Cùng công bố này, hãng cho ra mắt một series tivi LED LE700UN series thuộc dòng tiêu thụ năng lượng thấp so với các dòng tivi LCD hiện có trên thị trường và có kích cỡ màn hình từ 32, 40, 46 và 52 inch.
Kết cấu một khung nền X-Gen sẽ thay thế cho tấm hình nền LCD thông thường. Các tivi mang đến hình ảnh chân thực với màu sắc tự nhiên trong tỷ lệ độ tương phản hình ảnh là 2.000.000:1, thời gian kích ứng 4 ms. Thêm vào đó, tuổi thọ trung bình sử dụng của các tivi LED này lên tới 100.000 giờ, gấp khoảng 66% “cuộc đời” của các mẫu tivi LCD truyền thống.
" alt=""/>Sharp gia nhập thị trường tivi LED"Đây là một bước ngoặt, một sự chuyển đổi từ cuộc chiến trong bóng tối sang một cấp độ mới, được công khai. Israel đã chứng minh khả năng tấn công nhiều địa điểm cùng lúc, và cho thấy họ có nguồn thông tin tình báo chính xác", bà Sharona Shir Zablodovsky, chuyên gia về chính sách công và an ninh quốc gia tại Diễn đàn Dvorah chia sẻ với hãng tin The Media Line.
Nhà nghiên cứu Danny Citrinowicz từ Viện Nghiên cứu an ninh quốc gia Israel có trụ sở tại Tel Aviv cho rằng, việc triển khai THAAD báo hiệu sự tin tưởng của Mỹ trong việc Israel sẽ không hành động chống lại lợi ích của Washington.
"Đây là một động thái chiến lược và có ý nghĩa, là một thông điệp gửi đến cả Iran và Israel. Nó còn là nỗ lực hiệu quả của Mỹ nhằm ép Israel chỉ chống lại các mục tiêu quân sự của Iran, nhưng đồng thời gửi thông điệp tới Iran rằng Mỹ sẽ ủng hộ Israel, mà đặc biệt là trong việc bảo vệ nước này", ông Citrinowicz nói.
Thay đổi khả năng răn đe
Ông Citrinowicz mô tả cuộc tấn công của Israel là "sự kiện lịch sử làm thay đổi hoàn toàn mối quan hệ giữa Iran và Israel".
"Cuộc tấn công phản ánh ý chí của Israel nhằm cân bằng phương trình răn đe đối với Iran, báo hiệu vụ tập kích tên lửa quy mô lớn vào Israel không thể không bị đáp trả, nhưng không làm leo thang rộng hơn. Israel cũng đã cân nhắc đến quan điểm của chính phủ Mỹ là không muốn thấy căng thẳng leo thang trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ", ông Citrinowicz chia sẻ.
Trong hơn một năm qua, Israel đã vướng vào giao tranh trên nhiều mặt trận với các nhóm được Iran hậu thuẫn ở Dải Gaza, Lebanon, Yemen, và nhiều khu vực khác. Đặc biệt, năm nay đánh dấu lần đầu tiên Iran và Israel tấn công trực tiếp vào nhau sau nhiều năm tiến hành cuộc chiến ngầm.
Hôm 1/10, Iran đã phóng ít nhất 180 tên lửa đạn đạo về phía Israel. Cuối tuần trước, một máy bay không người lái (UAV) của Hezbollah, nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn hoạt động tại Lebanon, đã nhắm vào dinh thự riêng của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Sự việc đã làm gia tăng các mối đe dọa trả đũa của Israel đối với Iran, và điều này đã trở thành hiện thực vào ngày 26/10.
Còn hiện tại, khu vực này một lần nữa rơi vào cảnh chờ đợi quyết định của Iran về việc có đáp trả đòn không kích của Israel hay không.
Hôm 27/10, Lãnh tụ tối cao Iran Ali Khamenei tuyên bố thiệt hại từ cuộc tấn công của Israel "không nên được phóng đại, hay hạ thấp". Song ông không nói rõ liệu Tehran có ý định trả đũa hay không.
Còn theo bà Zablodovsky, nhà lãnh đạo Iran Khamenei sẽ không dễ dàng từ bỏ "dự án kéo dài 40 năm nhằm phá hủy Israel".
Cho tới nay, phạm vi và thiệt hại mà đòn không kích mới nhất của Israel vào Iran vẫn chưa được tiết lộ đầy đủ. Theo thông tin được truyền thông dẫn lời giới chức giấu tên của Israel, Mỹ và Iran, khả năng sản xuất tên lửa đạn đạo tầm xa, và UAV của Iran đã bị tê liệt. Các báo cáo khác cho rằng, khả năng phòng không của Iran cũng bị ảnh hưởng đáng kể. Hình ảnh vệ tinh còn cho thấy, thiệt hại rõ ràng ở các cơ sở quân sự tại Parchin và Khojir của Iran.
Trong nhiều thập kỷ, Iran đã tài trợ và trang bị vũ khí cho nhóm vũ trang Hezbollah ở Lebanon, và xem đây như một nền tảng trong chiến lược an ninh. Do Iran và Israel cách nhau hơn 1.600km, sự hiện diện của Hezbollah gần biên giới Israel đã giúp Iran ngăn chặn đòn tấn công từ Israel. Nhưng hiện tại, chiến lược răn đe này dường như đã thất bại.
"Nếu trước đây, khả năng Israel tấn công các cơ sở hạt nhân Iran mà không có sự hậu thuẫn của Mỹ là rất thấp, nhưng giờ đây điều này đã thay đổi. Nhìn về tương lai, với việc năng lực Hezbollah hiện bị suy yếu, cùng năng lực hoạt động tự do của Israel trên không phận Iran, việc Israel lựa chọn tấn công cơ sở hạt nhân của Iran không nên bị loại trừ. Israel đã phá vỡ rào cản sợ hãi của mình bằng cuộc tấn công hôm 26/10", ông Citrinowicz nhấn mạnh.
2. Nói chấn thương và không được triệu tập về cơ bản cũng chỉ là “xoa dịu” những người yêu mến Công Phượng hay bản thân tiền đạo trưởng thành từ lò đào tạo HAGL của bầu Đức, còn thực tế rất khác.
Thật khó để Công Phượng được tân thuyền trưởng tuyển Việt Nam là ông Kim Sang Sik triệu tập, dù ông thầy tới từ Hàn Quốc từng đánh giá chân sút này cũng như Văn Toàn rất tài năng.
Không HLV nào mạo hiểm cho các trận đấu ra mắt của mình bằng một lựa chọn đối với cầu thủ cả 2 năm đằng đẵng chỉ ra sân thi đấu mà số phút chưa đầy 1 trận đấu như Công Phượng.
Kể cả khi hoàn toàn khoẻ mạnh, cũng chẳng dễ cho CP10 quay trở lại tuyển Việt Nam trong bối cảnh hiện tại nếu tiếp tục ngồi dự bị ở Nhật Bản chứ chưa tính chuyện gì quá xa.
3. Có thể tuyển Việt Nam không có Công Phượng cũng… hơi nhung nhớ, nhưng chẳng phải vì chuyên môn mà nằm ở sức hút về truyền thông, khán giả của chân sút đang chơi bóng ở Nhật.
Nhưng vào lúc này, đội bóng của ông Kim Sang Sik cần những chiến thắng hơn là câu chuyện bên lề, thế nên mới tiếc cho nhiều cái tên khác đang sở hữu phong độ cao bị bỏ quên thay vì dành điều này với Công Phượng.
Càng chẳng đáng tiếc, khi Công Phượng - người vốn dĩ cũng cạn khát khao vì đủ đầy danh hiệu hoặc nỗ lực chuyện trở lại tuyển Việt Nam kể từ khi ông thầy cũ Park Hang Seo kết thúc hợp đồng.
Theo CNN, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump từng viện dẫn hiện tượng “ảo ảnh màu đỏ” để chứng minh cho những cáo buộc vô căn cứ của ông về gian lận bầu cử. Tuy nhiên, các chuyên gia giải thích, điều này là do sự gia tăng bỏ phiếu qua thư và các quy định đặc biệt về thời điểm có thể kiểm đếm những lá phiếu đó.
Giai đoạn kịch tính trong bầu cử tổng thống năm 2020
Khi hầu hết người Mỹ đi ngủ vào đêm bầu cử tổng thống 3/11/2020, kết quả cuối cùng vẫn chưa rõ ràng. Cuộc cạnh tranh giữa Tổng thống sắp mãn nhiệm là Trump của đảng Cộng hòa và đối thủ Dân chủ Joe Biden vẫn chưa ngã ngũ tại các bang chiến địa là Arizona, Bắc Carolina, Nevada, Wisconsin, Michigan, Maine, Georgia và Pennsylvania.
Những ngày tiếp theo là khoảng thời gian kịch tính để theo dõi việc kiểm đếm phiếu bầu ở các bang nói trên. Kết quả cập nhật liên tục không cho thấy sự dẫn đầu của ông Biden ở bang Georgia cho đến tận sáng sớm 6/11, khi các lô phiếu nhỏ được kiểm đếm, ảnh hưởng đến toàn cuộc.
4 ngày sau ngày tổng tuyển cử, một số hãng thông tấn đã dự đoán ông Biden thắng cử, nhưng quá trình kiểm phiếu vẫn tiếp tục. Theo phân tích của các nhà nghiên cứu tại Viện Công nghệ Massachusetts, tính trung bình, các hạt ông Biden giành chiến thắng thường lộ diện chậm hơn so với các hạt thuộc về ông Trump.
Các bang kiểm phiếu chậm nhất bao gồm những bang như California, nơi có nhiều cử tri ủng hộ đảng Dân chủ và những khu vực mọi cử tri đã đăng ký bỏ phiếu qua thư. Điều đó đồng nghĩa “sự chuyển dịch xanh” trong số phiếu phổ thông vẫn có thể xảy ra nhiều ngày sau thời điểm tổng tuyển cử.
Quan trọng hơn, mặc dù các hãng thông tấn có thể dự báo người chiến thắng nhờ khảo sát tại điểm bỏ phiếu và kết quả cập nhật kiểm phiếu, nhưng cuộc cạnh tranh vào Nhà Trắng chỉ chính thức ngã ngũ một thời gian sau đó. Thời hạn chứng nhận kết quả khác nhau tùy theo từng bang, nhưng tất cả đều đưa ra hạn chót đến ngày 11/12 để hoàn tất việc kiểm phiếu lại nếu cần và giải quyết các tranh chấp xung quanh kết quả cuối cùng.
Kịch bản cho bầu cử tổng thống Mỹ 2024
Giới quan sát dự đoán, hiện có một số dấu hiệu ám chỉ mọi thứ có thể diễn ra nhanh hơn ở một số bang chiến địa then chốt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay. Ở Georgia, luật bầu cử mới khiến nhiều người trực tiếp đi bỏ phiếu sớm hơn, thay vì chọn bỏ phiếu qua đường bưu điện. Điều này có thể đẩy nhanh quá trình kiểm phiếu. Trong khi đó, bang Bắc Carolina không còn chấp nhận các lá phiếu gửi qua đường bưu điện nếu chúng đến sau ngày tổng tuyển cử 5/11.
Xuất hiện trong chương trình “Face the Nation” mới đây của đài CBS, Tổng thư ký bang Georgia Brad Raffensperger, thành viên đảng Cộng hòa nhận định, 70-75% các lá phiếu sẽ được kiểm đếm trong vài giờ sau khi quá trình bỏ phiếu kết thúc và được báo cáo muộn nhất vào lúc 20h tối ngày bầu cử quốc gia. Song, giới quan sát lưu ý, nếu những gì từng diễn ra ở Georgia cách đây 4 năm lặp lại, kết quả ai thắng cử có thể vẫn chưa ngã ngũ dựa theo kết quả tại bang này.
Các bang khác, chẳng hạn như 2 bang chiến địa Pennsylvania và Wisconsin không cho phép ủy ban bầu cử xử lý bất kỳ lá phiếu nào trước ngày tổng tuyển cử. Song, việc kiểm phiếu cũng có thể nhanh hơn ở những nơi đó nhờ nhiều kinh nghiệm hơn và ít lá phiếu gửi qua thư cần xử lý hơn so với cuộc bầu cử năm 2020 diễn ra trong đại dịch Covid-19. Trung tâm Nghiên cứu & đổi mới bầu cử của bang đã ban hành một danh sách các quy tắc và mốc thời gian khác nhau để xử lý những phiếu bầu kiểu này.
Tại Michigan, một bang trọng yếu khác, Tổng thư ký bang Jocelyn Benson nhấn mạnh, việc kiểm đếm phiếu bầu có thể diễn ra trước ngày bầu cử. Bà Benson, thành viên đảng Dân chủ bày tỏ hy vọng kết quả cuối cùng sẽ có vào cuối ngày 6/11, một ngày sau khi quá trình bỏ phiếu kết thúc.
Tuy nhiên, sự bám đuổi sít sao giữa các ứng cử viên tổng thống về tỉ lệ ủng hộ có thể khiến Mỹ mất nhiều thời gian để tìm ra người đắc cử vị trí lãnh đạo Nhà Trắng. Ví dụ, vào năm 2000, sự chênh lệch rất nhỏ trong bầu cử ở bang Florida đi kèm với hệ thống đục lỗ phiếu gặp lỗi khiến một số lá phiếu bị “đục lỗ không đúng” trở thành vấn đề gây tranh cãi nảy lửa. Phải mất đến 36 ngày sau bỏ phiếu mới có kết quả chính thức, khi Tòa án tối cao tạm dừng việc kiểm phiếu lại một phần tại bang này và về cơ bản trao chiến thắng cho ứng viên Cộng hòa George W. Bush.
Báo NPR dẫn lời Al Schmidt, quan chức phụ trách phụ trách bầu cử ở bang Pennsylvania lưu ý, mọi người cần phải tin tưởng vào lực lượng chức năng ở giai đoạn ngay sau khi kết thúc quá trình bỏ phiếu. Theo ông Schmidt, cuộc bầu cử diễn ra cách đây 4 năm cho thấy, khoảng thời gian ngay sau khi các điểm bỏ phiếu đóng cửa là “thời kỳ dễ bị tổn thương, nơi các thế lực tìm cách làm suy yếu niềm tin vào kết quả”.
Hiện không ai dám chắc hiện tượng “ảo ảnh đỏ” có tái lặp trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm nay hay không và việc xác định ông Trump hay đối thủ - Phó tổng thống Kamala Harris chiến thắng sẽ kéo dài bao lâu.