Ngày còn yêu nhau, Hương vốn là hoa khôi của lớp Quản trị trong trường Đại học nên cô ấy được khá nhiều đàn ông săn đón. Nhiều khi chính tôi cũng không hiểu lý do vì sao mà cô ấy lại đến với tôi – một chàng trai không giàu có, không đẹp trai.
Cũng may sau khi cưới nhau tôi và vợ ra ngoài ở riêng nên Hương tránh được sự soi mói của gia đình tôi. Chỉ sau hai năm về ở chung, chúng tôi đã tự tay mua được nhà, mua được ô tô. Phần lớn tiền trong gia đình đều là do vợ tôi mang về vì cô ấy làm cán bộ cấp trung nên mức lương rất cao. Tháng nào cũng nhận 40-50 triệu đồng, chưa kể thu nhập ngoài.
Ra ngoài ai cũng khen số tôi may mắn vì lấy được vợ đẹp, con ngoan, gia đình lại giàu sang, phú quý. Bình thường không sao nhưng thời gian gần đây những câu nói ấy lại càng làm tôi cảm thấy đau lòng.
Hương vẫn tính nào tật đấy, trước những người đàn ông cô ấy đều đong đưa, thả thính. Nhiều lần những hành động thân mật quá đáng của vợ đã bị tôi bắt gặp, ngăn chặn. Có lần cô ấy còn hẹn hò với cả người yêu cũ nhưng bị tôi bắt gặp.
Thật sự tôi cảm thấy rất mệt mỏi. Sau lần đó, tôi đã nói chuyện và nghĩ tới chuyện ly hôn nhưng Hương cầu xin tôi tha thứ và vẫn khẳng định là còn yêu tôi rất nhiều nên mong tôi suy nghĩ lại. Vì thương con, vẫn còn yêu vợ nên tôi lại tha thứ.
Mọi chuyện nghĩ sẽ tốt đẹp lên, thế nhưng từ ngày lên chức phó phòng tuyển dụng, tôi thấy Hương hay đi sớm về muộn, bỏ bê chồng con. Thêm nữa cô ấy ăn mặc rất diện, sexy và lúc nào cũng như gái 18. Có lần tôi góp ý với vợ là nên đoan trang, ăn mặc kín đáo hơn chút thì vợ tôi lại nói tôi là quê mùa, và công việc của cô ấy cần quan hệ nhiều nên phải ăn mặc thời trang.
Góp ý chán cho vợ không được, mỗi lần ra ngoài cùng vợ là tôi lại nghe đám bạn xì xào. Chúng còn rỉ tai nhau là: “Vợ thằng Quyết hồi xuân, mà chồng thì nhìn như cụ già”, rồi vợ tôi cặp kè với sếp nên mới được ưu ái, lương mới cao...
Nói thật nghe xong, tôi chỉ muốn đánh nhau, có điều nếu chỉ có vậy thôi thì còn trong khả năng chịu đựng của tôi. Gần đây, tôi còn nghe mấy đứa nhân viên của Hương bàn tán chuyện Hương vợ tôi có cậu nhân viên trẻ theo đuổi rồi họ chơi trò “Phi công trẻ lái máy bay bà già”. Nghe biết vậy, nhưng tôi vẫn còn yêu vợ nên bỏ ngoài tai hết.
Cho tới một hôm...
Tôi vừa đi công tác xa về nhà cô hàng xóm ngồi bán nước chè bên đường đã chạy sang gọi với: “Chú Quyết qua đây tôi bảo. Mấy ngày chú đi công tác hôm nào tôi cũng thấy có một chú đánh ô tô đến đón cô Hương đi làm. Có hôm còn ôm cả bó hoa to đùng tặng cô ấy. Thấy gia đình cô chú đẹp đôi, đang sống hạnh phúc nên tôi mới nói chuyện này. Chú nghe xong rồi thôi chứ đừng nói với cô Hương là tôi nói không cô ấy lại giận tôi”.
Tôi mở cửa bước chân vào nhà, đầu vẫn còn văng vẳng câu nói của bà hàng xóm thì chân đã dẫm ngay vào bó hoa và tấm thiệp đặt dưới cửa. Tấm thiệp có ghi từ Love You đã đập vào mắt tôi, những dòng chữ thân mật ghi trên tấm thiệp làm tôi gần như phát điên.
Gần đây nhất, trong một lần đón đối tác ở TP.HCM ra Hà Nội làm việc, tôi đưa họ vào khách sạn nhận phòng chờ làm việc thì phát hiện vợ tôi tình tứ vừa đi vừa ôm nhau cùng một người đàn ông lạ vào khách sạn.
Không thể tin được giữa thanh thiên bạch nhật cô ấy lại có thể quấn quýt với một người đàn ông lạ giữa ban ngày. Lúc đó, tôi choáng váng đến mức không thể làm việc tiếp được. Lẽ nào bao lời cảnh báo của mọi người với tôi đều là sự thật. Tôi có nên tha thứ cho cô ấy nữa không khi mà hết lần này tới lần khác cô ấy lừa dối tôi?
Khi một người đã có vợ có chồng còn đánh cắp tình yêu đem đi trao tặng cho người khác, đó là ngoại tình. Hơn 70% phụ nữ được hỏi cho rằng ngoại tình tình cảm chỉ là bước đệm của ngoại tình thể xác.
" alt=""/>Có nên tha thứ cho vợ hết lần này đến lần khác ngoại tình?Về thôn Ngọc, xã Lạc Đạo, huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên, không ai là không biết gia đình anh Sơn nổi tiếng với nghề làm bánh dày hơn 20 năm nay.
Từ cán bộ xã cho tới người dân, ai cũng mách ‘cứ thấy cái nhà nào to đẹp nhất làng là nhà anh Sơn’. Gia đình anh Sơn, anh Sên được truyền nghề từ thời mẹ anh, bà Dư - một trong những người làm bánh dày đầu tiên trong xã.
Hiện tại, cơ sở làm bánh dày của anh Sơn cũng là nơi cung cấp bánh dày lớn nhất Lạc Đạo.
Căn nhà khang trang, rộng rãi được anh xây dựng từ năm 2018. Tầng 1 căn nhà được sử dụng làm nơi sản xuất bánh. Gian bên trong là nơi nấu và giã xôi thành một thứ bột bánh dẻo quyện vào nhau. Gian ngoài là khu vực cất trữ gạo và nặn bánh.
Chỉ vào chồng gạo chất cao, anh Sơn bảo ‘chỗ này tầm 20 tấn gạo, dùng trong khoảng 2 tháng’, tức là mỗi ngày gia đình anh sử dụng khoảng 300 kg gạo để làm ra vài nghìn cặp bánh dày.
Có 2 loại bánh dày mà gia đình anh Sơn đang làm, là bánh dày chay và bánh dày đỗ. Để làm ra những chiếc bánh dày dẻo thơm, cần gạo nếp loại ngon. Sau khi nấu xong, xôi được cho vào máy giã.
Xem Video:
'Ngày xưa, bánh được giã hoàn toàn bằng tay. Đến tận năm 2000 mới có máy giã bánh' - anh Sơn chia sẻ và ‘khoe’ những ngón tay chai sần.
Ông chủ cơ sở bánh dày cũng cho biết, nhiều thứ làm bằng máy có thể không ngon bằng làm tay nhưng riêng bánh dày thì giã máy cho ra thứ bột dẻo đều hơn, ăn ngon hơn hẳn.
Công đoạn sản xuất một mẻ bánh dày bắt đầu từ 1-2 giờ chiều và kéo dài đến nửa đêm tùy theo số lượng bánh và nhân công của mỗi gia đình. Khoảng 3-4 giờ sáng, người làm bánh lại phải dậy để giao bánh cho khách, chủ yếu là bà con trong xã lấy bánh ra Hà Nội bán.
Có một số ngày lễ tết như cúng cơm mới, giỗ Tổ Hùng Vương, đám cưới, đám ma, lượng bánh được tiêu thụ sẽ lớn hơn đáng kể, đòi hòi phải bắt đầu công việc từ buổi sáng. Trong những dịp này, bánh đôi khi được đặt theo kích thước đặc biệt, có thể to bằng một chiếc đĩa để thắp hương.
![]() |
Sau khi xôi được giã bằng máy, các thợ nặn bánh bắt đầu công việc của mình. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Đến nhà chị Hằng, anh Hoàng Anh ở xóm Ngọc vào buổi chiều cũng là lúc cả nhà đang làm mẻ cơm nắm, xôi các loại. Anh Hoàng Anh đang lo cho mấy nồi cơm cỡ chừng hơn 20kg gạo/ nồi. Trong khi chị Hằng, chị gái và mẹ chồng chị đang nắm xôi, đóng khuôn thành từng chiếc vuông vức.
Anh Hoàng Anh cho biết, mỗi ngày gia đình anh nấu chừng 5 nồi cơm như thế này, tổng cộng khoảng 100kg gạo để làm món cơm nắm muối vừng. Ngoài ra, chị còn làm thêm xôi trắng, xôi chè – thứ quà vặt được đóng khuôn đẹp đẽ trên chiếc đĩa nhựa dùng một lần. Có loại được lót lá chuối xanh trông rất bắt mắt.
![]() |
Anh Hoàng Anh đang nấu cơm để làm cơm nắm muối vừng. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Theo tìm hiểu của PV, mỗi cân gạo sẽ nặn được 15-17 nắm cơm, mỗi chiếc được bán buôn với giá 2,5 nghìn đồng. Mỗi cặp bánh dày cũng được giao buôn với giá 1,5-2 nghìn đồng/cặp tùy theo kích cỡ.
Gia đình anh Sơn, chị Hằng là những cơ sở được cho là sản xuất ra số lượng bánh nhiều nhất nhì xã Lạc Đạo. Họ tận dụng những nhân công trong gia đình và thuê thêm người dân trong xã theo mùa vụ.
Được biết, trong xã hiện có khoảng 3 gia đình làm bánh dày và 5-7 nhà làm cơm nắm với số lượng lớn như nhà anh Sơn, chị Hằng. Còn lại là các hộ làm với quy mô nhỏ lẻ, tự làm tự bán hoặc làm các loại bánh khác như bánh chưng, bánh khúc, bánh khoai, bánh nếp…
|
Ngoài cơm nắm, nhà chị Hằng còn làm cả các loại xôi. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Ông Nguyễn Văn Đậu – Phó chủ tịch UBND xã Lạc Đạo cho biết, ngoài nghề làm bánh dày, cơm nắm, người dân trong xã còn nhiều nghề phụ khác như: sản xuất loa thùng, bàn bi-a, nhổ đinh gỗ, nấu rượu, làm nem chua, giò chả…
Những người ở nhà làm ruộng, tranh thủ lúc nông nhàn có thể đi làm thuê cho các hộ làm bánh, tái chế nhựa, làm gỗ với mức thu nhập khoảng 200 nghìn/ngày.
Tất cả những loại thực phẩm mà người dân xã Lạc Đạo sản xuất ra mỗi ngày chủ yếu là phục vụ cho thị trường Hà Nội. Cứ khoảng 3-4 giờ sáng, dọc trục đường chính của xã đi qua thôn Ngọc, những hàng dài xe máy nối đuôi nhau giao hàng, nhận hàng để kịp đưa lên Thủ đô vào sáng sớm.
Với những mặt hàng cồng kềnh khác, người dân trong xã sắm ô tô để vận chuyển. Theo ông Đậu, hiện xã có trên 300 chiếc ô tô vừa phục vụ đi lại của người dân vừa phục vụ chở hàng ra Hà Nội buôn bán.
![]() |
Nhờ có nhiều nghề phụ mà đời sống kinh tế của người dân xã Lạc Đạo được cải thiện đáng kể. Ảnh: Nguyễn Thảo |
‘Hiện có tổng cộng 23 công ty đóng trên địa bàn xã, tạo công ăn việc làm cho người dân. Thanh niên trẻ nếu không làm nghề hay buôn bán, dịch vụ thì sẽ đi làm công nhân với mức thu nhập từ 3-4 triệu đồng tới 8-10 triệu đồng/ tháng. Đời sống kinh tế của người dân tương đối khá giả’ - ông Đậu cho hay.
Đi dọc trục đường chính của xã Lạc Đạo cũng dễ dàng nhận thấy những nhà cao tầng, biệt thự nằm san sát nhau, cung cấp đầy đủ các loại dịch vụ không kém gì những khu phố sầm uất của Hà Nội.
Cô Khanh -một người dân Lạc Đạo mỗi ngày đi hơn 30km tới phố Trần Duy Hưng (Hà Nội) để bán bánh - cho biết, để kiếm được đồng tiền, ai cũng phải 'đổ mồ hôi, sôi nước mắt'. Nghề làm bánh phải làm đêm hôm nên sáng sớm hôm sau người dân phải ngủ bù, 9-10 giờ gõ cửa vẫn chưa dậy là chuyện bình thường.
'Cứ thấy ai bán bánh dày, cơm nắm ở Hà Nội là người Lạc Đạo' - cô Khanh, người bán bánh dày, cơm nắm gần 8 năm nay nói.
" alt=""/>Ngôi làng làm vài nghìn bánh dày, cơm nắm mỗi ngày phục vụ dân Thủ đôTừ ngày yêu người mới, cuộc sống của tôi khá là ổn. Nhưng có vẻ, gia đình anh không ưng tôi nên nhiều lần về nhà anh ra mắt, bố mẹ anh không vui vẻ tiếp đón tôi. Có thể, họ nghĩ, tôi không xứng đáng với con trai của họ. Tôi chưa từng thấy người mẹ chồng tương lai nào mê tín như mẹ anh.
Tính tôi cũng ghê gớm, không thích nghe lời người khác, chính vì vậy mà mối quan hệ của tôi và mẹ anh có chút căng thẳng. Vì nghĩ anh yêu tôi, chiều tôi nên tôi vô cùng tự tin, tôi sẽ chiến thắng được mẹ anh, buộc anh phải chọn tôi, kiên quyết lấy tôi. Nhưng vì anh cũng là một kẻ nghe lời mẹ nên có lúc, anh nói tôi không ra gì. Tôi lại phải nuông chiều anh, lại phải xuống nước hi vọng cuộc sống được yên ấm. Thấy người yêu nghe lời mẹ nên tôi cũng bắt đầu hoang mang. Nếu mà anh không lấy tôi, thì sau này sẽ như thế nào. Tôi rủ anh ra ngoài sống thử cùng với tôi... Anh đồng ý.
Chúng tôi chưa lấy nhau nhưng sống với nhau như vợ chồng, thuê một căn phòng nhỏ. Bố mẹ anh có điều kiện nhưng vì không ưng bạn gái của con nên dù con có bỏ nhà đi sống với tôi, ông bà cũng không đoái hoài, chẳng cho thêm bất cứ thứ gì. Tôi bắt đầu cảm thấy cuộc sống của mình bế tắc. Công việc tưởng thuận lợi vậy mà anh cũng chỉ là nhân viên suốt bao nhiêu năm, không có cơ hội thăng tiến.
Tôi phải đi làm vất vả, kiếm tiền mới trang trải được cuộc sống của mình, vì mẹ chồng suốt ngày nói, tôi ngửa tay xin tiền anh… Thật ra có ai hiểu, mọi thứ chi tiêu đều đến tay tôi. Sống thử, tự lập, anh cũng không được bố mẹ chu cấp gì, làm gì có tiền mà lo cho tôi như hồi yêu nhau. Vả lại, đã bước vào sống thử, mọi thứ khác xa với khi yêu.
Ban đầu tưởng anh giàu có, sau mới lộ ra, anh chỉ có tính sĩ diện, thích đi đây đi đó, thích ngao du rồi lại còn hay thích nhảy việc. Bản thân không giỏi giang gì cho lắm nhưng lại chẳng bao giờ hài lòng với việc phải đứng dưới người khác nghe người ta chỉ đạo... Từ ngày sống thử với nhau, tôi đã chứng kiến mấy cú nhảy việc của anh rồi mà nói thế nào anh cũng không nghe. Phải gắn bó, phải có thâm niên thì cuộc sống mới tốt được, mới tiến bộ được.
Tôi cứ động viên anh phải ở lại công ty này vì nghe anh kể, sếp của anh cũng khá dễ tính lại ưu ái cho anh nhiều thứ. Anh không biết nịnh nọt lại không hay chúc tụng sếp, tới nhà thăm sếp nên có thể, anh không được lòng các sếp trước như nhân viên của mình. Tôi nhắc nhở anh liên tục, nếu anh ngại đi thì tôi sẽ đi cùng anh.
Nói rồi, ngay ngày hôm sau tôi chuẩn bị quà cáp và cả phong bì tới nhà sếp của anh chơi. Anh không làm thì tôi phải thúc, với hi vọng chồng sẽ được sếp lưu ý mà sau này cho thăng tiến, không thể để mãi tình trạng mỗi năm một công ty được. Như thế thì biết bao giờ mới có cơ hội.
Ngày hôm đó, tôi và chồng hờ ăn mặc gọn gàng, thậm chí là ăn diện, tới nhà sếp. Vừa bước vào ngôi nhà ấy, tôi đã bị choáng ngợp. Nhà biệt thự to, sang trọng, rộng rãi, nhìn như nhà của quan chức. Bước vào nhà như trải thảm đỏ, nhìn xung quanh chỗ nào cũng như rát vàng. Tôi nghĩ, giá như mình được ở trong căn nhà này thì tốt biết bao. Vợ sếp ra tiếp đón chúng tôi vì sếp đang bận tí việc. Tôi nhìn thấy người phụ nữ ấy mà cảm thấy mình nhỏ bé bao nhiêu… Chị ấy xinh đẹp, ăn mặc đẹp, dịu dàng, nhẹ nhàng. “Đúng là vợ sếp, xứng đáng được sống trong căn nhà này”, tôi nghĩ vậy…
Một lúc, sếp bước ra… tôi ngước mắt lên nhìn. Trời ơi, trời đất như sụp đổ. Trước mặt tôi chính là anh, người đàn ông năm nào tôi ruồng bỏ vì nghèo, vì không bằng người đàn ông hiện tại của tôi. Tôi run rẩy, không nói thành lời. Anh nhận ra tôi nhưng rất nhanh chí, anh niềm nở, vui vẻ như không có chuyện gì xảy ra và hỏi chuyện người yêu tôi một hồi.
Tôi ngồi im, ấp úng, không nói câu nào. Vợ anh ngồi đó, tình cảm với chồng, nhẹ nhàng, nồng nàn. Nhìn họ mà tôi thấy mình hèn hạ biết bao nhiêu. Ngày đó tôi bỏ anh vì nghèo, yêu người đàn ông giàu có. Ngày hôm nay, tôi đưa chồng hờ tới cầu cạnh anh để được thăng tiến, còn nhục nhã nào hơn. Tôi không mở được lời, không thể nói được một câu dù chỉ là câu chào hỏi lúc ra về.
Người yêu hỏi tôi làm sao, tôi chẳng nói năng gì, cứ lặng lẽ bước đi mà lòng nặng trĩu. Nhục nhã, quá nhục nhã… quả báo, đúng là quả báo cho kẻ tham giàu bỏ tình nghĩa xưa. Giờ, có lẽ, cách tốt nhất là bắt anh nghỉ việc chứ không phải đợi tới khi anh chán nữa, vì tôi chẳng còn mặt mũi nào để người yêu mình làm ở nơi đấy nữa rồi…!
Lúc tài xế chuẩn bị quay xe ra ngoài, tôi bất giác nhìn vào một quán cà phê nằm bên đường.Trong tích tắc đó tôi thấy một bóng dáng quen thuộc. Là mẹ chồng tôi...
" alt=""/>Tôi chết đứng khi gặp lại tình cũ trong biệt thự sang trọng