Những chiếc máy in này thường do bộ phận mua sắm nội bộ trang bị và hầu hết không nằm trong kế hoạch củng cố an ninh bảo mật doanh nghiệp. Và vì thế, việc xây dựng chiến lược an ninh thông tin doanh nghiệp vẫn chưa thể coi là toàn diện.
Khảo sát của IDC cũng cho thấy 53,6% doanh nghiệp tại khu vực châu Á – TBD không bao gồm Nhật Bản (APEJ) đánh giá tầm quan trọng của việc xây dựng một chiến lược an ninh CNTT toàn diện là dưới mức trung bình. Việc không đưa bảo mật máy in vào chiến lược tổng thể thực tế là một quan điểm chủ quan mà không sớm thì muộn doanh nghiệp sẽ hứng chịu tổn thất.
Xét về chức năng hoạt động, máy in không khác gì một chiếc máy tính hoặc thiết bị đầu cuối trong mạng doanh nghiệp. Máy in cũng có hệ điều hành, bộ nhớ, ổ cứng, kết nối mạng, đảm nhận chức năng chia sẻ chung nhưng lại không được bảo vệ chu đáo. Máy in đang là mục tiêu của rất nhiều loại hình tấn công từ bên ngoài. Nó có thể bị tấn công qua BIOS và firmware. Tin tặc có thể cài cắm mã ẩn vào tác vụ in ấn, đồng thời đánh cắp thông tin từ các tác vụ in ấn thông qua mạng.
![]() |
Bít lỗ hổng máy in trong doanh nghiệp số
" alt=""/>Lỗ hổng ít ngờ tới trong hệ thống mạng doanh nghiệpChip càng mạnh càng “xịn”
Thông số tiếp theo cần quan tâm là vi xử lý. Nguyên tắc nhất quán là vi xử lý càng mạnh thì hiệu năng TV càng tốt.
Điểm dễ nhận thấy nhất khi smartTV có vi xử lý mạnh là tốc độ chuyển đổi giữa các ứng dụng rất nhanh, không có hiện tượng giật lắc, hoặc khi sử dụng chức năng đa màn hình rất hiệu quả.
Cũng như RAM, tốc độ của vi xử lý đã tăng mạnh trong thời gian qua. Bạn nên chọn chiếc smartTV tối thiểu có vi xử lý 4 nhân.
Dòng TV 4K của Samsung đa phần có chip 4 nhân nhưng nếu có thể bỏ ra 4.999USD, bạn có thể tậu về chiếc Class JS9000 55-inch có chip 8 nhân.
Ở phân khúc rẻ hơn, mẫu smartTV VIZIO D55u-D1 (726USD) có thể là lựa chọn tốt vì được trang bị chip 6 nhân (2 vi xử lý).
Kết nối càng nhiều càng tốt
Các kết nối trên smartTV cũng rất quan trọng, nhất là khi bạn có nhiều thiết bị trong nhà, chẳng hạn máy chơi game (game console), phát đa phương tiện, đầu thu tín hiệu cáp, đầu DVD, hay thậm chí cả laptop.
Tùy từng nhu cầu cụ thể, bạn nên chọn chiếc smartTV có thể đáp ứng đủ số lượng cổng cắm cần dùng tới. Thông thường, cổng HDMI là cần thiết nhất bởi hầu hết thiết bị hiện nay đều sử dụng cổng này.
Tiếp tới là cổng USB để cắm thẻ USB hoặc kết nối với các thiết bị đa phương tiện khác. Khe đọc thẻ SD cũng có thể hữu ích vì hầu hết máy ảnh hoặc máy quay số hiện nay đều dùng thẻ SD.
Những kết nối khác tuy đã cũ, như component hoặc composite, nhưng vẫn còn hữu ích cho các thiết bị không hỗ trợ HD kiểu như máy chơi game Nintendo Wii.
![]() |
Mua smartTV cần chọn các kết nối hữu ích. |
Chọn hệ điều hành thông dụng
Hầu hết smartTV hiện nay đều có hệ điều hành riêng. Đó có thể là Roku, Android TV, Firefox OS, Tizen OS, hay WebOS.
Với Roku, giao diện sử dụng khá đơn giản. Nó có chức năng tìm kiếm tổng quát, cho phép người dùng tìm chương trình truyền hình hoặc phim truyện từ bất cứ ứng dụng nào.
Trong khi đó, Android TV khá thông dụng. Những người hay chơi game rất thích hệ điều hành này. Họ có thể chơi bất cứ game nào trên Google Play Store.
Firefox OS thực chất đã “chết”. Hiện chỉ vài mẫu smartTV cũ của Panasonic dùng hệ điều hành này. Khá rủi ro nếu bạn mua smartTV chạy Firefox OS.
Với Tizen OS, hiện chỉ có Samsung sử dụng. Các mẫu TV mới của Samsung trong năm 2017 đều dùng Tizen OS. Loại TV này sẽ ghi nhớ các nội dung đã xem và ứng dụng đã mở, để từ đó đưa ra gợi ý tốt nhất cho người dùng.
Cuối cùng là WebOS, được đánh giá là hệ điều hành tốt nhất cho smartTV hiện nay. Các mẫu TV từ năm 2016 trở lại đây chạy WebOS 3.0, trong khi model đời trước dùng WebOS 2.0.
Nếu mua TV 4K thì phải từ 70-inch trở lên mới thấy khác biệt
Màn hình là tính năng quan trọng hàng đầu mà người dùng cần quan tâm. Tuy nhiên, mỗi hãng lại có công nghệ màn riêng nên có thể khiến người dùng nhầm lẫn. Chẳng hạn Samsung có SUHD, Sony có Triluminos, Sharp có Spectros...
Dưới ở góc độ người dùng, bạn chỉ cần quan tâm tới hai yếu tố chính: độ phân giải màn hình và chất lượng ảnh.
Năm nay, độ phân giải 4K (còn gọi là UHD) đã trở thành thông dụng. Giá của TV 4K cũng đã giảm sâu, thậm chí xuống dưới 10 triệu đồng tại thị trường Việt Nam.
TV 4K nét gấp 4 lần TV FHD (1080p), nhưng độ nét này chỉ phát huy tác dụng với kích thước màn hình từ 70-inch trở lên.
Trong khi đó, chất lượng ảnh cũng là điều mà người mua nên quan tâm. Mẫu TV có màu đen sâu hơn sẽ cho hình ảnh đẹp hơn.
![]() |
SmartTV hiện đã tiến tới công nghệ lượng tử. |
Các tính năng hỗ trợ
Tất nhiên, một chiếc smartTV không chỉ bao gồm các tính năng trên. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà người dùng còn quan tâm tới các tính năng khác, chẳng hạn màn hình cong (đang khá phổ biến), tính năng 3D, điều khiển bằng giọng nói, điều khiển thông minh, hỗ trợ truyền hình ảnh từ thiết bị đi động lên TV, lướt web, hoặc màn hình kép.
Những chiếc TV màn hình cong có thể không mang lại trải nghiệm xem tốt hơn nhưng lại trông khá thời thượng khi đặt trong phòng khách.
TV 3D một thời rầm rộ nhưng do không đáp ứng được nhu cầu người dùng nên đang lắng xuống. Các mẫu H Series của Samsung, W LED của Sony, LB Series của LG và AS của Panasonic đều có tính năng 3D.
Một số mẫu TV thông minh khác được trang bị điều khiển rảnh tay bằng giọng nói, điều khiển bằng cử chỉ, hoặc sành điệu khi chia màn hình TV làm hai – một nửa chơi game, một nửa lướt Facebook.
" alt=""/>Kinh nghiệm mua smartTV không bị hớHội thảo quản trị tháng 4/2018 với chủ đề “Mật mã BFR Bài học từ đất nước Malaysia” vừa được Viện Quản trị Kinh doanh FSB - Đại học FPT tổ chức tại Hà Nội. Hội thảo quản trị là hoạt động được tổ chức định kỳ hàng tháng với mục đích tạo cơ hội cho các học viên MBA, MiniMBA của Viện FSB và các thành viên Cộng đồng Doanh nhân Fbiz gặp gỡ những người thầy lớn, học được những bài học lớn.
Thu hút sự tham gia của hơn 100 nhà quản lý đến từ nhiều doanh nghiệp khách nhau trong cộng đồng doanh nhân F.Biz, hội thảo quản trị tháng 4 của Viện FSB do Chủ tịch FPT Trương Gia Bình làm diễn giả đề cập đến một chủ đề hoàn toàn mới - phương pháp quản trị BFR (Big Fast Results) đã được Malaysia áp dụng thành công.
Chia sẻ về câu chuyện đổi mới của Malaysia - đất nước đang đứng thứ 23 trên thế giới về GCI (chỉ số cạnh tranh toàn cầu) trong khi 9 năm về trước họ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và khủng hoảng. Câu chuyện của ông Bình chia sẻ xoay quanh mật mã “BFR” mà tác giả của nó đã “tiết lộ” với ông trong một chuyến công tác tại Malaysia.
Ông Bình cho hay, 9 năm về trước, khi Malaysia đang rơi vào tình trạng khủng hoảng, dân chúng mất niềm tin, vấn nạn tham nhũng, tắc đường diễn ra liên miên đe dọa sự phát triển của đất nước thì một người bạn của Thủ tướng Malaysia đã hiến kế cho ông. Đó là một kế sách giúp đất nước thay đổi một cách tích cực và nhanh chóng, được gọi tắt là BFR.
“Tất cả chỉ nằm trong một câu hỏi duy nhất “Làm sao để người dân Malaysia được hạnh phúc, vui sướng?”, ông Bình nói. Chỉ có trả lời cho câu hỏi này mới có thể thay đổi được tình hình của đất nước. Trước tiên, để làm được điều này thì rất cần có sự quyết tâm và thống nhất cao độ của người thực hiện. “Chỉ có khát khao và quyết tâm cao để hành động thì mới có thể thành công”, ông Bình khẳng định.
Theo ông Bình, việc đầu tiên mà Chính phủ Malaysia đã làm đó là “định hướng chiến lược”. Họ tập trung vào các chương trình chuyển đổi quốc gia, biến đổi về kinh tế; đảm bảo an toàn, an ninh xã hội để người dân có cuộc sống sung túc, bình yên hơn. Bên cạnh đó, họ còn xử lý tình trạng tắc đường một cách triệt để và xây dựng hệ thống giao thông hiện đại, kết nối các vùng với nhau để rút ngắn khoảng cách địa lý, phát triển giao lưu, thương mại.
Để hiện thực hóa được những chiến lược đó, Chính phủ Malaysia đã lên kế hoạch một cách chi tiết và cụ thể. “Bộ hồ sơ chuẩn bị cho chiến dịch thay đổi này của Malaysia dài tới hơn 1m”, anh Bình cho biết. Kế hoạch đưa ra càng chi tiết thì tỷ lệ thành công sẽ càng cao. Thực tế chứng minh là Malaysia đã thành công trong công cuộc thay đổi đất nước.
" alt=""/>Chủ tịch FPT mong phương pháp BFR giúp Malaysia thành công được áp dụng tại Việt Nam