![]() |
Facebook, Twitter là các công ty hưởng lợi nhất nếu Mỹ cấm TikTok. Ảnh: @YFM/Twitter. |
Vào ngày 10/6, tất cả nhân viên Amazon bất ngờ được yêu cầu xóa TikTok ngay lập tức để tránh rủi ro bảo mật. Thế nhưng vài giờ sau, Amazon đã xóa thông báo ấy với lý do "gửi nhầm".
Chưa rõ lý do Amazon yêu cầu nhân viên xóa TikTok. Theo Business Insider, điều đó phản ánh sự nghi ngờ trong quy định của Mỹ đối với các hãng công nghệ Trung Quốc - thứ đang được các hãng khai thác nhằm che đi sự mập mờ về các quy định, chính sách của họ.
Thời gian qua, các hãng công nghệ lớn như Facebook, Google, Amazon đã nhận rất nhiều sự quan tâm từ người dùng, giới truyền thông và chính phủ Mỹ sau hàng loạt bê bối liên quan đến quyền riêng tư và kiểm duyệt nội dung. Mối quan tâm ngày càng cao khi quy mô, sự chi phối của các công ty ngày càng lớn.
Họ đang đối mặt với áp lực đến từ nhiều phía, từ yêu cầu cải cách luật kiểm duyệt nội dung trực tuyến đến tái cơ cấu công ty để chống độc quyền.
Với những động thái của chính quyền Tổng thống Donald Trump về vấn đề Trung Quốc, các hãng công nghệ đã tận dụng nó để bảo vệ quan điểm của họ.
Ví dụ, CEO Facebook, Mark Zuckerberg từng phát biểu về quyền tự do bày tỏ (free expression) hồi tháng 10/2019. Zuckerberg cho rằng Trung Quốc đang tạo ra mạng Internet của riêng họ với những giá trị rất khác, và đang "xuất khẩu" tầm nhìn đó ra thế giới.
Tại những nước ngoài Trung Quốc, Internet được hình thành phần lớn dựa trên nền tảng của Mỹ, với giá trị cốt lõi là tự do bày tỏ. Zuckerberg nói rằng nếu 10 năm trước, gần như mọi nền tảng phổ biến trên Internet là của Mỹ thì bây giờ, 6/10 nền tảng hàng đầu lại đến từ Trung Quốc.
![]() |
CEO Facebook, Mark Zuckerberg cho rằng Internet của Trung Quốc có giá trị rất khác so với Internet của Mỹ. Ảnh: Getty Images. |
"Chúng ta bắt gặp các nền tảng ấy trên mạng xã hội. Trong khi dịch vụ của chúng tôi (như WhatsApp) được dùng bởi các nhà hoạt động, nhóm biểu tình ở khắp nơi do tính bảo mật và quyền riêng tư thì trên TikTok, những nội dung liên quan đến các cuộc biểu tình bị kiểm duyệt, kể cả ở Mỹ. Liệu đó có phải Internet mà chúng ta muốn?", CEO Facebook đặt câu hỏi.
Zuckerberg đã so sánh Internet hiện nay như cuộc xung đột giữa các nền văn minh hiện đại. Bây giờ, việc "chĩa mũi dùi" vào TikTok có thể mang về lợi thế cho các công ty công nghệ Mỹ, trong đó có Facebook.
Bản thân ông Trump, người luôn chỉ trích Huawei giờ đã chuyển hướng sang TikTok. Một số nguồn tin cho rằng Nhà Trắng đang lên kế hoạch cấm ứng dụng này tại Mỹ vì lo ngại an ninh. Sau khi Amazon yêu cầu nhân viên gỡ TikTok, Thượng nghị sĩ đảng Cộng hòa Josh Hawley viết rằng "toàn bộ chính phủ liên bang nên áp dụng theo".
Dù Amazon đã thu hồi yêu cầu, ít nhất một công ty lớn của Mỹ đã thực sự cấm nhân viên sử dụng TikTok là Wells Fargo (công ty cung cấp dịch vụ tài chính).
Nếu chính phủ Mỹ cấm các ứng dụng nước ngoài như TikTok của Trung Quốc, các tập đoàn Mỹ rõ ràng được hưởng lợi nhiều nhất bởi sự cạnh tranh sẽ giảm đi rất nhiều.
(Theo Zing)
TikTok là ứng dụng Trung Quốc đầu tiên thành công trên thị trường toàn cầu. Tuy nhiên, sức hút điên rồ của TikTok cũng khiến nó phải đối mặt với vô số thách thức.
" alt=""/>Facebook, Twitter là các công ty hưởng lợi nhất nếu Mỹ cấm TikTok.![]() |
Việc bị lấn chiếm hết không gian và tiện ích khiến khu nhà tái định cư Trung Hòa - Nhân Chính nhếch nhác. Ảnh: Phương Anh |
Cuộc sống nơi “ốc đảo”
Hoàn thành dự án và bàn giao 3 tòa nhà, với gần 900 căn hộ từ cuối năm 2012, dự án nhà ở thu nhập thấp Kiến Hưng (quận Hà Đông) do CTCP Đầu tư và Xây dựng Xuân Mai làm chủ đầu tư từng là hình mẫu về nhà ở xã hội tại Hà Nội. Các cư dân dự án này từng phải vất vả trải qua nhiều vòng “tuyển” với tỷ lệ chọi khá lớn mới mua được căn hộ tại đây. Thế nhưng, sau gần 6 năm đưa vào khai thác, hàng nghìn cư dân đã chuyển về sinh sống, khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng vẫn là một “ốc đảo”, với nhiều cái “không”.
Cụ thể, khu nhà ở này vẫn nằm giữa khu đất, chưa có sự kết nối với khu dân cư, khiến việc đi lại của cư dân gặp nhiều khó khăn. Các hạ tầng xã hội thiết yếu như trường học, trung tâm y tế, chợ, khu vui chơi vẫn chưa có, nên từ nhiều năm nay, người dân sống tại đây vẫn phải sử dụng ké các hạ tầng xã hội của khu dân cư trên địa bàn.
Thiếu hạ tầng dịch vụ, một số dịch vụ tự phát như chợ tạm, quán giải khát mọc lên và không có sự quản lý, khiến khu nhà thu nhập thấp Kiến Hưng càng trở nên nhếch nhác.
Bà Mão, một chủ căn hộ sống tại tòa 19T5, Khu đô thị Kiến Hưng cho biết, cư dân đã có nhiều kiến nghị đến chính quyền, chủ đầu tư để hoàn thiện các tiện ích và hạ tầng cho Khu đô thị, nhưng chưa được đáp ứng.
Sau gần 6 năm sống thiếu thốn, bà Mão cho biết, đa số người dân đã phải buộc phải làm quen với các tiện ích nghèo nàn, vì có kêu mãi cũng không được.
Không chỉ dự án nhà ở xã hội, người dân mới phải chịu cảnh sống khó khăn do bị "cô lập", thiếu tiện ích, hạ tầng, mà tại Hà Nội, một số dự án nhà thương mại giá rẻ khác sau khi bàn giao nhà cho khách hàng xong, chủ đầu tư cũng “đem con bỏ chợ”. Đơn cử như Dự án Thăng Long Victory.
Một cư dân sinh sống tại tòa T1, Dự án Thăng Long Victory, Khu đô thị Nam An Khánh (huyện Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, nhận bàn giao căn hộ từ trước Tết Nguyên đán 2016. Tuy nhiên, dù được quảng cáo là tổ hợp với nhiều tiện ích, nhưng tòa chung cư T1 vẫn chỉ là một nơi để "chui ra, chui vào", chứ không phải một nơi đáng sống. Bởi các tiện ích thiết yếu như trường học, y tế, chợ, hoạt động vui chơi…, cư dân vẫn phải sử dụng nhờ khu dân cư lân cận.
Sống ở trung tâm vẫn… thiếu thốn
Không chỉ ngoài trung tâm, cư dân sống trong các dự án nhà tái định cư và nhà thương mại giá rẻ ở trung tâm Thành phố cũng phải chấp nhận cảnh sống thiếu thốn đủ thứ tiện ích.
Một cư dân sống tại Khu nhà tái định cư N3B, Khu đô thị Trung Hòa - Nhân Chính cho biết, dù biết khu nhà này có chất lượng thấp, không có nhiều dịch vụ, nhưng do gần trung tâm, nên từng có sức hút với nhiều người.
Tuy nhiên, theo quan sát của Đầu tư Bất động sản, dù khu nhà tái định cư Trung Hòa nằm ngay khu trung tâm quận Cầu Giấy, chỉ cách các tòa cao cấp như Mandarin Garden, N04, N05, 24T, 34T một con đường, nhưng cuộc sống và sinh hoạt của cư dân khu tái định cư và của các chung cư lân cận là hoàn toàn khác nhau. Tại đây, không gian và các tiện ích của dự án đều bị chiếm dụng, khiến cư dân sống tại đây phải chấp nhận sống… nghèo!
Cụ thể, hiện hầu hết mặt bằng tầng 1 các tòa nhà trong khu nhà tái định cư đều đã được Ban quản lý cơi nới cho thuê kinh doanh. Trong khi đó, nhiều hộ dân có điều kiện đã chuyển nhà và cho thuê lại căn hộ làm văn phòng, khiến phần lớn sân chơi, vỉa hè dự án bị biến thành bãi gửi xe. Trong khi hệ thống thang máy thường xuyên hỏng hóc vì quá tải.
Theo Báo Đầu tư Bất động sản
Nhà tái định cư: Tiền nào, của nấy!" alt=""/>Nhà giá rẻ Hà Nội và nỗi khổ của người ít tiền