Để đi cùng nhau trên quãng đường dài, sự tôn trọng là điều kiện tiên quyết.
Trong cuộc sống thực, nhiều người đàn ông có tính gia trưởng. Họ thích đi theo con đường riêng của họ và không có bất kỳ sự bàn bạc nào với vợ. Họ luôn cảm thấy rằng bản thân họ đúng. Một mô hình hôn nhân như vậy sẽ khiến phụ nữ mất tự tin.
Bất kỳ cuộc hôn nhân tốt đẹp nào cũng cần có sự tôn trọng lẫn nhau, bởi vì tiền đề của việc yêu một người là học cách tôn trọng người đó.
Khi các bạn là vợ chồng, bất kỳ việc lớn nào cũng cần hai người quyết định cùng nhau. Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể cảm thấy như một gia đình.
![]() |
2. Không giao tiếp giữa vợ và chồng
Giao tiếp là cơ sở để duy trì mối quan hệ giữa vợ và chồng. Dù mọi chuyện có lớn đến đâu, miễn là họ sẵn sàng giao tiếp, không có gì là không thể giải quyết.
Sau giờ làm việc, mỗi người chơi với chiếc điện thoại di động của mình. Ngay cả khi ăn, họ cũng nhìn vào chiếc điện thoại, không giao tiếp với người kia. Thậm chí, khi bạn cảm thấy buồn phiền trong lòng, bạn thà nói chuyện với đồng nghiệp hoặc bạn bè hơn là nói chuyện với người bạn đời. Điều này có nghĩa là không có tình yêu giữa bạn và người bạn đời.
3. Không tin tưởng vợ/chồng
Lòng tin là cầu nối giữa vợ và chồng. Một khi không có niềm tin, các cặp vợ chồng sẽ rơi vào tình trạng rất mệt mỏi.
Chủ đề được họ bàn tán nhiều nhất mỗi ngày là: ‘Bạn đã đi gặp ai hôm nay? Tôi có biết không? Người phụ nữ hôm đó là ai? Tiền lương của bạn đã đi đâu vào tháng trước? …
4. Chiến tranh lạnh kéo dài giữa vợ và chồng
Thành thật mà nói, chiến tranh lạnh còn khủng khiếp hơn bạo lực gia đình. Bởi vì chiến tranh lạnh là vô tận, chúng ta không thấy hy vọng.
Vợ chồng cãi vã, sau đó không ai chịu nhường ai thì sẽ dẫn đến chiến tranh lạnh, dằn vặt lẫn nhau. Dần dần, tình trạng kéo dài, tình cảm giữa hai vợ chồng sẽ ngày càng lạnh lẽo.
Người ta thường nói rằng các cặp vợ chồng muốn có cuộc hôn nhân lâu dài và hạnh phúc, hai người cần phải làm việc chăm chỉ và hiểu nhau để cùng vun đắp cho một kết quả tích cực.
Trong cuộc sống, vợ chồng không tránh được những lúc tranh cãi. Nhưng khi cãi vã, bạn làm 3 điều này, sự việc sẽ thêm trầm trọng, hôn nhân bị ảnh hưởng.
" alt=""/>Vợ chồng phạm phải điều này, sớm muộn cũng sẽ ly hônNhiều người chờ đợi được chụp chiếu hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TPHCM ngày 5/9 (Ảnh: Biên Thùy).
Chú Bình (53 tuổi, quê Sóc Trăng, hiện sống ở quận Bình Tân) đưa vợ là cô N., bị ung thư vú đến bệnh viện từ hơn 6h.
Người đàn ông cho biết, lúc sáng khi mới vào viện đã được nhân viên y tế báo máy đã hư không thể chụp ngay, hẹn 10h30 quay lại. Đến giờ hẹn, chú trở vào nộp giấy đăng ký lại được thông báo chưa thể giải quyết vì vẫn còn ùn ứ bệnh nhân.
"Bác sĩ kêu 15h quay lại nộp phiếu đăng ký cho vợ, nhưng chưa biết có được chụp không. Vợ tôi đang trong thời gian hóa trị ở cơ sở 1 nên rất mệt. Hôm trước bác sĩ báo phát hiện bất thường, phải chụp CT lại.
Chỉ mong bà ấy được chụp sớm, thuận lợi rồi về nhà tịnh dưỡng. Từ lúc bị bệnh này, mỗi lần đưa vợ đi điều trị chờ 2-3 tiếng là bình thường. Nhưng nay phải chờ lâu quá…", chú Bình nói.
Vợ chồng chú Bình viết phiếu đăng ký chụp CT và chờ đợi ngoài hành lang bệnh viện (Ảnh: Biên Thùy).
Còn cô P. (50 tuổi) chia sẻ, sau khi được hẹn lần một từ 7h30 sang 10h30, cô chỉ bị dời thêm 2 tiếng để xếp lịch chụp CT. Bù lại, bệnh nhân tiếp tục được yêu cầu không được ăn gì, vì đã sát giờ chụp. Người phụ nữ cho biết sẽ cố nhịn đói, miễn là được chụp sớm.
Nhân viên y tế khoa Chẩn đoán hình ảnh chia sẻ, sáng nay (5/9) 2 máy chụp CT của khoa đều bất ngờ bị hư. Khoa buộc phải chuyển bệnh nhân có chỉ định chụp chiếu liên quan sang khoa Xạ trị, nên phải chờ bệnh nhân ở khoa kia làm xong, dẫn đến dồn ứ.
Những trường hợp đăng ký sớm sẽ được giải quyết trong khoảng 12h-1h, trễ phải sang chiều hoặc kéo dài hơn. "Tùy theo từng trường hợp, bệnh nhân chụp CT (có cản quang) sẽ được hướng dẫn nhịn ăn 3-6 giờ trước khi thực hiện. Trừ sữa ra, các loại nước khác bệnh nhân có thể uống", nhân viên y tế giải thích.
Xế trưa 5/9, dọc hành lang khoa Chẩn đoán hình ảnh vẫn còn hàng dài người ngồi chờ đợi (Ảnh: Biên Thùy).
Lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TPHCM xác nhận với phóng viên Dân trí, thời gian qua có tình trạng hư hỏng máy CT, và bệnh viện đã tiến hành sửa chữa.
Theo đó, Bệnh viện Ung bướu TPHCM có các hệ thống máy chụp CT-Scanner 64 lát cắt và 128 lát cắt, với công suất phục vụ mỗi máy là 50-60 bệnh nhân/ngày, nếu chạy liên tục. Nhưng các máy CT tại đơn vị đều đã cũ, thường hư hỏng.
Để giải quyết tình trạng này, bệnh viện đã mua gói bảo trì full (thay vì đấu thầu bảo trì từng phần như trước). Khi máy hư, hãng sản xuất sẽ nhanh chóng đem toàn bộ linh kiện vào viện lắp ráp, sửa chữa ngay.
Lãnh đạo Bệnh viện Ung bướu TPHCM cho biết, để đáp ứng nhu cầu của người bệnh phải đầu tư thêm máy CT (Ảnh: Biên Thùy).
"Sáng vào bệnh viện, chờ đến chiều chụp được là mừng rồi. Bệnh nhân đông quá mà. Để đáp ứng nhu cầu của người bệnh thì phải đầu tư thêm, nhưng không đơn giản.
Giá để đầu tư cho mỗi máy hiện nay lên đến 40 tỷ đồng, và phải đáp ứng các điều kiện như an toàn bức xạ, chứ không đơn thuần là mua máy về để chụp", vị trên cho biết.
Theo Sở Y tế TPHCM, mỗi ngày bệnh viện Ung Bướu TPHCM tiếp nhận 4.700-4.800 bệnh nhân đến khám, 1.000-1.100 bệnh nhân điều trị ngoại trú bằng hóa trị hoặc xạ trị trong ngày và 800-900 ca nội trú. Trong đó, có 84% bệnh nhân đến từ các tỉnh, thành trong cả nước, tăng 10% so với trước đây.
Mỗi ngày, lượng người vào khám và điều trị ở Bệnh viện Ung bướu TPHCM rất đông (Ảnh: Biên Thùy).
Bệnh viện đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế việc chờ đợi của bệnh nhân, như triển khai tiếp nhận và khám bệnh sớm, tăng cường tần suất xạ trị và tổ chức mổ ngoài giờ hành chính.
Vào cuối tháng 10/2023, máy MRI tại cơ sở 2 của Bệnh viện Ung bướu TPHCM cũng đột ngột hư hỏng sau hơn 3 năm đưa vào sử dụng, khiến nhiều bệnh nhân phải tạm chuyển sang nơi khác chụp chiếu.
" alt=""/>Bệnh viện Ung bướu TPHCM hư máy CT, bệnh nhân cố nhịn đói, chờ đến chiềuVợ tôi nhất quyết đòi ly hôn để đến với người đàn ông khác dù tôi hết sức níu kéo.
" alt=""/>Dằn vặt khi mang thai với người tình qua đường dù còn yêu chồng tha thiết