Rắc rối vì quá giống đàn ông
Nữ VĐV bóng chuyền của Indonesia Manganang mỗi khi xuất hiện đều trở thành tâm điểm. Cô luôn khiến các đối thủ hoang mang. Cô gái có nước da ngăm đen sở hữu chiều cao 1m70 cùng cân nặng 68 kg rất dễ nhận ra bởi khuôn mặt giống đàn ông, tay chân bắp nổi cuồn cuộn.
VĐV 24 tuổi cho biết ban đầu cô cảm thấy khổ sở khi bị chú ý, soi mói quá đà. Khi tham dự ở các giải đấu khu vực, Manganang luôn bị giới truyền thông “săn đuổi”. Điều đó còn chưa tệ và buồn chán bằng việc Manganang bị khán giả đối phương cười cợt, chế giễu vì nghi ngờ chuyển giới tính.
“Tới bất kỳ quốc gia nào thi đấu, tôi cũng gặp phải sự phản đối. Rất nhiều người nghi ngờ giới tính của tôi bởi ngoại hình giống đàn ông, điều đó cũng khiến tôi hoang mang, phải tự hỏi chính bản thân mình”, Manganang chia sẻ.
Manganang có vẻ bề ngoài giống một đấng nam nhi hơn là phụ nữ |
Tại SEA Games 28 tổ chức tại Singapore, Manganang từng bị HLV đội Philippines yêu cầu kiểm tra giới tính. Sự cố này khiến nữ VĐV người Indonesia suýt suy sụp. Rất may ban tổ chức nước chủ nhà đã bác bỏ đề nghị này sau khi tham khảo các tài liệu kiểm tra sức khỏe từ cơ quan phụ trách các vấn đề về y tế của đại hội.
Giới tính của Manganang đã gây ra rất nhiều tranh cãi kể từ năm 2011. Sự nghi ngờ cũng dễ hiểu bởi cầu thủ mang áo số 10 này có hooc môn nam lên tới 60%. Tuy nhiên vào đầu năm 2015, sau những cuộc tranh cãi tiếp tục được nổ ra tại Indonesia, Manganang đã được chuyển tới Ủy ban thể thao nước này để có một cuộc kiểm tra toàn diện. Sau đó chủ công người Indonesia đã được kết luận là… nữ “chính hiệu”.
Người làm khổ hàng chắn tuyển Việt Nam
Ở lượt trận thứ 3 giải bóng chuyền nữ quốc tế VTV Cup 2016 diễn ra tối qua, tuyển nữ Việt Nam có trận đấu mang tính bản lề giành vé vào bán kết, khi đối đầu Indonesia. Đây là trận đấu mà HLV Thái Thanh Tùng tỏ ra khá lo lắng bởi đối thủ đang sở hữu tay đập mạnh hàng đầu khu vực là Manganang.
Đây không phải là lần đầu tuyển nữ Việt Nam chạm trán VĐV sinh năm 1992 đến từ đất nước Vạn đảo. Tại SEA Games 28, VĐV bị nghi chuyển giới người Indonesia đã khiến tuyển bóng chuyền Việt Nam thắng vất vả với tỷ số 3-2. Ở trận đấu này, thể hình, thể lực tốt cùng với việc sở hữu những cú đập bóng đầy uy lực, Manganang Aprilia thực sự là "cơn ác mộng" đối với hàng chắn tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam.
Còn cách đây 2 năm, tại vòng loại giải bóng chuyền VĐTG khu vực Đông Nam Á. Lần đầu tiên Managang xuất hiện trong màu áo Indonesia, dù đội bạn để thua, nhưng rất nhiều tay đập Việt Nam đã phải “hoảng loạn” trước sức tấn công hủy diệt của VĐV mang áo số 10.
“Thật khó có thể ngăn được Manganang ghi điểm. VĐV này bật rất tốt, đập bóng uy lực, chuẩn xác và đặc biệt là có thể lực rất sung mãn, thi đấu cả trận hiếm khi phải thay ra”, HLV Thanh Tùng nhận xét.
Ở lần thứ 3 gặp Việt Nam, Manganang đã làm khổ hàng chắn đội chủ nhà giải VTV Cup với những VĐV có chiều cao tốt như Kim Huệ, Linh Chi, Trần Thị Thanh Thuý… Hầu hết số điểm của Indonesia đều do Manganang ghi. Rất may là “một cánh én chẳng làm nên nổi mùa xuân”, VĐV có khuôn mặt giống phái nam đã không thể giúp Indonesia giành chiến thắng trong séc đấu nào, đành chấp nhận thua với tỷ số 0-3.
Sau trận đấu, VĐV kỳ cựu Phạm Kim Huệ thừa nhận Manganang Aprilia chính là một trong những tay đập đáng gờm nhất khu vực Đông Nam Á. Tại SEA Games tới, nếu tuyển Việt Nam chỉ dùng đội hình trẻ tham dự thì chắc chắn sẽ khó đánh bại được Indonesia với một Manganang quá xuất sắc.
Một số hình ảnh của VĐV Manganang Aprilia trong trận đấu với Việt Nam tối 10/10:
Thông tin về Aprilia Manganang: Tên đầy đủ: Aprilia Manganang Sinh ngày: 27 tháng 4 năm 1992 Quê quán: Tahuna, Indonesia Chiều cao/Cân nặng: 170 cm / 70 kg Câu lạc bộ: Alko BNI, Valeria Papua Barat, Jakarta Electric PLN Sở thích: Du lịch, chơi bóng chuyền |
Bài và ảnh:Song Ngư
“Cô nàng điển trai” của đội tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam Từ ngoại hình đến phong cách, Bùi Vũ Thanh Tuyền trông giống hệt con trai. Thậm chí, libero của tuyển bóng chuyền nữ Việt Nam còn khiến giới mày râu phải… ghen tị về độ đẹp trai, vẻ ngoài “khó cưỡng”. " alt=""/>Nữ VĐV bị nghi chuyển giới, 'làm khổ' Kim Huệ, Linh ChiVòng chung kết sẽ khai mạc vào 7h ngày 9/10, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội. Cuộc thi chung kết toàn thành phố dự kiến có sự góp mặt của gần 1.300 VĐV, cán bộ thuộc các khối quận, huyện, thị xã; các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp-dạy nghề; các tỉnh, thành phố bạn; người nước ngoài đang sinh sống và làm việc trên địa bàn Hà Nội.
Theo đó, có gần 100 VĐV thuộc 10 đơn vị trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp-dạy nghề trên địa bàn Hà Nội. 720 VĐV của các trường THCS, THPT, công nhân viên chức, lực lượng vũ trang thuộc đội tuyển của 30 quận, huyện, thị xã trên địa bàn thành phố. 200 VĐV thuộc 20 đội tuyển điền kinh các tỉnh, thành phố, ngành tham gia nội dung nâng cao. 250 VĐV người nước ngoài là cán bộ, nhân viên 20 đại sứ quán, tổ chức quốc tế đang học tập và làm việc trên địa bàn Hà Nội... Nội dung chạy năm nay vẫn là chạy phong trào và chạy nâng cao dành cho VĐV đội tuyển điền kinh các tỉnh thành (3 vòng hồ dành cho nữ, 5 vòng hồ dành cho nam). P.V " alt=""/>Giải chạy Báo Hànộimới mở rộng lần thứ 43
Bà Lý Thị Thanh Luyện, Hiệu trưởng nhà trường, cho hay tại điểm trường chính (khu A), nhằm giãn cách học sinh, trường đã tổ chức phân luồng đón học sinh tại 2 cổng - một cổng đón khối 4,5, cổng còn lại đón khối 1-3. Để đảm bảo việc đón học sinh được an toàn, nhà trường đã huy động ban đại diện cha mẹ học sinh của trường cùng hỗ trợ trong công việc này. Bà Luyện cũng cho biết nhà trường cũng lắp đặt các máy đo thân nhiệt tự động trước các khu vực cổng trường để kiểm soát học sinh trước khi vào trường. Tuy nhiên, từ tối hôm qua, nhà trường đã thông tin tới các phụ huynh về việc phải đo nhiệt độ cho con trước khi tới trường. Trong ngày đầu tiên trở lại trường, một số học sinh vắng mặt bởi những lý do liên quan đến dịch Covid-19. “Mỗi lớp vắng khoảng 4-5 học sinh. Trường hiện có 1.310 học sinh, tuy nhiên, hiện tại đang có 36 học sinh thuộc diện F0 và đang cách ly tại nhà. Về phía giáo viên, nhân viên có 3 người thuộc diện F0, trong đó có cả nhân viên y tế học đường. Để đảm bảo công tác phòng chống dịch trong những ngày đầu đón học sinh đến trường, nhà trường đã liên hệ tới Ban chỉ đạo phòng chống dịch của xã An Khánh để cử cán bộ y tế về phối hợp cùng với nhà trường nhằm đảm bảo an toàn cho học sinh khi có những tình huống bất ngờ xảy ra” - bà Luyện nói.
Chị Nguyễn Thị Mai, một phụ huynh lớp 1 ở huyện Quốc Oai, chia sẻ đã gần như mất ngủ cả đêm hôm qua. "Cả nhà tôi vừa hồi hộp, vừa lo lắng suốt từ đầu tuần đến giờ. Vợ chồng tôi đã cân nhắc rất kỹ khi quyết định cho con đi học trực tiếp. Dù trong lòng tôi có những lúc đã ngả về phương án cho con ở nhà học trực tuyến thêm một thời gian nữa cho yên tâm nhưng sau khi tính toán thiệt hơn, và nghe con nói rất muốn đi học cùng các bạn, chúng tôi đã quyết định cho cháu đến trường. Đêm qua tôi thao thức mãi, sáng nay dậy sớm chuẩn bị đồ ăn rồi gọi con dậy. Nghe mẹ nhắc chuyện đi học, cháu dậy ngay. Thấy con háo hức tôi vừa mừng vừa lo, nhưng con cần đến trường, giao tiếp với bạn bè, thầy cô để phát triển chứ không thể ở nhà mãi được".
Anh Vũ Văn Thanh ở Thường Tín cũng chia sẻ cảm giác xúc động khi cậu con trai đầu lòng lần đầu đến lớp. “Mẹ cháu đã chuẩn bị kỹ đồ dùng cá nhân, dặn cháu những việc nên làm khi đến lớp để phòng dịch. Nhưng trẻ con dễ quên nên chúng tôi khá lo lắng. Tuy nhiên tôi cũng tin rằng dù còn khó khăn, thầy cô và các cháu sẽ sớm thích nghi với tình hình mới". Theo ghi nhận của VietNamNet, một số học sinh lớp 1 vì lần đầu tiên đến trường nên sáng nay rơi vào cảnh... ngồi nhầm lớp. Cô giáo Hoàng Thị Hồng Huyền, giáo viên chủ nhiệm lớp 1A1 của Trường Tiểu học An Khánh B cho hay, sáng nay lớp có 4 học sinh vắng mặt vì thuộc diện F1. Qua kiểm soát lớp trước giờ vào lớp, cô Huyền thấy một số học sinh nhầm lớp. “Các học sinh lớp 1 lần đầu tiên đến trường, trước đây cũng chỉ gặp nhau qua zoom nên hôm nay mới được gặp nhau trực tiếp. Sáng nay có 2 học sinh vào nhầm lớp, tôi đã đưa các em về đúng lớp 1A4 và bàn giao cho giáo viên chủ nhiệm của lớp đó”, cô Huyền nói. Theo yêu cầu của Sở GD-ĐT, trường học phải đạt yêu cầu an toàn phòng, chống dịch Covid-19. Giáo viên chưa tiêm đủ vắc xin phòng Covid-19 theo quy định của ngành Y tế chỉ dạy học trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp. Không tổ chức bán trú, căng tin ăn uống trong trường, chỉ tổ chức dạy học trực tiếp 1 buổi/ngày. Trong quá trình tổ chức dạy học trực tiếp, nếu xảy ra các trường hợp liên quan đến vấn đề dịch tễ, không bảo đảm an toàn trong phòng, chống dịch Covid-19, nhà trường chủ động xử lý theo hướng dẫn và báo cáo ban chỉ đạo phòng, chống dịch tại địa phương. Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 cấp quận, huyện, thị xã có trách nhiệm xem xét, cho dừng việc học tập trực tiếp để bảo đảm an toàn tuyệt đối cho học sinh; có kịch bản xử lý tình huống nếu xảy ra F0, F1 tại lớp học, trường học. Dự kiến, học sinh tiểu học và lớp 6 khu vực nội thành cũng sẽ được đến trường vào đầu tuần sau. Dù vậy, do không tổ chức ăn bán trú nên không ít phụ huynh sẽ gặp nhiều khó khăn khi đưa đón. Nhóm PV ![]() Bộ trưởng GD-ĐT: Cần xóa bỏ tâm lý e ngại khi tổ chức học bán trúTại Hải Phòng, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói cần xóa bỏ tâm lý e ngại lây lan dịch bệnh khi tổ chức học bán trú, vì nguy cơ lây nhiễm khi học sinh đi học trực tiếp dù học nửa buổi hay cả ngày là như nhau. " alt=""/>Học sinh lớp 1 Hà Nội lần đầu được đến trường học trực tiếp
|