Chị Hạ cho biết, trong tình huống trên, chị đã hành xử theo phương pháp “3 bước chạm đến trái tim con” gồm: Thấu hiểu – Đồng hành – Dẫn dắt của thạc sĩ Khoa học Giáo dục, chuyên gia tâm lý Nguyễn Thị Lanh.
Đồng tình với cách giải quyết của chị Hà, chuyên gia Nguyễn Thị Lanh cho biết, từ việc thấu hiểu con, chị Hà đã được con coi như một người bạn, cởi mở trò chuyện những khúc mắc trong lòng. Tiếp đó, chị đã đồng hành, dẫn dắt để con tự thay đổi suy nghĩ.
Thạc sĩ Lanh nhận định, không phải cha mẹ nào cũng biết cách giao tiếp, kết nối với con như chị Hà. Hiện nay nhiều người chú trọng đến việc tạo mọi điều kiện vật chất để con được sống sung sướng, ăn uống đầy đủ, học hành đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, họ lại chưa biết cách giao tiếp với con dẫn đến bất đồng ý kiến, luôn có khoảng cách giữa cha mẹ và con cái.
Hầu hết cha mẹ có xu hướng muốn con làm theo ý mình mà bỏ qua hai bước thấu hiểu và đồng hành. Điều này khiến con cảm thấy cha mẹ áp đặt, không hiểu mình, không muốn chia sẻ với cha mẹ bất cứ điều gì.
“Thấu hiểu – Đồng hành – Dẫn dắt là trình tự 3 bước để cha mẹ chạm đến trái tim con. Chỉ khi thực hiện đúng và đủ, cha mẹ mới có thể phá vỡ “hàng rào phòng vệ”, bước được vào thế giới của con và kiến tạo mối quan hệ hòa hợp”, nữ chuyên gia nói.
Theo nữ chuyên gia, thấu hiểu tức là cha mẹ phải hiểu được các nhu cầu, mong muốn và cảm xúc của con, khiến trẻ có cảm giác an toàn, được là chính mình khi ở bên cha mẹ. Để làm được điều này, cha mẹ cần nói ngôn ngữ của con, lắng nghe con với sự tôn trọng. Thay vì mắng mỏ, chỉ trích, so sánh, cha mẹ cần trở thành bạn của con bằng cách đồng ý với con dù con đúng hay sai để con tin cậy cha mẹ, tiếp đó mới phân tích đúng sai cho con hiểu.
Sau khi nhận được sự tin tưởng của con, cha mẹ sẽ đến được bước tiếp theo là đồng hành. Đó là dành thời gian trò chuyện, chơi cùng với con, cùng xây cho con những ước mơ, cùng con vượt qua những lúc khó khăn để con cảm thấy an toàn vì luôn có cha mẹ hiện diện bên cạnh.
Thạc sĩ Lanh cho rằng, khi cha mẹ đã thấu hiểu, đồng hành với con thì việc dẫn dắt con sẽ không có gì khó khăn. Cha mẹ có thể hỏi về mục tiêu của con trong năm nay, lớn lên con muốn trở thành ai, con cần làm gì để hiện thực hóa mong ước… Từ đó, giúp con có mục tiêu để theo đuổi, cài đặt vào tư duy của con những điều tốt đẹp về tương lai.
“Thấu hiểu, đồng hành rồi mới dẫn dắt con sẽ tạo nên một gia đình bình an, hạnh phúc, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái hòa hợp, không nảy sinh những mâu thuẫn, xung đột không đáng có”, nữ chuyên gia tâm lý cho biết.
Nếu cộng cả doanh số xe Hyundai (do TC Motor sản xuất và phân phối, được công bố riêng) trong tháng 12/2023 là 10.844 xe (tăng 35,9% so với tháng 11/2023), thị trường ô tô Việt Nam đã bán ra tổng cộng 49.584 xe (VinFast không công bố số liệu doanh số theo tháng từ tháng 8/2023), tăng 38% so với tháng 11/2023 (bán 35.933 xe).
Tính chung cả năm 2023, doanh số bán hàng của các thành viên VAMA và TC Motor đạt 369.439 xe, giảm 24% so với năm 2022 (bán 486.217 xe).
Về xếp hạng thị phần thương hiệu trên thị trường cả năm 2023, Hyundai giữ vị trí đầu bảng với lượng bán 67.450 xe, giảm 17,3% so với năm 2022 (bán 81.582 xe); Toyota ở vị trí số 2 với lượng bán 57.414 xe, giảm 37% so với 2022 (bán 91.115 xe); KIA ở vị trí số 3 với 40.733 xe bán ra, giảm 33% so với năm 2022 (bán 60.729 xe); Ford ở vị trí số 4 với 38.322 xe, tăng 33% so với năm 2022 (bán 28.847 xe) và ở vị trí số 5 là Mazda với 35.632 xe, giảm 1% so với năm 2022 (bán 36.052 xe).
Với kết quả trên, có thể thấy, thị trường ô tô Việt Nam những tháng cuối năm có sự tăng vọt vượt xa so với các tháng trong năm. Nguyên nhân đã được dự đoán từ trước do tháng 12 là tháng cuối cùng chính sách giảm 50% lệ phí trước bạ cho ô tô lắp ráp trong nước của Chính phủ có hiệu lực. Cùng với đó, loạt ưu đãi, giảm giá từ vài chục đến vài trăm triệu nhằm chạy đua doanh số của các hãng xe đã góp phần tạo nên doanh số "đu đỉnh".
Mặc dù vậy, thị trường ô tô Việt Nam không thể chạm tới mốc 400.000 xe (trong khi năm 2022 đã vượt qua mốc này), đã đánh dấu sự đi xuống sau 3 năm tăng trưởng "nóng" của ngành ô tô. Theo các chuyên gia, sự đi xuống của toàn ngành ô tô đã được dự báo từ giữa năm với thực tế sa sút của ngành bất động sản cũng như lãi suất ngân hàng không ổn định, đã góp phần ảnh hưởng đến sức mua của người dân.
Dự báo đầu năm 2024, sức mua ô tô có thể vẫn cao nhờ vào nhu cầu mua sắm đón Tết nguyên đán của người dân tăng lên. Tuy nhiên, các tháng sau đó, sức mua có thể thấp dần nếu các hãng không tiếp tục kéo dài các ưu đãi.
* Ghi chú:Số liệu trên thiếu vắng các thương hiệu sau: Xe sản xuất lắp ráp trong nước: Mercedes-Benz, VinFast, Wuling HongGuang mini EV. Các thương hiệu xe nhập khẩu: Audi; Subaru; Volkswagen; Volvo; Beijing; Hongqi; Skoda; Haima; Lynk&Co; Bentley; Ferrari; Jaguar & Land Rover; Maserati; Morgan & Brabus; Porsche; Lamborghini; McLaren...
Hãy để lại ý kiến dưới phần bình luận bên dưới hoặc chia sẻ bài viết về Ban Ô tô xe máy theo email: [email protected]. Các nội dung phù hợp sẽ được đăng tải. Xin cảm ơn!
"Con tôi ở với tôi là cành vàng lá ngọc, việc nặng không tới tay nhưng nó về nhà anh thức khuya dậy sớm, làm lụng tất cả mọi việc để chăm lo cho gia đình anh. Vậy mà khi nó đúng cũng phải mở miệng ra xin lỗi. Nó là con dâu của anh chứ không phải giúp việc", bà Tình nói.
Thấy ông thông gia không biết sai, bà Tình tiếp tục tuyên bố sẽ đưa con gái về nhà, không chấp nhận việc bà và con gái bị xúc phạm như vậy.
![]() | ![]() |
Cũng trong tập này, Bình (Thanh Thức) và Nguyệt (Đinh Y Nhung) gặp không ít rắc rối về chuyện gia đình. Cả hai bày tỏ mong muốn được sống không phải vướng bận chuyện gì như Tam (Linh Sơn).
"Nhìn ông Tam vậy mà sướng, không phải vướng bận buồn bực lo lắng cho ai hết, thoải mái ghê", Bình nói.
Tam lại mong điều ngược lại: "Tôi chỉ mong được cãi cọ, được giận hờn ghen tuông giống như ông với vợ mà đâu có được".
Thấy Tam nói vậy, Bình chợt nhận ra mình có một gia đình hạnh phúc với vợ và hai con.
Liệu mâu thuẫn giữa hai bên gia đình sẽ được Hòa giải quyết như thế nào? Diễn biến chi tiết tập 13 phim Chúng ta phải hạnh phúcsẽ lên sóng tối nay, 27/11, trên VTV1.
Thu Nhi