VNPT đã tập trung vào xây dựng nhiều bài toán về cách mạng 4.0 như bài toán AI về thị giác, công nghệ nhận dạng quang, xử lý ngôn ngữ tự nhiên NLP, dữ liệu lớn BigData, IoT, Blockchain.... được ứng dụng trong các sản phẩm cung cấp cho khách hàng.
Với tác động mạnh mẽ trên mọi lĩnh vực, cụm từ cách mạng công nghiệp 4.0 được liên tục nhắc tới trong các hội thảo, hội nghị trong nước cũng như các chỉ đạo của Chính phủ, bộ, ngành, địa phương trong thời gian qua. Là một doanh nghiệp công nghệ lớn, để đón đầu cuộc cách mạng này, Tập đoàn VNPT đã sớm bắt tay vào nghiên cứu, đầu tư và hiện đã làm chủ các công nghệ cốt lõi của cách mạng 4.0 như AI, IoT, Blockchain....
VNPT cho biết, các công nghệ này đã được ứng dụng trong các sản phẩm nội bộ của VNPT và nhiều giải pháp công nghệ thông tin mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng.
Được nhiều người biết đến nhất hiện nay có lẽ là nền tảng IoT Smart Connected Platform (SCP) mà VNPT tự phát triển. SCP đang được sử dụng rộng rãi trong các giải pháp về nông nghiệp thông minh, giao thông thông minh, ngôi nhà thông minh... mà VNPT đang cung cấp cho khách hàng. Với những ưu điểm nổi bật về tính năng, hiệu quả, SCP đã vượt qua nhiều đối thủ tên tuổi trong ngành công nghệ khu vực như: M800 Limited (Hồng Kông), Telkom (Indonesia), MATRIXX Software (Hoa Kỳ), Ooredoo (Myanmar)… để giành Cúp Vàng ở hạng mục Đổi mới sáng tạo trong Phát triển công nghệ thuộc lĩnh vực Công nghiệp viễn thông của Giải thưởng Stevie Châu Á - Thái Bình Dương năm 2018.
" alt=""/>VNPT tuyên bố làm chủ công nghệ lõi của cách mạng 4.0Các doanh nghiệp kiến nghị Chính phủ đề xuất với Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm ưu tiên thực hiện nội dung quy định về giảm thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực công nghệ cao để tăng niềm tin, thúc đẩy phát triển cộng đồng doanh nghiệp công nghệ (Ảnh minh họa: Internet).
Tại hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 1/2019 của Bộ TT&TT được tổ chức hôm qua, ngày 13/2, ông Nguyễn Thế Tân, Tổng giám đốc Công ty cổ phần VCCorp đã đề nghị Bộ TT&TT làm việc với Bộ Tài chính để quy định về giảm thuế thu nhập cá nhân cho nhân lực công nghệ cao làm việc tại các doanh nghiệp công nghệ được áp dụng. “Nhà nước đã có chủ trương về vấn đề này nhưng chưa có những văn bản hướng dẫn cụ thể nên chính sách chưa được triển khai trong thực tế”, ông Nguyễn Thế Tân nói.
Kiến nghị này nhiều lần được đại diện lãnh đạo Hiệp hội nghề nghiệp về CNTT, đại diện Sở TT&TT cũng như lãnh đạo doanh nghiệp công nghệ đưa ra trong các diễn đàn, hội thảo của ngành thời gian vừa qua.
Cụ thể, vào cuối tháng 1/2019, tại hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Nghị định 154/2013/NĐ-CP quy định về khu CNTT tập trung và 4 năm triển khai “Quy hoạch tổng thể phát triển khu CNTT tập trung đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025” được Bộ TT&TT tổ chức ở Hà Nội, đề xuất, kiến nghị liên quan đến chính sách ưu đãi thuế với doanh nghiệp, nhân lực ngành CNTT theo quy định tại Nghị quyết 41 cùng được đại diện lãnh đạo Sở TT&TT Đà Nẵng và Công viên Phần mềm Quang Trung nêu ra.
Phó Giám đốc Sở TT&TT Đà Nẵng Trần Ngọc Thạch chia sẻ : “Nghị định 41/2016 của Chính phủ đã quy định giảm 50% thuế thu nhập cá nhân cho người làm CNTT nhưng cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa áp dụng được. Chính sách này chưa đi vào thực tế nên vì thế chưa kích cầu phát triển nhân lực CNTT được”. Theo số liệu thống kê của Sở TT&TT Đà Nẵng, hiện nay toàn Thành phố có hơn 1.400 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh chính trong lĩnh vực CNTT, tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, gia công phần mềm; thiết kế vi mạch; tư vấn tích hợp giải pháp, đào tạo, kinh doanh dịch vụ CNTT… với tổng số trên 25.000 lao động.
" alt=""/>Doanh nghiệp CNTT vẫn “ngóng” chính sách ưu đãi thuế và nhân lựcÁp thuế 0% với linh kiện ô tô nhập khẩu
Từ năm 2018, linh kiện ô tô nhập khẩu sẽ được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0%, xe ô tô đã sử dụng từ 9 chỗ trở xuống áp thuế nhập khẩu tuyệt đối 10.000 USD/xe là nội dung được quy định tại Nghị định số 125/2017 của Chính phủ.
Để được áp dụng thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi 0% với linh kiện ô tô nhập khẩu, doanh nghiệp phải cam kết sản xuất, lắp ráp xe ô tô đáp ứng tiêu chuẩn khí thải từ mức 4 và đạt đủ sản lượng theo quy định; linh kiện nhập khẩu phải thuộc loại trong nước chưa sản xuất được…
Trường hợp doanh nghiệp đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên và có số tiền thuế đã nộp đối với số linh kiện ô tô đã nhập khẩu lớn hơn số tiền thuế phải nộp, cơ quan hải quan thực hiện xử lý tiền thuế nộp thừa cho doanh nghiệp theo quy định của Luật Quản lý thuế.
Nghị định có hiệu lực từ ngày 01/01/2018.
" alt=""/>Từ 1/1/2018, thuế linh kiện ô tô nhập khẩu chính thức về 0%