Sau khi khu tập thể Văn Chương (phường Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội) hoàn thiện vào năm 1967, bà Bẩy được chia căn hộ rộng 18 m2.
![]() |
Bà Trương Thị Bẩy |
"Trong căn hộ ấy, 7 mẹ con tôi cùng ở (chồng bà Bẩy đi làm xa)", người phụ nữ sinh năm 1938 nói.
Sống trong thời kỳ bao cấp với một đàn con nhỏ, bà Bẩy phải gồng gánh trên vai không ít khó khăn.
Bà kể, giai đoạn cùng cực nhất, một bữa cơm độn ngô, khoai đôi khi cũng không có đủ để lấp đầy những cái bụng trống rỗng của các con. Vì thế người mẹ này luôn phải nỗ lực hết mình.
![]() |
Khu tập thể Văn Chương (Đống Đa, Hà Nội), nơi mẹ con bà Bẩy sinh sống. |
"Tôi đi làm từ 4h sáng, bốc vác vật tư cho các công trình xây dựng, chỉ mong mang về cho con những bữa no.
Tết đến, cứ có được 5kg gạo nếp, vài lạng thịt, vài lạng đỗ để nấu nồi bánh chưng. Như thế đã là hạnh phúc lắm rồi", bà Bẩy nhớ lại, giọng rưng rưng.
Theo bà Bẩy, vào khoảng những năm 70 của thế kỷ trước, cuộc sống gia đình bà vô cùng cơ cực.
Mâm cơm ngày Tết của mấy mẹ con cũng chỉ hơn ngày thường 1 món bánh chưng nhưng các con của bà rất háo hức. Thấy hàng xóm láng giềng chuẩn bị Tết, chúng cũng đếm từng ngày.
"Tôi làm công ty xây dựng. Tháng Tết phải chờ đến ngày 30 mới có lương. Lãnh đạo công ty sợ phát lương sớm, công nhân nhận tiền xong sẽ bỏ về quê.
Vì thế, chiều 30 Tết năm nào, ruột gan tôi cũng như lửa đốt. Chỉ mong giây phút nhận lương để chạy vội đi sắm Tết, mua cho con tấm áo, manh quần".
Tết năm đó, vì tiền lương ít ỏi, bà Bẩy không lo được cho các con manh áo mới. Đêm Giao thừa, bà bảo các con đi ngủ sớm rồi lặng lẽ cắt chiếc áo tươm tất nhất của mình. Bà khâu thành áo mới cho con.
"Hai chiếc tay áo, tôi cũng cắt để khâu thành quần cho đứa con 2 tuổi. Chúng thích lắm. Nhưng lúc đi chúc Tết, ai nhìn thấy cũng bật cười", bà Bẩy nhớ lại.
![]() |
Những ngày cuối năm, niềm vui của bà Bẩy là gặp gỡ hàng xóm, láng giềng, chia sẻ về công tác chuẩn bị Tết. |
Trong trí nhớ của bà Bẩy, giai đoạn bao cấp, mỗi công nhân như bà được phân phối 1 suất vải lụa may quần và một suất vải may áo. Tuy nhiên, vì cuộc sống thiếu thốn, bà thường bán đi để lấy tiền đong gạo.
"Cũng may, các con ý thức được hoàn cảnh nên không bao giờ khóc lóc hay ăn vạ. Ngày Tết, chúng chỉ ao ước có miếng bánh chưng", bà Bẩy nhắc lại, giọng tự hào.
Ít năm sau, nhờ chịu thương chịu khó và chi tiêu tiết kiệm, bà Bẩy có thêm chút tiền lo Tết nên muốn cải thiện cho các con.
"Mâm cơm sáng mùng 1 dọn lên, ngoài bánh chưng, năm đó nhà tôi có thêm đĩa thịt gà. Cứ tưởng các con sẽ hò reo hạnh phúc rồi tranh giành món ăn xa xỉ này nhưng chúng lại nhường nhau đến bất ngờ. Đứa nào cũng bảo không thích ăn…", bà Bẩy nghẹn ngào.
Sau này, khi các con khôn lớn trưởng thành, kinh tế nhà bà Bẩy cũng đã khá hơn, 2 trong số 6 đứa con của bà lại qua đời.
Ngày Tết, nhớ về các con và nhớ về những ngày đói kém, thèm bánh chưng như thèm món ăn xa xỉ, bà Bẩy thường gói 100 chiếc. Sau đó, bà chia đều cho các con.
"Tuy nhiên, có thể vì cuộc sống đã quá đủ đầy nên món ăn này cũng không còn được chờ mong như nhiều năm về trước nữa...", người đàn bà này nói.
“Càng về già, những người như chúng tôi lại càng sống bằng hoài niệm”- ông Phạm Ngọc Giao bắt đầu câu chuyện về cái Tết của gia đình mình trong những năm 40, 50……
" alt=""/>Chuyện nghẹn ngào phía sau tấm áo mới mẹ nghèo tặng con ngày TếtQuý bà chuyên 'đánh gục' trai trẻ sập bẫy tình đau đớn
Nửa đêm, cô dâu gào khóc bỏ chạy khỏi phòng tân hôn
Hai đại gia Nam Định khẩu chiến, tuyên bố hủy ngày cưới con
'Sự cố' trong phòng ngủ khiến đôi vợ chồng cầu cứu bác sĩ nam khoa
Ở tuổi 22 tràn đầy nhiệt huyết và hoài bão với công việc ổn định thì chàng trai Nguyễn Văn Lưu (SN 1994, quê gốc Bình Định) không may bị tai nạn giao thông và vĩnh viễn mất đi chân trái.
Không chịu đầu hàng trước số phận, sau khi xuất viện, anh Lưu trở lại với công việc và theo đuổi những ước mơ của riêng mình. Hai năm sau vụ tai nạn kinh hoàng, chàng trai đất võ Bình Định theo học nghề xăm hình nghệ thuật ở Vĩnh Phúc.
Tại đây, anh gặp và giúp đỡ cụ ông cô đơn, bệnh tật không có gia đình, người thân bên cạnh. Hình ảnh người đàn ông khốn khổ nằm giữa không gian rác thải, lòng anh bất chợt dấy lên niềm xót xa khó tả. Anh nghĩ không biết liệu mai này mình có rơi vào hoàn cảnh tội nghiệp như vậy không?
![]() |
Cụ Tiến sống một mình trong căn nhà tình nghĩa, không ai chăm sóc. Anh Lưu đã quyết định giúp đỡ cụ. |
"Nhìn cảnh cụ nằm đó, bất lực, yếu ớt tôi đã bật khóc. Tôi nghĩ về bản thân mình cách đây 2 năm: cô đơn, mất một chân, nằm một chỗ.
Cảm giác giống như lúc vừa bị cưa chân được đẩy ra khỏi phòng mổ và nằm khóc một mình. Khi ấy mọi thứ đều tối tăm, mịt mù, không biết tháng ngày sau này tôi phải sống tiếp ra sao.
Từ những suy nghĩ đó, tôi quyết tâm qua chăm sóc, hàng ngày cho cụ ăn uống, thay quần áo như người thân của mình”, Nguyễn Lưu kể.
Được biết cụ ông tên là Nguyễn Văn Tiến (90 tuổi) đang sống một mình trong căn nhà tình nghĩa do địa phương xây tặng tại TP Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).
![]() |
Anh Lưu chăm sóc cụ Tiến như người ruột thịt. |
Chia sẻ về tình trạng cụ ông, anh Lưu cho biết: “Cụ bị lẫn nên hay nóng giận, chửi mắng người khác. Ban đầu hàng xóm nhiệt tình sang giúp nhưng lâu dần thưa thớt hơn. Cụ cũng không chịu vào viện dưỡng lão, chỉ nằm im một chỗ, ai thương tình thì mang đồ ăn sang cho”.
Anh Lưu chia sẻ thêm, nhà cụ không có đường dây điện, nhà vệ sinh bị hỏng nhiều năm nay, không sử dụng được. Cụ Tiến chủ yếu đại, tiểu tiện tại chỗ nên căn nhà lúc nào cũng bốc mùi nồng nặc.
Khi đến cụ Tiến hay mắng, đuổi anh đi vì sợ người lạ mặt ăn cắp đồ nhưng sau thấy chàng trai tốt bụng, giúp đỡ mình, cụ mới yên tâm để anh làm.
![]() |
Hàng ngày anh Lưu sang thay quần áo, mua đồ cho cụ Tiến ăn. |
Chàng trai Bình Định tự tay dọn dẹp rác, vệ sinh căn nhà cho sạch sẽ, khang trang. Ngoài ra, anh sắm thêm vài bộ quần áo mới, ít chăn ga gối đệm cho ông dùng trong mùa đông.
"Tôi chỉ lo, vài ngày nữa kết thúc khóa học, mình phải quay về Bình Định, cụ lại không có ai nương tựa. Thực sự tôi rất buồn. Cụ ông có cô cháu gái nhưng ở xa quá. Hi vọng, tôi đi rồi vẫn có nhiều người quan tâm cụ như mình.
Tiền mọi người quyên góp gần đây, tôi gửi lại cho bác gái gần nhà giúp cụ mua đồ ăn uống. Còn dọn dẹp, vệ sinh chắc không có ai, cụ sẽ phải tự làm", Anh Lưu bộc bạch.
![]() |
Sau vụ tai nạn, chàng trai Bình Định vĩnh viễn mất chân trái nhưng vượt lên số phận, anh đã mang trái tim nhân hậu của mình dành tặng cuộc đời. |
Ngược dòng về quá khứ, anh Lưu chợt trầm xuống, đôi mắt đỏ hoe, nhớ lại: “Năm đó, tôi bị chiếc xe ô tô 7 chỗ cán vào. Tôi nhập viện trong tình trạng khá nguy kịch, mất máu cấp.
Các bác sĩ yêu cầu tiến hành phẫu thuật gấp để cắt bỏ phần chân trái bị cán nát. Với một người trẻ tuổi, quyết định đó không hề dễ dàng gì.
Nhưng nếu không cưa chân, tính mạng cũng không giữ được. Giữa tình thế cấp bách tôi chấp nhận mất đi một bên chân để có thể tiếp tục sống”.
Tháng ngày ấy, nằm trong bệnh viện, mùi thuốc sát khuẩn, tiếng máy móc và màu sắc trắng xóa luôn bủa vậy khiến chàng thanh niên tưởng chừng như gục ngã. Đang là người khỏe mạnh, lành lặn, bỗng chốc anh phải nằm một chỗ, mọi sinh hoạt phụ thuộc vào người khác.
Mẹ anh nhìn con trai, lòng đau thắt ruột gan, bao nhiêu năm chắt chiu, dành dụm nuôi con khôn lớn những mong con có tương lai rộng mở nhưng mọi thứ đều tan biến chỉ sau một đêm.
Suốt từ ngày tai nạn, anh gần như thức trắng, cứ nhắm mắt lại là ký ức khủng khiếp lại tràn về. Muốn khóc nhưng không dám vì sợ bố mẹ đau lòng, suy nghĩ.
“Một từ "Đau" hay trăm ngàn từ "Đau" cũng không diễn tả được sự đau đớn cùng cực trong lòng tôi khi ấy. Đó có lẽ là giây phút tối tăm nhất cuộc đời” tôi.
Nhìn chiếc chân tật nguyền băng kín, cụt đến mỏm đầu gối cộng thêm những mũi tiêm truyền đau đớn, vết thương nhức buốt, có lúc tôi định buông xuôi.
Thế nhưng nhìn gia đình, bạn bè ngày ngày nỗ lực bên cạnh, động viên. Mái tóc bố mẹ bạc nhiều hơn, tôi tự nhủ bản thân phải nỗ lực cố gắng vươn lên ”, Nguyễn Lưu nói tiếp.
Vượt qua nỗi đau, Nguyễn Lưu tự tập đi lại, sống lạc quan, để bản thân không trở thành gánh nặng cho gia đình. Anh mang trái tim nhân hậu của mình dành tặng cuộc đời và viết nên những câu chuyện cổ tích giữa đời thường.
![]() |
Anh thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện. |
“Đôi khi mệt mỏi quá, tôi muốn gọi cho mẹ, nói với mẹ rằng mình kiệt sức, muốn về bên mẹ nhưng nghĩ tới nỗi khổ bố mẹ đã chịu đựng vì mình tôi lại cứng rắn, cố gắng quên đi”, đưa tay gạt nước mắt, Nguyễn Lưu tâm sự.
Gửi con 3 tuổi theo chiến dịch Babylift, 43 năm sau người mẹ Sài Gòn mang nỗi ân hận khôn nguôi khi không thể có tin tức về con. Bà đã dành phần đời còn lại của mình chỉ mong được gặp con gái thêm một lần nữa...
" alt=""/>Chàng trai Bình Định cụt chân bế bồng, lau dọn cho cụ già xa lạ![]() |
"Bố mẹ" và búp bê Kumanthong. Ảnh: Bangkok Post |
Ban đầu, nhiều người dân Thái Lan đều quan niệm loại búp bê này được yểm bùa sẽ mang lại may mắn nếu đi đâu cũng mang theo chúng.
Tuy nhiên, cảnh sát Thái Lan cho rằng, chúng là công cụ hoàn hảo để tội phạm cất giấu ma túy. Cụ thể, cảnh sát nước này đã thu giữ 200 viên ma túy đá giấu kín trong người một con búp bê ở sân bay quốc tế Chiang Mai.
Hiện nay, chính phủ Thái đã cấm Kumanthong được lưu thông trên thị trường. Tuy nhiên, loại búp bê này đang được một bộ phận giới trẻ Việt ưa chuộng.
Những con búp bê vô tri vô giác được cho ăn uống, tắm rửa, mặc quần áo đẹp và được người nuôi cưng như con. Nhiều người còn cho rằng, nuôi búp bê Kumanthong sẽ gặp may mắn và tài lộc vì chúng đã được yểm bùa.
Một vài ý kiến khác thì cho rằng, nuôi Kumanthong sẽ giúp người nuôi thực hiện các ý đồ xấu như hại người khác…
Theo Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, quan niệm trên hoàn toàn sai lầm, đi ngược với những giá trị tốt đẹp của cuộc sống và là một hình thức để người xấu lợi dụng.
Hơn nữa, việc cho rằng Kumanthong giống như các thai nhi và tận dụng nó để làm các việc bất chính là một tội ác. “Các thai nhi chưa được chào đời bị tước đi mạng sống đã rất thiệt thòi, chúng ta đừng vì lòng ích kỷ, những mê tín mông muội mà làm xấu thêm chuyện đã đau lòng”, Tiến sĩ Khanh nói.
Ông cũng cho rằng, trong Phật giáo không có chuyện yểm bùa. Quan niệm yểm bùa trong búp bê chỉ là những điều thiếu căn cứ, nếu chúng ta nghe và làm theo sẽ tạo điều kiện cho các thành phần kinh doanh bất chính hưởng lợi.
Đồng tính với ý kiến trên, Giáo sư Vũ Gia Hiền, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Văn hóa - Du lịch, cũng cho rằng, việc nuôi búp bê Kumanthong rất nguy hiểm, không có giá trị trong cuộc sống.
Những người nuôi và tin vào những điều không có thật trong thực tế là do trình độ, nhận thức kém.
Năm 2016, trào lưu chăm bẵm những con búp bê như người thật của người Thái Lan khiến một hãng hàng không nảy ra một ý tưởng kỳ dị.
" alt=""/>Nuôi búp bê Kumanthong để cầu may: Sai lầm tai hại