VNPT cho biết, để phục vụ sự kiện này, VNPT đã xây dựng kế hoạch chi tiết, huy động mọi nguồn lực chuẩn bị chu đáo sẵn sàng đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của các đại biểu tham dự Hội nghị. Cụ thể VNPT đã tiến hành khảo sát kỹ lưỡng và chuẩn bị hạ tầng thông tin tại 41 khách sạn và 14 vị trí - nơi diễn ra các cuộc họp, nơi nghỉ của đại biểu và phóng viên, báo chí, truyền hình trong và ngoài nước và các tuyến đường di chuyển; thực hiện dự báo nhu cầu thông tin, lưu lượng và lên kế hoạch các giải pháp đáp ứng. Việc mở rộng dung lượng kết nối, chống nghẽn đang được thực hiện khẩn trương. Vị trí lắp đặt bổ sung anten, đặt container đã được xác định, xe phát sóng lưu động 2G/3G/4G đã được bố trí đảm bảo chất lượng vùng phủ sóng, việc lắp đặt cáp quang cho các đường truyền Internet trực tiếp, FiberVNN, bố trí thiết bị truyền hình tín hiệu HD/SDI cũng đã sẵn sàng. VNPT đã chuẩn bị sẵn sàng 10.000 m cáp quang dã chiến, 3 thiết bị nguồn công suất lớn, một số máy phát điện…
VNPT sẽ đảm nhận dịch vụ thu phát sóng tín hiệu truyền hình quốc tế qua mạng lưới cáp quang quốc tế, thu phát sóng trực tiếp qua vệ tinh và cung cấp thiết bị thu phát sóng truyền hình qua vệ tinh... đáp ứng toàn bộ nhu cầu truyền dẫn tín hiệu truyền hình của tất cả các hãng thông tấn báo chí quốc tế phục vụ đưa tin truyền hình về sự kiện.
Tính đến nay, VNPT đã hoàn thành nghiệm thu và kiểm tra kỹ thuật thành công các hạng mục dịch vụ cung cấp cho Hội nghị và diễn tập các kịch bản dự phòng và xử lý sự cố, xây dựng phương án định tuyến lưu lượng qua các hướng ưu tiên, mở ứng cứu lưu lượng khi cần thiết, đồng thời bố trí đội ngũ cán bộ kỹ thuật giàu kinh nghiệm túc trực 24/24 tại các địa điểm diễn ra hội nghị để phục vụ công tác ứng cứu.... nhằm đảm bảo các biện pháp dự phòng đường kết nối Internet quốc tế trong trường hợp cáp quang biển gặp sự cố....
" alt=""/>VNPT sẽ đảm bảo liên lạc tốt nhất cho Tuần lễ Cấp cao APEC 2017Ngày 25/10/2017, Bộ trưởng Bộ TT&TT Trương Minh Tuấn đã ký ban hành Quyết định 1843 thành lập Ban chủ nhiệm Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet”.
Bên cạnh Trưởng ban là Thứ trưởng Bộ TT&TT Hoàng Vĩnh Bảo, Ban chủ nhiệm Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” còn có 13 thành viên.
Trong đó, có 8 thành viên Ban chủ nhiệm Đề án là đại diện lãnh đạo một số đơn vị thuộc Bộ TT&TT: Phó Chánh Thanh tra Bộ TT&TT Đinh Tiến Dũng; Phó Cục trưởng Cục Viễn thông Lê Thị Ngọc Mơ; Phó Cục trưởng Cục Báo chí Nguyễn Văn Hiếu; Phó Cục trưởng Cục An toàn thông tin Hoàng Minh Tiến; Phó Cục trưởng Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử Lê Quang Tự Do; Phó Vụ trưởng Vụ Kế hoạch – Tài chính Trần Duy Hiếu;Phó Giám đốc Trung tâm Internet Việt Nam Trần Thị Thu Hiền; Giám đốc Trung tâm Ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam Nguyễn Trọng Đường.
Năm thành viên của Ban chủ nhiệm Đề án đến từ các đơn vị ngoài Bộ TT&TT là: ông Đặng Ngọc Tuyến, Thiếu tướng, Cục trưởng Cục An ninh văn hóa, thông tin, truyền thông, Tổng cục An ninh, Bộ Công an; ông Tô Hồng Nam, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Bộ GD&ĐT; ông Nguyễn Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục CNTT, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; ông Nguyễn Thanh Liêm, Giám đốc Trung tâm CNTT, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; ông Nguyễn Tường Lâm, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh.
Quyết định 1843 cũng nêu rõ, Ban chủ nhiệm Đề án “Tăng cường hiệu quả công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm trên mạng Internet” có nhiệm vụ chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn, điều phối các Bộ, ngành, đoàn thể có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức thực hiện Đề án đã được Bộ TT&TT ban hành tại Quyết định 1278 ngày 3/8/2017; xây dựng kế hoạch thực hiện Đề án theo giai đoạn, hàng năm và tổ chức thực hiện các hoạt động đã nêu trong Đề án.
" alt=""/>Thành lập Ban chủ nhiệm Đề án tăng cường hiệu quả phòng ngừa, chống vi phạm trên mạng Internet