Đó là một lí do khiến smartphone không phải là môi trường làm việc hấp dẫn của nhiều nhà quảng cáo. Bằng chứng rõ ràng cho điều này là việc các hãng tình nguyện chi nhiều tiền hơn để chạm tới hàng ngàn cặp mắt đang dán vào máy tính hay máy tính bảng hơn là smartphone.
Muôn vàn khó khăn khi quảng cáo trên di động
Christine Chen – Giám đốc Chiến lược truyền thông tại đại lý quảng cáo Goodby Silverstein & Partners nhận định: “Kích cỡ hoàn toàn là vấn đề. Nếu bạn nhìn vào không gian có sẵn trên smartphone, nó không thể so được với quảng cáo banner trên Web, hay tivi, báo in hay quảng cáo ngoài trời.”
Tuy nhiên, kích cỡ không phải là vấn đề duy nhất. Các nhà quảng cáo cũng bị giới hạn bởi những gì họ có thể phát hiện từ người dùng smartphone. Về cơ bản không thể sử dụng cookies với ứng dụng smartphone như cách họ làm với trình duyệt. Trên Web, các nhà xuất bản ghi lại hành động của người dùng để các nhà quảng cáo phân tích sở thích và nhận dạng người dùng và tối ưu hóa chiến lược cho mình.
Những hạn chế này kìm hãm nhu cầu quảng cáo smartphone và dẫn tới giá thấp. Một quảng cáo banner trên Web có giá từ 3 USD tới 5USD cho mỗi ngàn lần hiển thị có thể chỉ có giá khoảng 75 cent tới 1 USD trên smartphone.
Một lí do nữa các nhà quảng cáo không đánh giá cao quảng cáo smartphone là việc người dùng thiếu mong muốn tiếp nhận khi dùng điện thoại. Họ thường dùng smartphone trong khoảng thời gian ngắn, và làm nhiều việc một lúc. Khó có thể dừng những việc họ đang làm và khiến họ chú ý tới thông điệp quảng cáo. Khách hàng của công ty Chen thường không mong muốn quảng cáo trên smartphone.
Jeff Lanctot – Giám đốc Truyền thông toàn cầu của hãng quảng cáo Razorfish cho rằng bối cảnh là điều quan trọng hơn. Ví dụ, yêu cầu đưa ra hành động tiếp thị trong khi người dùng đang xem ảnh cưới trên di động là điều phiền toái, song khi đang chơi game, đây lại là điều tự nhiên.
" alt=""/>Khó đưa quảng cáo lên di độngSáng ngày 24/6, cùng với nhiều điểm bán trong cả nước, chiếc điện thoại Lumia 900 đã được chính thức bán ra thị trường với giá bán lẻ đã bao gồm thuế VAT là 12.499.000 đồng với 3 màu trắng, đen và xanh.
Theo khảo sát của phóng viên ICTnews tại một số điểm bán của Hà Nội 63 Lý Thường Kiệt, 33 Lý Quốc Sư hay số 26 Hàng Dầu ngay trong sáng nay, thì số lượng Lumia 900 đã được tiêu thụ tỏ ra khá ấn tượng. Thậm chí có thời điểm, khách hàng phải xếp hàng để mua sản phẩm này.
Trao đổi với ICTnews, chị Lê Ngọc Trâm – Phụ trách cửa hàng Nokia 63 Lý Thường Kiệt cho biết điểm bán này đã tiêu thụ được khoảng 100 máy ngay trong sáng nay.
“Dù cửa hàng mở bán từ 9 giờ, tuy nhiên khách hàng đã đứng xếp hàng chờ từ 7 giờ sáng”, chị Trâm cho hay.
![]() |
Có khách hàng chờ mua Lumia 900 tại 63 Lý Thường Kiệt từ 7 giờ sáng. Ảnh: H.P |
Trong khi đó, tại 26 Hàng Dầu, nhân viên tại đây cũng cho biết họ đã bán ra được khoảng vài chục máy, trong đó màu trắng và đen được tiêu thụ nhiều nhất.
Trong khi đó, tại điểm bán Nhật Cường 33 Lý Quốc Sư, đại diện cửa hàng này cho hay đã tiêu thụ được khoảng 40 máy Lumia 900.
“Số lượng Lumia 900 bán ra trong sáng nay vượt ngoài dự tính của chúng tôi”, ông Trần Quang Ánh – Giám đốc hệ thống bán lẻ điện thoại di động Nhật Cường nói.
Cũng theo nhân viên Nhật Cường 33 Lý Quốc Sư, nhiều khách hàng còn “chờ trực” từ 6 giờ sáng, tạo nên cảnh tượng giống như thời điểm iPhone 4 được bán tại Việt Nam hai năm trước đây.
Có thể nói, việc Lumia 900 tạo được “cơn sốt” nhất định ngay trong sáng ngày 24/6 là một “hiện tượng” đối với những sản phẩm vốn chưa được khách hàng đánh giá cao như iPhone của Apple. Tuy nhiên, nếu mổ xẻ “hiện tượng”, thì có thể thực tế này không có gì đáng lạ.
Trước hết, về tính năng thì Lumia 900 là sản phẩm cao cấp nhất và sở hữu mức giá… cũng cao nhất trong “anh em nhà Lumia” của hãng Nokia tung ra tại thị trường Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay.
" alt=""/>Hà Nội: Khách hàng xếp hàng chờ mua Nokia Lumia 900