Chia sẻ vớiVietNamNet, ông Nguyễn Trung Hà - Trường THCS Tự Nhiên, cho biết, nguyên nhân sự việc là do học sinh chơi trò chơi ‘giác hơi’ và không lường trước được hậu quả khiến bạn bị bỏng lưng.
“Hai học sinh H.và T. làm bỏng lưng bạn học tên M. Ngay sau khi nắm bắt sự việc, tôi đã yêu cầu học sinh làm tường trình. 2 học sinh trên cho biết, trên đường đi học có nhặt được bật lửa gas, sau đó mang tới trường.
Trong giờ ra chơi tiết 2 ngày 17/5, chiếc bình nước (loại 18 lít) ở trường gần hết và hai em mang bật lửa, xì gas vào bình nước và chơi trò ‘giác hơi’. Các em có nói, nghĩ rằng đốt cồn vào bình nén sau đó úp vào lưng sẽ tạo lực hút.
Sau đó, H. và T. bảo M. vén áo ở lưng lên để giác hơi. Học sinh M. làm theo và sau đó 2 học sinh kia để bình nước chéo trên ghế, M. ngồi trên ghế sau đó 2 học sinh bật lửa gas châm vào miệng bình khí gas bùng lên làm lưng em M. bị bỏng.
Các bạn cùng lớp kể lại có nghe thấy tiếng xì và có mùi khét. Tại thời điểm đó, M. kéo áo xuống và giấu không nói với phụ huynh. Khi phụ huynh khác trong lớp kể lại, bố mẹ em M. mới tá hỏa gọi tới nhà trường và đưa con đi viện”, ông Hà kể lại.
Cũng theo ông Hà, sau khi biết sự việc ông cũng đã báo với phía chính quyền địa phương, làm việc với 2 phụ huynh có con làm bỏng lưng em M.
“Phụ huynh học sinh H. và T. cũng đã chủ động được đưa em M. tới bệnh viện bỏng để điều trị và chịu hoàn toàn mọi chi phí ở viện, chỉ mong sao em M. nhanh hồi phục. Hiện sức khỏe M. cũng đã ổn định”, ông Hà nói.
" alt=""/>Hiệu trưởng thông tin vụ nam sinh lớp 9 bị bạn dùng khí gas làm bỏng lưngQuá trình làm việc tại đây, ông phát hiện khi áp dụng Phương pháp Hönow- tối ưu hóa mạng lưới phân phối khí đốt, xảy ra sai số cao. Lúc này, ông Dân quyết định tự học tiếng Nga và nghiên cứu các tài liệu về Đạo hàm Toán học của Liên Xô.
Trong hơn 100 ngày làm việc liên tục, tháng 2/1961, ông tìm ra công thức tính áp lực địa chất phù hợp với điều kiện thực tế của mỏ dầu Đại Khánh. Đây được gọi là Phương pháp Tùng Liêu(Song liao). Nhiều nhà khoa học nhận định, so với trước kia phương pháp này chính xác hơn.
Năm 1963, nhờ thành quả nghiên cứu, ông vươn từ kỹ thuật viên lên kỹ sư và được chuyển sang Viện nghiên cứu công nghệ sản xuất dầu mỏ. Sau đó, ông Dân tiếp tục tìm ra Phương pháp phun lệch tâm, nhằm nâng cao hiệu suất khai thác dầu.
Để mô tả đóng góp của nhà khoa học Vương Đức Dân, truyền thông Trung Quốc cho rằng, là sự đột phá và tiên tiến trong lĩnh vực dầu mỏ. Không kiêu ngạo trước những thành tựu đạt được, ông tiếp tục nâng cao chuyên môn và cùng đồng nghiệp phát triển máy lọc nước Eccentric. Phát minh này của ông đạt Giải Nhì Sáng chế Quốc gia năm 1970.
Năm 1978, ông chuyển đến Cục Quản lý Dầu khí Đại Khánh với tư cách là phó kỹ sư trưởng. Không tiến hành nghiên cứu cá nhân, lúc này, ông cùng đồng đội tập trung vào các đề tài lớn. Với sự cố gắng không ngừng, năm 1983, ông được thăng chức kỹ sư cao cấp. 3 năm sau, ông trở thành kỹ sư trưởng của Cục Quản lý Dầu khí Đại Khánh.
Từ năm 1990 đến nay, khi công ty mỏ dầu Đại Khánh bước vào giai đoạn phát triển, ông Dân từ bỏ vị trí quản lý, để tập trung vào việc nghiên cứu khoa học và giảng dạy tại Đại học Dầu khí Trung Quốc.
Để ghi nhận những đóng góp của nhà khoa học Vương Đức Dân trong suốt 56 năm, ở tuổi 79, tên của ông được đặt cho một tiểu hành tinh. Số quốc tế là 210231, tên chính thức của tiểu hành tinh là "Ngôi sao Vương Đức Dân".
Hiện tại, dù đã nghỉ hưu nhưng ông vẫn làm việc chăm chỉ. Nhà khoa học Vương Đức Dân cho hay, một ngày làm 12 tiếng, một tuần làm đủ 7 ngày. Chia sẻ với CCTV, ông cho biết, vẫn muốn phục vụ thêm cho đất nước. "Dù đã già nhưng tôi vẫn cống hiến hết mình cho quê hương, dũng cảm leo lên đỉnh cao của công nghệ dầu mỏ".
Thời gian qua, ông tiếp tục nhận được sự quan tâm của truyền thông Trung Quốc vì vẻ ngoài điển trai. Ông được ví là 'Ngô Ngạn Tổ của giới tri thức'. Để đáp lại sự quan tâm của mọi người, ông Dân cho biết, bản thân là kỹ sư nghiên cứu dầu khí. "Khi nhắc đến tôi, mọi người hãy nói nhiều hơn về khoa học".
Ông Vương Đức Dân là nhà khoa học dầu khí nổi tiếng Trung Quốc. Ông có nhiều đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp dầu khí quốc gia. Ông được biết đến với những nghiên cứu tiên phong về phương pháp khai thác dầu khí hiệu quả, góp phần nâng cao tỷ lệ thu hồi dầu mỏ và thúc đẩy sản lượng dầu khí của Trung Quốc.
Dưới đây là một số thành tựu tiêu biểu của ông:
Năm 1978, ông cùng các cộng sự nghiên cứu thành công các công nghệ khai thác dầu khí tiên tiến như: Phương pháp phân phối nước lệch tâm,Phương pháp khai thác dầu theo tầng và Phương pháp thử nghiệm giếng khai thác dầu khí. Thành tựu này giúp ông và nhóm nghiên cứu được trao Giải thưởng Khoa học đại hội toàn quốc.
Năm 1979, ông tiếp tục nghiên cứu và phát triển hệ thống điều khiển sản xuất lệch tâm đa năng cho giếng dầu. Sau đó, ông nhận được Giải Nhì Sáng chế Quốc gia.
Năm 1986, dưới sự hướng dẫn của ông, dự án nghiên cứu Công nghệ khai thác và phát triển mỏ dầu Đại Khánh bằng phương pháp phân phối nước, nhận Giải Đặc biệt Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Năm 1998, ông dẫn dắt nhóm nghiên cứu hoàn thành dự án Công nghệ khai thác dầu mỏ bằng hóa chất - Kỹ thuật đẩy polymer. Thành tựu khoa học đột phá này giúp dự án nhận Giải Nhất Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Năm 2005, ông nghiên cứu thành côngCông nghệ khai thác dầu mỏ bằng nhựa composite vànhận về Giải Nhì Sáng chế Quốc gia.
Năm 2009, với những thành tựu trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, ông nhận Giải thưởng Khoa học và Công nghệ Hà Lương và Hà Lợi(He Liang và He Li).
Năm 2017, dự án nghiên cứu Công nghệ và ứng dụng phương pháp đẩy ba nguyên tố làm tăng tỷ lệ thu hồi dầu mỏcủa ông được trao Giải Nhì Khoa học và Công nghệ Quốc gia.
Ngoài thành tựu trên, ông Dân còn nhiều công trình nghiên cứu khoa học giá trị khác. Ông là tấm gương sáng về tinh thần cống hiến, sáng tạo và không ngừng học hỏi cho thế hệ trẻ noi theo.
" alt=""/>Từ chối làm giảng viên tuổi 23, sau 56 năm nhà khoa học vinh danh thế giớiCác công ty AI từng bị kiện vì vấn đề bản quyền. Cụ thể, vào năm ngoái, tờ New York Times đã cáo buộc OpenAI sử dụng những nội dung có bản quyền của tờ báo để đào tạo mô hình của mình mà không được phép. Tờ New York Times đưa ra bằng chứng cả ChatGPT (do OpenAI tạo ra) và Bing Chat (cấp phép GPT từ OpenAI) có khả năng sao chép gần như hoàn toàn một bài báo của New York Times nếu câu lệnh được đưa ra một cách khéo léo.
Phủ nhận cáo buộc, OpenAI phản hồi đó là một trục trặc ngoài ý muốn do tình trạng “nhiễu dữ liệu” chứ không phải cố ý sao chép. Tuy nhiên, phía New York Times phản bác, ngay cả khi đây là một sự vô ý, việc “rò rỉ” nội dung thông qua chatbot AI có thể khiến suy giảm lượng người tìm kiếm và đọc văn bản gốc ở tờ báo, làm tổn hại tới hoạt động kinh doanh.
Vụ việc này phần nào nêu lên những vấn đề hóc búa về vấn đề AI và bản quyền. Ngay cả khi các công ty không cố tình sao chép những nội dung có bản quyền, việc đào tạo các mô hình lớn về dữ liệu quét trên web vẫn có nguy cơ dính phải các nội dung đó. Khi AI sao chép đoạn trích của những nội dung có bản quyền, nguyên văn hoặc ở dạng diễn giải, nó có được tính là vi phạm bản quyền không? Pháp luật xử lý việc cung cấp nội dung có bản quyền một cách vô ý, nhưng có khả năng gây thiệt hại như thế nào?
Sau khi xem xét những sự khác biệt giữa nội dung do con người và do trí tuệ nhân tạo sản xuất, trong một số tình huống tương tự, con người không bị coi là vi phạm trong khi AI dính phải cáo buộc. Ví dụ, trí tuệ nhân tạo tổng hợp nội dung của một cuốn sách và bán nội dung được tóm tắt đó; còn các trang web bán nội dung sách tóm tắt được tạo nên bởi con người. Trong trường hợp này, trí tuệ nhân tạo được tính là vi phạm còn con người thì không. Đây là một trong những thách thức đặt ra cho luật sở hữu trí tuệ.
Hướng giải quyết đã được đặt ra với định hướng cụ thể dành cho 2 loại mô hình AI (lớn và nhỏ).
Các mô hình ngôn ngữ nhỏ gồm hầu hết mô hình AI được đào tạo trên một bộ dữ liệu cụ thể, thường được dùng cho các nhiệm vụ chuyên biệt. Đối với các mô hình này, việc cung cấp đầy đủ quyền lợi cho chủ sở hữu nội dung sẽ giúp đảm bảo lợi ích đôi bên. Cụ thể, việc đảm bảo bản quyền cho những nguồn đào tạo này sẽ khuyến khích người sáng tạo ra nội dung gốc sản xuất nhiều nội dung chất lượng hơn, từ đó nâng cao chất lượng dữ liệu được dùng để đào tạo AI.
Các mô hình ngôn ngữ lớn có thể kể đến như: mô hình của OpenAI, Google, Anthropic, Meta, Mistral; các trình tạo hình ảnh như: Midjourney, Stable Diffusion hoặc DALL-E. Đối với loại mô hình này, cách thức xử lý sẽ phức tạp hơn khi các nhà cầm quyền cần phải cân đo đong đếm phúc lợi chung dựa trên 2 yếu tố: giá trị mà dữ liệu đem lại; và thiệt hại kinh tế đối với chủ sở hữu nội dung. Cơ chế giải quyết “sau” cũng có thể được áp dụng, cho phép những nhà sáng tạo nội dung có thể khởi kiện để đòi lại khoản bồi thường cho thiệt hại kinh tế phải chịu.
Có thể thấy, dù đã có một số định hướng ban đầu, tuy nhiên các chính sách về bản quyền và AI vẫn cần được cân nhắc cẩn thận để tiến tới sự phát triển chung của xã hội.
(Theo cepr.org)
" alt=""/>Các công ty AI dễ gặp kiện tụng vi phạm bản quyền