền kinh tế số thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới.
FPT và SK Holding đã cùng thảo luận về cơ hội hợp tác trong lĩnh vực nhà máy thông minh dựa trên nền tảng MindSphere của Siemens. Hiện FPT là đối tác khu vực về nền tảng công nghệ IoT cho các ngành công nghiệp GE Predix của GE, Công ty đứng thứ 13 trong danh sách Fotune Global 500 với doanh thu trên 120 tỷ USD.
Theo ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, người đã 7 năm liên tiếp tham dự Diễn đàn kinh tế thế giới: “WEF là nơi quy tụ những doanh nghiệp đang dẫn dắt những cuộc chơi công nghệ và kinh doanh, đồng hành cùng các doanh nghiệp này, Việt Nam nói chung và FPT nói riêng sẽ có cơ hội bứt phá, tạo nên một vị thế khác cho Việt Nam cả về công nghệ và các chỉ số kinh tế trên sân chơi toàn cầu. Davos 2017 chúng tôi đã có cơ hội gặp gỡ và trao đổi cơ hội hợp tác về chuyển đối số, trí tuệ nhân tạo, IoT với khoảng 50 doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, năng lượng, sản xuất máy bay, tài chính ngân hàng và đã có 20 doanh nghiệp trong số này trở thành khách hàng, đối tác của FPT”.
" alt=""/>Chủ tịch FPT tham dự WEF 2018 tìm cơ hội hợp tác về chuyển đối số, trí tuệ nhân tạo, IoTNăm 2017, đại học IESE đã đưa ra bảng xếp hạng 10 thành phố thông minh gồm: 4 thành phố của Mỹ (New York, San Francisco, Boston, Chicago), 4 thành phố của châu Âu (London, Paris, Amsterdam, Geneva), 1 đại diện của châu Á (Seoul) và 1 đại diện của châu Úc (Sydney).
![]() |
Thành phố London có hệ thống hạ tầng thông minh, các ứng dụng công nghệ cao như hệ thống thẻ đi tàu và thu phí khi tắc nghẽn giao thông hay hệ thống wifi ngầm. Công nghệ tiên tiến tạo thuận lợi cho việc sử dụng smartphone cũng như cải thiện dịch vj chăm sóc sức khoẻ toàn dân và môi trường.
![]() |
San Francisco có hệ thống đèn LED ngoài đường phố, hệ thống sạc EV và các cảm ứng ở công viên để tiết kiệm năng lượng. Bên cạnh đó còn có các ứng dụng khác trong năng lượng, vận tải, cung cấp nước sạch và xử lý nước thải.
![]() |
Seoul từng là thành phố được xếp hạng đầu tiên trong danh sách thành phố ứng dụng công nghệ cao do tạp chí Worldblaze bình chọn vào năm 2015. Đây là thành phố tiên phong trong công nghệ di động 5G. Ngoài ra, thành phố còn đồng thời thực hiện chiến dich “Seoul thông minh” để cung cấp các máy tính bảng và smartphone chuyên hỗ trợ cho người tàn tật và người gia để đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe khi cần thiết.
Ngoài những cái tên nổi bật trên, bảng danh dự Smart City còn có các thành phố như Madrid và Barcenola (Tây Ban Nha); Berlin và Munich (Đức); Manchester (Anh); Glasgow (Scotland); Waterloo, Calgary và Ontario (Canada); Stockholm (Thụy Điển); Vienna (Áo); Brussels (Bỉ); Copenhagen (Đan Mạch); Helsinki (Phần Lan); Oslo (Na Uy); Dublin (Ireland); Melbourne (Úc); Taipei (Đài Loan); Mitaka (Nhật Bản); Singapore…
Các thành phố đã được công nhận danh hiệu Smart City trên vẫn đang tiếp tục cải thiện để hoàn thiện ứng dụng công nghệ có hiệu quả hơn nữa.
Trong khi đó, rất nhiều thành phố trên khắp thế giới cũng đang theo đuổi tham vọng xây dựng mô hình này. Đây chính là xu hướng quản lý và phát triển đô thị hiện nay và trong tương lai không xa.
![]() |
Danh sách Smart City tiềm năng trong khoảng 10 năm tới ở khu vực Mỹ Latinh có Quito, Lima, Monterrey, Santo Domingo, Laguna.
Ở Châu Á, danh sách này gồm các thành phố như Dubai, Kualalumpua, Yokohama, Shenzhen, Canton và thành phố Hồ Chí Minh.
Ở Châu Âu, ngoài những thành phố đã đề cập ở trên, hiện còn hơn 200 thành phố đang thực hiện hoặc ứng dụng từng phần theo mô hình Smart City.
" alt=""/>Smart City: Xu hướng không thể chối từ của thế giới