Được biết, theo các thông báo của Vinagame trước đó thì phiên bản Hot Summer - phiên bản cập nhật lớn đầu tiên của Gunny Online dự kiến sẽ được ra mắt game thủ Việt vào ngày 30/06. Tuy nhiên, phiên bản cập nhật này đã không thể đúng hẹn vào ngày 30/ 06 mà đến ngày 7/7 thì phiên bản Hot Summer mới được ra mắt.
Với việc chứa đựng nhiều tính năng mới như tạo lập Bang Hội, Bang Hội đại chiến đoạt tài nguyên kèm theo hệ thống vật phẩm, bản đồ và giao diện hoàn toàn mới, Hot Summer chính là phiên bản cập nhật được các game thủ Gunny rất trông đợi. Giải thích về sự chậm trễ này, đại diện của đội ngũ điều hành Gunny cho biết “Do phát hiện một số lỗi kỹ thuật hiếm gặp, nên đội ngũ quản lý quyết định dời ngày ra mắt phiên bản, nhằm nỗ lực đem đến một phiên bản cập nhật hoàn thiện nhất cho các game thủ Gunny Việt Nam thưởng thức “
Dù phiên bản cập nhật Hot Summer ra mắt trễ hơn thời gian dự định, nhưng theo đại diện của Gunny Team , họ đã tổ chức các hoạt động cho game thủ Gunny tham gia trong thời gian chờ đợi phiên bản mới.
" alt=""/>Gunny Online – “Hot Summer” đến trễGia đình anh Trần Phước Hoài (SN 1985) và chị Hoàng Thị Sương (SN 1991, trú tại đội 4, thôn Gia Độ, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong, Quảng Trị) đang lâm vào cảnh bi đát khi em Trần Hoàng Yến Nhi, con đầu của anh chị không may bị bỏng xăng.
![]() |
Yến Nhi đang được điều trị tại bệnh viện, em luôn trong tình trạng lúc tỉnh, lúc mê, không ăn uống gì được. |
Anh Hoài, chị Sương kết hôn khi không có công việc ổn định, lần lượt sinh được các con là Yến Nhi (SN 2009, đang học lớp 6), Như Quỳnh (SN 2013, học lớp 2) và Bảo Nam (SN 2019). Chị Sương chủ yếu ở nhà nội trợ, chăm con. Anh Hoài thì hễ ai kêu gì làm đó. Có đến 5 miệng ăn, chi tiêu trong nhà phụ thuộc vào những đồng tiền ít ỏi kiếm được, cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ thường túng thiếu.
Cách đây 2 năm, anh chị mở quán tạp hóa nhỏ để chị Sương có thể vừa chăm con vừa kiếm thêm thu nhập. Những lúc rảnh, Nhi cũng phụ giúp bố mẹ chăm em và bán hàng cho khách.
![]() |
Chị Sương chăm Nhi ở bệnh viện. Ở nhà, anh Hoài lo lắng cho 2 đứa con dại. |
Cuộc sống của gia đình nhỏ cứ thế bình lặng trôi qua cho đến tháng 7 vừa rồi, Nhi bị bỏng xăng, lâm vào nguy kịch.
Hôm ấy, anh Hoài đang đi làm xa, chị Sương ở nhà cùng 3 đứa nhỏ. Lúc chị ở trong bếp bón thức ăn cho Nam thì Quỳnh và Nhi tự chơi với nhau ngoài sân.
Khi có khách đến mua xăng, Nhi chiết xăng từ can to ra chai đựng 1 lít mà không thấy em gái đang chơi diêm. Ngọn lửa từ que diêm bất ngờ cháy bén cả can xăng của Nhi đang chiết, lan ra kho hàng của gia đình và sang cả ngôi nhà đang ở.
Trong lúc nguy nan, mọi người thấy Nhi may mắn thoát ra khỏi ngọn lửa nên ai nấy tập trung xắn tay dập lửa, không để ý em bị cháy âm ỉ khắp cơ thể. Mãi đến khi không chịu nổi, Nhi la lớn lên, mọi người mới tá hoả đưa em đi bệnh viện.
Gia đình khánh kiệt
Tình trạng bỏng của em Nhi rất nguy kịch, thế nhưng gia đình không có nổi 1 triệu đồng. Anh Hoài và chị Sương phải chạy vạy, vay mượn khắp nơi lo giữ tính mạng cho con.
![]() |
Nhi bị băng bó khắp cơ thể, những vết bỏng rát đau đớn hành hạ em cả ngày lẫn đêm |
Hiện em đang điều trị tại Bệnh viện Trung ương Huế. Bác sĩ chẩn đoán bỏng toàn thân 80%, chân bị bỏng độ 3, tay và mặt bỏng độ 2, thường xuyên lên cơn co giật.
Bằng tất cả các mối quan hệ, vợ chồng anh Hoài mới vay được 100 triệu đồng. Tuy nhiên, bởi chi phí chữa trị quá lớn nên đến nay đã dùng gần hết số tiền trên. Những ngày này, gia đình đang lâm vào cảnh bế tắc.
Vụ cháy trong phút chốc đã lấy đi tất cả vốn liếng anh chị dành dụm bấy lâu nay, gồm 1 tấn lúa, 20 bộ bàn ghế để cho thuê, gần 1.000 bì đựng lúa, 60 lít xăng cùng rất nhiều hàng hóa để bán và nông sản, thiệt hại vụ cháy khoảng 50 triệu đồng.
“Những nơi có thể vay mượn tôi đều đã hỏi. Vừa ở nhà chăm 2 đứa vừa chạy vạy vay thêm ít tiền nhưng thời buổi dịch bệnh, ai cũng khó khăn. Tôi thương con nhưng không biết làm sao để cứu con. Con trai út còn quá nhỏ nên đêm đêm vẫn khóc ngặt đòi mẹ. Gia đình tôi không biết bấu víu vào đâu để bắt đầu lại mọi thứ”, anh Hoài tâm sự.
Hàng ngày, chị Sương phải trực ở bệnh viện để chăm Nhi gần như 24/24. Nhi lúc tỉnh lúc mê, không ăn uống gì được. Mặc dù có bảo hiểm y tế nhưng các chi phí ngoài danh mục quá lớn, từ thuốc ngoài cho đến bỉm, băng gạc tốn đến 1-2 triệu đồng/ngày.
![]() |
Cả kho hàng tạp hóa của gia đình anh Hoài bị cháy, thiệt hại hơn 50 triệu đồng. |
Thấy con mình toàn thân bị băng bó trắng toát, chị Sương xót xa: “Đêm nào nước mắt tôi cũng rơi vì thương xót con. Tôi chỉ ước mình có thể chịu đựng những cơn đau dày vò thể xác thay con. Từ nhỏ, Nhi đã biết phụ ba mẹ rất nhiều việc, ai cũng khen. Bây giờ, thấy con trong tình cảnh này, ai cũng đau lòng hết chị ơi”.
Bà Trương Thị Kim Cúc, Chủ tịch xã Triệu Độ (huyện Triệu Phong) cho biết, gia đình anh Hoài hiện rất khó khăn. Để cứu con, vợ chồng anh đã vay mượn số tiền lớn, khả năng trả không có mà con vẫn đang trong tình trạng nguy hiểm. “Mong các nhà hảo tâm thương tình chung tay giúp đỡ để gia đình có thêm chi phí cứu bé Nhi”, bà Cúc nói.
Hương Lài
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về:Theo đó, học sinh các trường mầm non, tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên; trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục được nghỉ 9 ngày liên tục, kể từ ngày 8/2 (ngày 27 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16/2 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu).
Cán bộ, giáo viên, nhân viên của các nhà trường và công chức, viên chức của Sở và Phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã sẽ được nghỉ 7 ngày liên tục, từ ngày 10/2 (ngày 29 tháng Chạp năm Canh Tý) đến hết ngày 16/2 (ngày mùng 5 tháng Giêng năm Tân Sửu).
Học sinh Hà Nội được nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu 9 ngày liên tục
Trong thời gian nghỉ Tết, Sở GD-ĐT Hà Nội yêu cầu các nhà trường tuân thủ việc phân công trực và bảo vệ cơ quan, trường học; đồng thời cần phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an địa phương để có các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm an toàn tuyệt đối về cơ sở vật chất trong những ngày nghỉ lễ.
Sở GD-ĐT yêu cầu các đơn vị cần quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh; tổ chức chu đáo việc thăm hỏi, trợ giúp đối với những trường hợp có hoàn cảnh khó khăn, gia đình chính sách để mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết lành mạnh, tiết kiệm, an toàn.
Các nhà trường cũng cần thông báo, tuyên truyền để học sinh, sinh viên không tham gia đua xe, cổ vũ đua xe trái phép, không chơi cờ bạc và các tệ nạn xã hội, không thực hiện vận chuyển, tàng trữ, đốt pháo nổ hoặc các trò chơi nguy hiểm khác.
Thúy Nga
Theo lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2021, học sinh trên cả nước sẽ được nghỉ từ 7 đến 14 ngày. Năm nay, nhiều địa phương cho học sinh nghỉ Tết ít hơn năm ngoái.
" alt=""/>Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2021 của học sinh Hà NộiAnh Lực kết hôn với chị Nguyễn Thị Kiều Trinh (SN 1995) hơn 1 năm nay. Cuộc sống gặp nhiều khó khăn nhưng với bản tính chăm chỉ, hiền lành, anh chị động viên nhau cùng chịu khó làm ăn, lo cho tương lai con cái.
Niềm hạnh phúc đến với gia đình khi chị Trinh mang thai. Quá trình ban đầu không có bất cứ trở ngại nào. Tuy nhiên, đến thời điểm thai được 4 tháng, chân tay chị Trinh sưng lên.
Anh Lực đưa vợ đi khám thì được các bác sĩ thông báo, vợ anh bị chứng tiền sản giật rất nguy hiểm, có nguy cơ cao gây tử vong cả mẹ lẫn con, gia đình cần chú ý theo dõi sát sao hơn. Nhận thông tin về tình hình sức khoẻ mình, bản thân chị Trinh rất lo lắng, sợ con gặp hiểm nguy.
Đến khi thai phát triển ở tháng thứ 8, người phụ nữ khốn khổ ấy bắt đầu thấy mệt mỏi hơn bình thường. Anh Lực nhanh chóng đưa vợ đến Bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An). Qua đánh giá sơ bộ, các bác sĩ nhận định, chứng tiền sản giật đang gây nguy hiểm cho mẹ con chị Trinh và chỉ định mổ gấp cứu con.
Trước lúc phẫu thuật, người mẹ vẫn chỉ một mực nghĩ tới con, đồng thời gọi với lại dặn dò chồng gắng lo cho con. Trải qua ca mổ đầy nguy hiểm vào ngày 23/5/2021, đứa trẻ chào đời an toàn dù thiếu tháng. Đón con trong nước mắt, anh Lực đặt tên con là Đinh Trọng Nhân với mong mỏi con sẽ thành người, sống khoẻ, mang tấm lòng nhân ái.
![]() |
Bé Đinh Trọng Nhân thiếu vắng hơi ấm của mẹ từ lúc lọt lòng |
Tuy nhiên, đằng sau niềm vui đón con chào đời bình an, anh lại nhận “hung tin” vợ mình rơi vào trạng thái nguy kịch. Chị Trinh bị nhiễm khuẩn máu, phải tiến hành lọc máu ở Bệnh viện Sản nhi tỉnh Nghệ An. Sau hơn 10 ngày điều trị, tình hình vẫn không khả quan hơn, thậm chí căn bệnh biến chứng thành suy gan, suy thận, viêm dạ dày, viêm túi mật. Chẳng còn cách nào khác, anh Lực đành gửi con cho nhà mẹ vợ để cùng vợ ra Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) điều trị tiếp.
Con nhỏ bơ vơ, khóc ngặt vì khát sữa
Bố mẹ ra Hà Nội điều trị, bé Trọng Nhân ở nhà với dì và bà ngoại. Những ngày tháng đầu tiên của cuộc đời, đứa trẻ tội nghiệp ấy chưa được nổi 1 lần cảm nhận hơi ấm người mẹ. Không những thế, Nhân còn không đủ sữa bú hàng ngày. Dì cháu phải bế đi xin sữa từ những người mẹ trong xóm nhưng cũng không đủ.
Chứng kiến cảnh đứa trẻ tội nghiệp khóc lả vì đói khát, bà con làng xóm cũng lực bất tòng tâm. Trong khi đó, tại Bệnh viện Bạch Mai, chị Trinh phải chiến đấu với bệnh tật, giành giật sự sống từng giây.
Do tình hình dịch bệnh phức tạp, anh Lực không thể vào chăm vợ mỗi ngày, chỉ được vào khi bác sĩ gọi thông báo tình hình của vợ. Ở bên ngoài, lòng anh như lửa đốt. Mỗi lúc rảnh anh lại gọi điện về nhà hỏi thăm tình hình con. Những điều khổ tâm trong lòng anh cũng không dám thổ lộ với gia đình bên vợ. Điều anh lo lắng là chi phí điều trị cho chị Trinh từ tuyến tỉnh đã lên đến hơn 100 triệu đồng.
![]() |
Mẹ con bé Đinh Trọng Nhân khẩn cầu sự giúp đỡ của bạn đọc |
Để chữa bệnh cho vợ, anh Lực đã phải đi vay mượn khắp nơi. Kinh tế gia đình vốn khó khăn, bản thân anh trước đây làm phụ hồ, giờ lại nghỉ việc chăm vợ, không còn kiếm được tiền nữa. Chưa kể, anh vẫn đang nuôi người mẹ già yếu ngoài 80 tuổi bị tai biến, tiểu đường nằm một chỗ.
Vét sạch túi cũng chỉ còn vài chục ngàn lẻ để ăn uống, chi tiêu qua ngày, nghĩ tới cảnh vợ đứng trước cơn nguy kịch, anh lặng người, rưng rưng: "Từ lúc sinh con đến nay, vợ tôi chưa có một phút được ôm con vào lòng. Nay tình trạng không mấy khả quan, gia đình thì nghèo khó, tôi làm chồng mà bất lực, đau xót quá".
Những chỗ vay được, anh Lực đã hỏi vay cả, giờ không còn biết xoay sở ra sao. Ở Hà Nội đang giãn cách, anh không quen biết ai để kêu cứu. Anh chỉ sợ điều bất trắc xảy đến với vợ mình, khi đứa con nhỏ mới chỉ được 2 tháng tuổi.
Phạm Bắc
Mọi sự giúp đỡ xin gửi về: