Adam chia sẻ câu chuyện của mình để cảnh báo mọi người
Ngay sau đó, anh đột nhiên thấy cơ thể có rất nhiều dấu hiệu lạ. Trước tiên, anh thấy trên da xuất hiện các nốt bất thường, buồn nôn, tay chân ngứa ran. Sau đó Adam thấy toàn cơ thể lâng lâng mất kiểm soát, anh cố mở cửa xe bước xuống nhưng liền ngã quỵ, đập mặt xuống đất.
Từ đằng xa, ông bố chạy lại thấy máu từ mũi, mắt Adam chảy ra. Mắt Adam đảo vài lần rồi bất tỉnh. Ngay lập tức anh được chuyển đến bệnh viện cấp cứu.
Bác sĩ chẩn đoán anh mắc hội chứng “não đóng băng” do uống nước đá lạnh quá nhanh và nhiều. Khi cơ thể bạn đang nóng, uống nước lạnh đột ngột sẽ khiến các dây thần kinh trong khoang miệng bị kích thích, từ đó làm co rút các mạch máu trong xoang khiến tín hiệu đến não bị gián đoạn.
Tình trạng này thường tạo ra một cơn đau đầu đột ngột, cơ thể rơi vào trạng thái lâng lâng rồi choáng, ngất, đau đầu, buồn nôn, mất ý thức.
BS Sarah Jarvis, giám đốc chuyên môn của Patient.info cho biết, Adam bị bất tỉnh do thiếu máu não. May mắn, được cấp cứu kịp thời, ông bố 3 con đã hồi phục nhanh chóng.
TS Harry Emmerich của hệ thống y tế PRMC cảnh báo thêm, khi uống nước đá với tốc độ quá nhanh, ngoài việc khiến cơ thể dễ bị choáng còn làm rối loạn hệ thống tiêu hoá do thức ăn gặp lạnh, khó tiêu hoá, gây ra các cơn đau quặn bụng hay gây co thắt thực quản, đau ngực.
Uống nước đá cũng làm giảm nhịp tim đột ngột và khiến nhiệt độ trong máu giảm xuống.
Từ trường hợp của Adam, bác sĩ khuyến cáo, giữa trời nắng nóng, nếu uống nước đá chỉ nên uống từng ngụm, còn cách bù nước tốt nhất là uống nước ở nhiệt độ thường.
M.Anh (Theo Thesun, Healthsumo)
Theo tất cả các khuyến cáo của thế giới về vấn đề sơ cứu bỏng thì việc lấy nước đá lạnh dội vào một phần cơ thể khi bị bỏng là không đúng.
" alt=""/>Uống nước đá giữa trời nóng, người đàn ông đột ngột bất tỉnhBiểu đồ ghi nhận số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam trong gần 5 tháng qua
8 bệnh nhân còn lại đang cách ly, điều trị tại Phòng khám đa khoa khu vực Cầu Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.
Bệnh nhân 389 là nam, 34 tuổi, có địa chỉ tại Hoằng Quỳ, Hoằng Hoá, Thanh Hoá.
Bệnh nhân 390 là nam, 41 tuổi, có địa chỉ tại phường Phước Hải, TP. Nha Trang, Khánh Hoà.
Bệnh nhân 391 là nam, 24 tuổi, có địa chỉ tại xã Cấp Tiến, huyện Tiên Lãng, Hải Phòng.
Bệnh nhân 392 là nữ, 24 tuổi, có địa chỉ tại Độc Lập, Hưng Hà, Thái Bình.
Bệnh nhân 393 là nam, 26 tuổi, có địa chỉ tại Trung An, Vũ Thư, Thái Bình.
Bệnh nhân 394 là nam, 25 tuổi, quê ở xã Phương Định, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định
Bệnh nhân 395 là nam, 26 tuổi, quê ở xã Hồng Quang, huyện Ứng Hoà, Hà Nội.
Bệnh nhân 396 là nam, 38 tuổi, có địa chỉ tại Cam Nghĩa, Cam Ranh, Khánh Hoà.
Như vậy tính đến sáng 20/7, Việt Nam đã ghi nhận 396 ca mắc Covid-19, tuy nhiên từ ca bệnh 268 đến nay đều là các ca bệnh nhập cảnh. 96 ngày qua, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc Covid-19 trong cộng đồng.
Đến nay Việt Nam đã điều trị khỏi 360 trường hợp (chiếm 91%), chưa ghi nhận trường hợp tử vong.
Các địa phương hiện đang cách ly hơn 11.000 người đều là công dân Việt Nam từ các nước trở về và chuyên gia sang Việt Nam làm việc.
Trong đó, 111 người đang được cách ly tại bệnh viện, gần 10.000 người đang cách ly tại các cơ sở tập trung, và hơn 1.000 người đang cách ly tại nhà.
Thúy Hạnh
Chiều 20/7, Việt Nam công bố thêm 1 ca mắc Covid-19, nâng tổng số người mắc bệnh này trong cả nước lên 384 trường hợp.
" alt=""/>Việt Nam ghi nhận thêm 12 ca mắc Covid16h ngày 13/7, sản phụ Huỳnh Thị Bích Thùy (23 tuổi, ngụ Sóc Trăng) được chuyển từ Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi ở địa phương lên Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ cấp cứu. Lúc này, thai đã được 36 tuần, mẹ chuyển dạ sinh, khó thở, hồi hộp, nhịp tim 120 lần/phút.
![]() |
Sản phụ Thùy được chăm sóc tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ |
Người nhà cho biết, chị Thùy bị tim bẩm sinh từ nhỏ, đến năm 12 tuổi do không còn triệu chứng mệt, khó thở nên gia đình không đưa đi khám.
Tuy vậy, trong thời gian mang thai, sản phụ thỉnh thoảng thấy mệt, khó thở nhưng không đi thăm khám tư vấn về bệnh tim.
Bệnh viện nhận định đây là trường hợp nặng, có nguy cơ tử vong cao cho cả mẹ lẫn con trong và sau mổ.
Qua hội chẩn, bác sĩ xác định, bệnh nhân mang thai con so, thai 36 tuần, chuyển dạ sinh, thông liên thất - thông liên nhĩ kích thước lớn, hở van 3 lá kèm tăng áp phổi rất nặng.
Các bác sĩ đã phẫu thuật thành công đón bé gái nặng 2,4 kg, sức khỏe tốt. Sau mổ, sản phụ tỉnh táo, dấu hiệu sinh tồn ổn định và chuyển Khoa Nội Tim mạch theo dõi và điều trị tiếp.
Bác sĩ Phạm Thanh Phong cho biết, ca sinh mổ của sản phụ bệnh tim thành công nhờ sự kết hợp nhịp nhàng, đồng bộ của bác sĩ nhiều chuyên khoa.
Nguy cơ biến chứng cho thai phụ bệnh tim bẩm sinh khoảng 12% (bao gồm các rối loạn nhịp tim, suy tim, tử vong). Tỷ lệ sảy thai, thai lưu, thai chậm phát triển, trẻ thiếu tháng và tử vong sau sinh khoảng 4%...
Bác sĩ Phong khuyến cáo, phụ nữ dự định mang thai nên đi khám tầm soát các bệnh lý tim bẩm sinh thường quy. Phụ nữ mắc bệnh tim trong thai kỳ, cần được bác sĩ tim mạch và sản khoa theo dõi chặt chẽ.
Sản phụ trẻ ở miền Tây mắc bệnh rối loạn nhịp rất nặng, được các bác sĩ BV Đa khoa Trung ương Cần Thơ cứu sống một cách thần kỳ.
" alt=""/>Sản phụ 9X nguy kịch do mắc cùng lúc mắc hai bệnh tim