"Nga, Mỹ, hay người dùng Mỹ không được lợi. Chính tin tặc sẽ vui mừng nhiều hơn, vì khi tấn công vào các hệ thống quan trọng tại Mỹ, chúng đã bớt đi được một rào cản bảo vệ từ Kaspersky", ông Eugene nói.
Tổng thống Donald Trump hồi tuần trước ký lệnh cấm dùng các sản phẩm của Kaspersky Lab trong mạng máy tính của chính phủ. Lệnh này nằm trong một loạt các vấn đề chi phí quốc phòng khác được Tổng thống Mỹ ký.
Reuters cho biết doanh thu phần mềm Kaspersky Lab bán cho chính phủ Mỹ dưới 54.000USD, chiếm 0,03% tổng doanh thu của chi nhánh công ty này tại Mỹ. Tuy nhiên, lệnh cấm có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý mua sản phẩm Kaspersky Lab trên toàn nước Mỹ và các nước khác.
Lệnh cấm được ban hành sau khi Bộ An ninh nội địa Mỹ đề xuất cấm dùng sản phẩm Kaspersky Lab vì nghi sản phẩm này có liên quan đến cơ quan tình báo Nga, có thể gây ảnh hưởng đến an ninh quốc gia Hoa Kỳ.
Kaspersky Lab khẳng định không liên quan đến chính phủ Nga, và hôm nay 19/12 đã quyết định kiện sắc lệnh của Tổng thống Trump lên toà án liên bang.
" alt=""/>CEO Kaspersky: Lệnh cấm của Mỹ chỉ khiến tin tặc vui mừngTrong một sự kiện vừa được tổ chức tại Hà Nội, ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng giám đốc Ngân hàng Vietcomban đã có bài trình bày với chủ đề nâng cao sự hài lòng của khách hàng với các trải nghiệm số hóa trên thiết bị di động.
Phó Tổng giám đốc Vietcombank cho hay, với tác động của công nghệ số, hoạt động ngân hàng đang thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống. Vietcombank mong muốn tạo sự khác biệt về các dịch vụ truyền thống với các mục tiêu cụ thể đó là giảm chi phí gia tăng lợi nhuận cho ngân hàng, khách hàng; Mở rộng phạm vi hoạt động, tăng cường sự cạnh tranh; Tăng khả năng chăm sóc và thu hút khách hang đồng thời cải thiện chất lượng sản phẩm dịch vụ.
Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Việt Nam hiện là quốc gia có tiềm năng phát triển công nghệ số và trước xu thế bùng nổ xu thế thanh toán mới thì Việt Nam cũng không nằm ngoại lệ.
Hiện trong số 92 triệu dân Việt Nam thì có tới 31 triệu người (chiếm 33%) ở trong độ tuổi từ 15 – 35 là 31 triệu, chiếm 33%. Theo thống kê, Việt Nam có 49% dân số sử dụng Internet, tương đương mức trung bình toàn cầu và cao hơn với châu Á (45,6%) với thời gian trung bình sử dụng Internet là 5h/ngày. Đáng chú ý, 34% người dùng Internet trên điện thoại di động.
Theo ông Thắng, với những con số thống kê này, nếu các ngân hàng không đi sâu vào các dịch vụ trên điện thoại di động thì chắc chắn sẽ không làm khách hàng hài lòng và không làm gia tăng dịch vụ. Dù vậy, dịch vụ ngân hàng trong công nghệ số hiện nay đang phát triển cơ hội và thách thức rất rõ ràng.
" alt=""/>Dịch vụ ngân hàng di động: Con đường 'sống còn' của các ngân hàng trong CMCN 4.0Ngày 19/12 vừa qua, Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 của tỉnh Đồng Tháp đã chính thức được khai trương, đi vào hoạt động. Nhân dịp này, ICTnews đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Thế Trung, Tổng giám đốc Công ty DTT xung quanh câu chuyên xây dựng Chính phủ điện tử, chính quyền điện tử tại Việt Nam:
Sau thời gian đưa hệ thống chính quyền điện tử được coi là toàn diện nhất của một địa phương vào Đà Nẵng, trong các hội thảo gần đây, chính quyền điện tử tại Đà Nẵng vẫn được đánh giá là tốt nhất, có hiệu quả đầu tư cao so với các địa phương khác. Điều này được thể hiện ở chỉ số ICT, thước đo mức độ sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT-TT. Liên tục trong 9 năm qua, Đà Nẵng luôn dẫn đầu bảng xếp hạng Vietnam ICT Index. Số lượng hồ sơ, số lượng tương tác mà chúng tôi nhận được, theo số liệu thống kê trên hệ thống chính quyền điện tử tại Đà Nẵng cũng tăng trưởng rất tốt.
Hiện tại, hệ thống chính quyền điện tử đã phục vụ hầu hết các công chức tại Đà Nẵng với gần 1.000 tài khoản sử dụng email, văn bản điều hành, dịch vụ công một cửa, phản hồi giao tiếp với người dân cũng như hệ thống nghiệp vụ để có được sự số hóa chức năng cần thiết của chính quyền Đà Nẵng. Sau 3 năm, số lượng hồ sơ trực tuyến của thành phố đạt được con số ấn tượng, lên tới 1/3 số lượng giao dịch trực tiếp. Văn bản điều hành cũng được sử dụng từng giây, từng phút.
Đặc biệt, tại Đà Nẵng, chúng tôi đã đi đầu trong việc triển khai hệ dữ liệu mở và hệ thống tương tác với người dân. Hiện nay, người dân có thể chụp ảnh và đưa ý kiến của mình lên hệ thống góp ý qua ứng dụng “Góp ý” để phản hồi chính quyền, tạo ra hệ thống số hóa hỗ trợ chính quyền có thông tin và ra quyết định, tương tác với người dân. Từ đây, hệ thống này được phát huy với phiên bản ở Bắc Ninh, Ngô Quyền (Hải Phòng) và gần đây nhất là Đồng Tháp, mang lại những lợi ích quan trọng như thời gian triển khai nhanh, tổng thể. Khi triển khai, chúng tôi luôn xây dựng năng lực nội tại của chính quyền để ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả chứ không coi là vấn đề thành tích.
Tại các ngành cũng vậy. Từ dịch vụ công trực tuyến mức 4 ở Bộ Y tế, tới nay chúng tôi đã triển khai hàng loạt hệ thống dịch vụ công mức 4. Song song với đó, chúng tôi luôn chú trọng phát triển hệ thống nghiệp vụ để hướng tới vấn đề số hóa, tạo ra dữ liệu. Ví dụ, tại Bộ Y tế, chúng tôi đã hoàn thiện bệnh án điện tử, kết nối các bệnh viện với nhau, sử dụng chuẩn HL7; hay toàn bộ hệ thống cơ sở dữ liệu cấp phép biển hiệu của Bộ Giao thông Vận tải hoặc hệ thống cơ sở dữ liệu bản đồ số, dân cư tới thủ tục hành chính của các địa phương.
Chúng tôi nghĩ rằng kinh nghiệm mà DTT có được, học được trong 2 năm triển khai chính quyền điện tử vừa qua không chỉ gói gọn trong vấn đề công nghệ - dù chúng tôi đã mở rộng thêm nhiều chức năng như BigData hay Blockchain để ứng dụng - mà quan trọng hơn, chúng tôi hiểu và bám sát tiến trình phát triển năng lực điều hành chính quyền tại các địa phương, các ngành. Tôi tin rằng, trong giai đoạn tiếp theo sẽ có thêm nhiều phiên bản của chính quyền điện tử phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại các địa phương.
Vậy phản hồi của những cơ quan, đơn vị đã sử dụng hệ thống do DTT triển khai ra sao, thưa ông?
Những hệ thống chúng tôi đã triển khai như ở Đà Nẵng được người dân coi như một công cụ không thể thiếu. Bạn có thể thấy trong hệ thống “Góp ý” của Đà Nẵng, người dân đã liên tục góp ý kiến và được chính quyền phản hồi; các dịch vụ công được người dân sử dụng rất nhiều. Tuy vậy, tôi cho rằng, phản hồi quan trọng hơn là việc triển khai dịch vụ công trực tuyến hay chính quyền điện tử của chúng tôi đã có được sự đón nhận, được sử dụng và giúp chuyển đổi năng lực của chính quyền. Đến nay, 100% số hệ thống DTT đã làm đều được đưa vào sử dụng, dù mức độ sử dụng khác nhau.
Đơncử như, tại Bộ Y tế, có những thủ tục không dùng tới giấy nữa, sử dụng gần như hoàn toàn trực tuyến như việc cấp phép quảng cáo an toàn thực phẩm. Các hệ thống đã thành xương sống, giúp ích rất nhiều như giao dịch một cửa cấp biển hiệu tại Bộ Giao thông Vận tải. Kênh tương tác giữa Chính phủ với người dân trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ tại địa chỉ http://nguoidan.chinhphu.vn được đưa ra theo sáng kiến Chính phủ kiến tạo, Chính phủ hành động; trong những ngày đầu triển khai đã có hàng nghìn ý kiến được người dân gửi lên. Hệ thống tiếp nhận của Văn phòng Chính phủ đã phải thành lập nhóm làm việc liên tục, sau đó phải xây dựng năng lực để phản hồi và xây dựng quy trình điều chỉnh quy cách phản hồi từ các bộ phận trong chính quyền.
![]() |
Chúng tôi đã đưa BigData vào xử lý phản hồi và theo dõi ứng xử, hành vi của người dân, chính quyền trong tương tác với nhau, từ đó có hiểu biết về nhu cầu thực sự của người dân, doanh nghiệp. Hiện chúng tôi dùng BigData để lắng nghe ý kiến của người dân trên toàn mạng xã hội, giúp lãnh đạo điều hành và ra quyết định.
" alt=""/>Cần lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm khi chọn triển khai dịch vụ công trực tuyến