TikTok ngày càng phổ biến và đang được rất nhiều người sử dụng.
TikTok, một ứng dụng chia sẻ video được thiết kế bởi một công ty công nghệ có trụ sở tại Bắc Kinh tên là ByteDance, đã trở thành ứng dụng đầu tiên của Trung Quốc đạt vị trí số 1 trong Apple App Store vào tháng 11 năm ngoái.
TikTok ra mắt vào năm 2017, dành cho các thị trường bên ngoài Trung Quốc. ByteDance trước đây đã ra mắt Douyin cho thị trường Trung Quốc vào tháng 9/2016. TikTok và Douyin sử dụng cùng một phần mềm, nhưng duy trì các mạng riêng biệt để tuân thủ các hạn chế kiểm duyệt của Trung Quốc. Ứng dụng cho phép người dùng tạo các video nhạc ngắn và hát nhép từ 3 đến 15 giây và các video lặp ngắn từ 3 đến 60 giây. Đây là một nền tảng video ngắn hàng đầu ở châu Á, Hoa Kỳ và các nơi khác trên thế giới. TikTok không có sẵn ở Trung Quốc và các máy chủ của nó có trụ sở tại các quốc gia nơi có ứng dụng này.
Năm 2018, TikTok có mặt ở hơn 150 thị trường và có 75 ngôn ngữ. Vào tháng 2/2019, TikTok, cùng với Douyin, đã đạt một tỷ lượt tải xuống trên toàn cầu.
Trước khi TikTok là TikTok, nó là một ứng dụng nhép môi của Thượng Hải có tên là Musical.ly, ứng dụng này có cả ở Mỹ và Trung Quốc. Vào năm 2017, ByteDance, công ty xây dựng các thuật toán cho TikTok, đã mua Musical.ly để tạo ra một nền tảng toàn cầu quan trọng cho các nhà sáng tạo nội dung và thương hiệu tham gia vào các thị trường mới. Tháng 8 năm ngoái, ByteDance đã hợp nhất với Musical.ly với TikTok, cũng hoạt động dưới thương hiệu Douyin tại Trung Quốc.
Theo trang BuzzFeed, TikTok và Douyin là hai “ứng dụng chị em” của Trung Quốc, mỗi ứng dụng lại tự điều chỉnh theo nhu cầu địa phương. Douyin chỉ có ở Trung Quốc - hiện là ứng dụng video ngắn phổ biến nhất. Nó tương tự như TikTok - không có ở Trung Quốc - mặc dù các ứng dụng có một số công cụ khác nhau. Các máy chủ TikTok không đặt tại Trung Quốc, chỉ đặt ở các quốc gia có sẵn ứng dụng này.
Mặc dù hai ứng dụng này là “chị em” – song các video trên Douyin tuân theo các quy tắc kiểm duyệt của Trung Quốc và chỉ có thể được xem trong ứng dụng Douyin, ứng dụng chỉ có thể truy cập được thông qua các cửa hàng ứng dụng Trung Quốc.
" alt=""/>Mạng xã hội TikTok đã phát triển thần tốc như thế nào?Nhiều địa phương đã thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt. Ảnh minh họa Internet
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 1/1/2019 của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
Theo đó, việc đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt- một trong những nội dung trọng tâm của Nghị quyết 2 - được ghi nhận có nhiều chuyển biến tích cực ngay từ đầu năm. Kế hoạch hành động của các địa phương đều chú trọng tới nội dung này.
NHNN cũng yêu cầu các ngân hàng thương mại, các tổ chức trung gian thanh toán áp dụng Tiêu chuẩn cơ sở QR code để đảm bảo khả năng tương thích giữa các giải pháp thanh toán trên nền QR code. Phối hợp với Bộ Tài chính liệt kê các danh mục giao dịch bắt buộc thanh toán qua ngân hàng, nghiên cứu đề xuất Chính phủ sửa đổi các quy định của pháp luật để khuyến khích thanh toán không dùng tiền mặt đối với các giao dịch về bất động sản. Hiện Ngân hàng Nhà nước đã gửi ý kiến lần 2, trước khi trình Chính phủ.
Đến nay đã có 50 ngân hàng đã thỏa thuận phối hợp thu thuế điện tử với cơ quan Thuế, Hải quan trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố và tất cả các quận, huyện trên cả nước; 27 ngân hàng và 10 tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phối hợp thu tiền điện, doanh thu tiền điện của EVN thanh toán qua ngân hàng lên tới gần 90%; 100% cơ sở khám chữa bệnh trực thuộc Bộ Y tế đã bắt đầu triển khai Đề án phối hợp với các ngân hàng để thu hộ tiền khám chữa bệnh.
Thực hiện chỉ đạo của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, Công ty Cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) thực hiện giảm đến 100% phí dịch vụ chuyển mạch (mức thu bằng 0 đồng) tùy theo loại giao dịch đối với các Tổ chức thành viên là các ngân hàng sở hữu mạng lưới chấp nhận thanh toán kể từ ngày 1/3/2019, sớm hơn 2 năm so với lộ trình đặt ra ban đầu.
" alt=""/>Hà Nội, TP.HCM dẫn đầu áp dụng thanh toán không dùng tiền mặtKhi nhắc đến Dead Or Alive là nhắc đến một trong số những siêu phẩm đối kháng trực diện nổi tiếng trong làng game thế giới. Từ phiên bản đầu tiên của tựa game này phát hành vào năm 1996, thì đến hiện tại với 4 phiên bản chính và 18 hậu bản bổ sung, đây được xem là một sự thành công rất lớn cho Koei Tecmo và Team Ninja. Mỗi hậu bản về sau, ngoài việc cải thiện cơ chế game play và bổ sung thêm nhân vật, Dead Or Alive cũng thay da đổi thịt cho phần đồ họa của mình để làm tăng sức hấp dẫn và cải thiện mạnh mẽ độ chi tiết trong mỗi pha hành động và combo.
Trong tựa game mới này, các nhà làm game cho hay, họ vẫn sẽ tiếp tục giữ vững cơ chế tấn công trên các nhân vật giống như trước đây để không làm người chơi thấy xa lạ. Tuy nhiên, sẽ có 2 cơ chế mới được bổ sung trong phiên bản này. Đó là sự thay đổi nho nhỏ về chức năng của các nút bấm trên tay cầm của 2 dòng Xbox One và PS4. Và ngoài ra một cơ chế nữa có tên gọi “Special Attack Meter” đang được bổ sung và hoàn thiện nhằm mang lại nhiều trải nghiệm khác cho tựa game này.
Về mặt đồ họa, Dead Or Alive tiếp tục chỉnh sửa để khoác lên cho mình một diện mạo mới ấn tượng và sâu sắc hơn. Giời đây, trong mỗi pha đấm đá của mình, những hiệu ứng như máu me, tay đấm,… sẽ mang tính chi tiết hơn, nhằm giúp game thủ có cảm giác hưng phấn cho người chơi. Thêm vào đó, bản thân mỗi nhân vật nay cũng được tô điểm thêm nhiều chi tiết để mang lại sự chân thật nhất cho gamer. Cả nhân vật nữ và nhân vật nam đều sẽ có một diện mạo khiến ai chơi game này sẽ đều cảm thấy thích thú. Tuy nhiên nhân vật nữ phần 6 so với các phần trước sẽ ít “hở bạo” và cũng ít “người lớn hơn”, có thể điều này sẽ gây chán nản cho 1 vài game thủ khi sự bốc lửa của các nữ nhân vật không còn được như trước nữa.
Cuối cùng, đội ngũ phát triển của Dead Of Live cũng đang cố gắng xây dựng một chế độ cốt truyện mới cững những chế độ chiến đấu online và offline khác nhằm tạo sức hút cũng như không để game trở nên nhàm chán. Theo tiết tội từ người đại diện của Dead Or Alive, cố chuyện của phần 6 sẽ có chung cách tiếp cận với phần 5, khi người chơi sẽ nhập vai các nhân vật đi khám phá cốt truyện qua từng chương. Hiện tại, Game cho phép người chơi được nhập vai 6 nhân vật chính với mỗi nhân vật là một kiểu kĩ năng và phong cách chiến dấu khác nhau. Ngoài ra đội ngũ này còn cho hay, một chế độ đấu solo mới đang trong tiến trình xây dựng, nhằm giúp người chơi có thể tập luyện cũng như thạo vững từng nhân vật trong game. Tuy nhiên, vẫn chưa có thểm chi tiết về chế độ này, và chúng ta sẽ được bật mí vào ngày ra mắt game.
Theo GameK
" alt=""/>Dead Or Alive 6 – Hậu bản tiếp theo của dòng game đối kháng huyền thoại chuẩn bị ra mắt