“Điều còn mãi” là chương trình rất hiếm có
Hình ảnh và thông tin về các nghệ sĩ thính phòng như chị ở Việt Nam khá hiếm. Khi nói về hát thính phòng ở Việt Nam, người ta thường gắn với hình ảnh các ca sĩ nhạc đỏ. Chị thấy sao về điều này?
- Ở Việt Nam thanh nhạc thính phòng chưa được phát triển. Ca sĩ thính phòng cũng chưa khẳng định được tên tuổi của mình thông qua dòng nhạc này. Thời trước có NSND Lê Dung và bố tôi, NSND Doãn Tần. Các thế hệ trước nữa thì rất nhiều, NSND Trung Kiên, NSND Trần Hiếu, NSND Quốc Hương, NSND Mai Khanh, NSƯT Quốc Trụ, NSƯT Diệu Thuý, đây là thế hệ bậc thầy của bố mẹ tôi. Nhưng các vị đó cũng phải đi theo lịch sử khi hát nhiều các tác phẩm nhạc đỏ.
Ở thế hệ tôi, nhạc đỏ là trào lưu rất mạnh với tên tuổi ba anh Trọng Tấn, Đăng Dương, Việt Hoàn. Ba anh ấy đã có công làm cho dòng nhạc này được quay trở lại và được yêu thích, làm cho các thế hệ lớn tuổi sống lại những giai đoạn đó. Việt Nam đang thiếu tác phẩm cho các ca sĩ dòng thính phòng cổ điển. Vì vậy, cái gần nhất chính là các ca khúc nhạc đỏ. Do đó mà người ta hay gắn hát thính phòng cổ điển với nhạc đỏ. Dù đây là hình ảnh không chính xác lắm.
Tôi nghĩ để có được một nền thanh nhạc thính phòng cổ điển Việt Nam thì cần có nhiều tác phẩm hơn nữa để các ca sĩ thể hiện mình. Đây là thực tại chưa được phát triển lắm của dòng nhạc này ở Việt Nam.
Điều tôi cảm thấy yêu thích ở “Điều còn mãi” là quy mô chương trình |
Các tác phẩm mới của dòng thính phòng cổ điển không nhiều. Khi nhắc đến nhạc thính phòng người nghe đều nhớ tới các tác phẩm kinh điển ở thời kỳ trước. Giờ đòi hỏi Việt Nam phải có những tác phẩm mới viết cho dòng này có khó quá không chị?
Thực tế là khó đấy! Nhưng không phải không có. Trước thì rất nhiều người có thể viết được các tác phẩm thính phòng, nhưng do thời cuộc nên họ viết theo hướng khác. Còn ở giai đoạn này có nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng, chồng tôi cũng là người sáng tác rất nhiều tác phẩm thanh nhạc thính phòng.
Những tác phẩm của nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng thì không phải ai cũng hát được vì nó đòi hỏi tính học thuật cao, hơi thở rất legato, nghe như khí nhạc. Tôi nghĩ là nếu có thêm vài nhạc sĩ nữa yêu thanh nhạc thính phòng như anh Trần Mạnh Hùng thì sẽ có nhiều tác phẩm hơn. Như vậy thì ca sĩ của dòng nhạc chúng tôi mới có nhiều sự lựa chọn.
Vậy với hòa nhạc “Điều còn mãi” do báo VietNamNet tổ chức, một chương trình chơi toàn bộ tác phẩm khí nhạc và thanh nhạc Việt Nam, một nghệ sĩ thính phòng như chị nhìn nhận thế nào?
“Điều còn mãi” là chương trình duy nhất sử dụng toàn bộ các tác phẩm của Việt Nam. Đây là điểm rất độc đáo không tìm thấy ở các chương trình khác. Điều tôi cảm thấy yêu thích ở “Điều còn mãi” là quy mô chương trình, và chương trình đã đưa các ca khúc nhạc đỏ về đúng vị trí của nó, được trình diễn một cách nghiêm túc, và hoàn toàn kinh điển.
Ở góc độ khác thì các ca khúc phổ thông cũng được hưởng lợi khi nó xuất hiện dưới hình ảnh khác, được các ca sĩ có tên tuổi và có nghề trình diễn cùng dàn nhạc giao hưởng. Đây là điều rất hiếm có. Không phải chương trình nào cũng có thể làm được điều đó. Nếu có thể thì nên một năm tổ chức 2-3 chương trình như vậy ở nhiều sự kiện khác, không cứ vào dịp 2/9, đó sẽ là những chương trình mang tính định hướng cho khán giả Việt.
Tại sao chị lại nghĩ chúng ta cần nhận rộng lên những chương trình hòa nhạc như “Điều còn mãi”?
- Âm nhạc hay bất cứ một môn nghệ thuật nào cũng có tính giáo dục. Vì sao bạn yêu âm nhạc dân gian? Vì từ nhỏ, khi sinh ra bạn đã được những người phụ nữ xung quanh hát cho vài câu dân ca. Và sự quen thuộc đó nó theo bạn cho đến khi trưởng thành. Nên khi nghe những giai điệu đó bạn dễ dàng tiếp nhận. Tôi nghĩ âm nhạc cổ điển cũng vậy. Làm sao để người ta cảm thấy yêu âm nhạc cổ điển? Chỉ bằng cách để dòng nhạc này vang lên hàng ngày, người ta được nghe hàng ngày. Âm nhạc cách mạng có được vị trí như ngày hôm nay cũng nhờ được vang lên hàng ngày.
Âm nhạc Việt nên có bản sắc riêng
Nhưng nhiều ý kiến băn khoăn không biết tầm vóc của các tác phẩm thanh nhạc thính phòng Việt Nam có đủ tính học thuật để các nghệ sĩ thính phòng như chị sử dụng để thể hiện mình hay không?
- Trên thế giới có hàng trăm tác phẩm thanh nhạc thính phòng cổ điển nổi tiếng được lưu lại cho đến tận ngày nay mà các ca sĩ vẫn hát. Chúng gắn liền với những tên tuổi lớn của nhạc cổ điển thế giới.
Còn nói về những tác phẩm thính phòng cổ điển Việt Nam mới viết, nếu để xếp hạng thì chúng không thể có vị trí như các tác phẩm trên thế giới được. Nhưng tôi nghĩ chúng ta có thể hy vọng. Đã có một số ca khúc phổ thông của Việt Nam vượt ra khỏi biên giới. Như một số ca khúc của nhạc sỹ Trịnh Công Sơn rất được yêu thích ở Nhật, họ dịch hoàn toàn sang tiếng Nhật để hát chứ không hát bằng tiếng Việt Nam. Nói vậy để thấy âm nhạc không có rào cản nếu có giá trị riêng. Quan trọng âm nhạc của chúng ta phải có bản sắc.
Tôi nghĩ âm nhạc Việt Nam nói chung và thanh nhạc nói riêng nên đi theo hướng có bản sắc riêng |
Tại sao chị lại nhắc đến cụm từ bản sắc trong âm nhạc, nhất là với một nghệ sĩ nhạc thính phòng như chị? Bởi vốn dĩ nhạc thính phòng là một thứ âm nhạc hàn lâm chuẩn quốc tế, làm gì có bản sắc riêng?
- Tháng trước, tôi đi lưu diễn ở Nga có diễn 11 tác phẩm của Nhạc sỹ Trần Mạnh Hùng theo đơn đặt hàng của một công ty tư nhân tại Việt Nam. Đơn vị này đặt chồng tôi viết một chương trình hòa nhạc trong vòng 60 phút. Anh Hùng đã viết 11 tác phẩm. Đây là chương trình hòa nhạc được viết cho dàn nhạc dân tộc kết hợp với dàn nhạc giao hưởng và dàn nhạc nhẹ.
Anh Hùng sử dụng chất liệu âm nhạc Việt Nam để viết cho dàn nhạc khiến bất kỳ ai cũng có thể nghe được. Khi biểu diễn tại Nga tôi thấy khán giả tiếp nhận và thực sự thích thú với loại hình âm nhạc này.
Tôi nghĩ âm nhạc Việt Nam nói chung và thanh nhạc nói riêng nên đi theo hướng đó, có bản sắc riêng. Vẫn có những yếu tố hội nhập trên kỹ thuật, trên âm thanh nhưng tính giai điệu phải có bản sắc. Tạo được sự hấp dẫn riêng cho âm nhạc Việt.
Tôi đã tìm được con đường của mình
Hiện nay có rất nhiều phương pháp để đưa dòng nhạc thính phòng cổ điển đến gần với khán giả hơn như việc sử dụng ca sĩ và trình diễn các tác phẩm nhạc nhẹ với dàn nhạc. Chị có ủng hộ những cách tiếp cận này không?
- Mỗi nghệ sĩ sẽ có cách đưa âm nhạc kinh điển đến gần với công chúng hơn. Cá nhân tôi rất tâm đắc và hoan nghênh các nghệ sĩ đang đóng góp bằng cách này hay cách khác để khán giả tới gần hơn với dòng nhạc thính phòng cổ điển.
![]() |
Bây giờ tôi có thể tự nói với bản thân rằng: Tôi là ca sĩ phong cách thính phòng. |
Cá nhân chị đã làm những gì để đến gần và mở rộng hơn dòng nhạc mình theo đuổi với công chúng?
- Khi còn ở Hà Nội tôi có sản xuất 3 CD. CD đầu tiên là tôi hát nhạc đỏ, “Hoa lửa & Vy” năm 2006. Lúc đó ca sĩ thính phòng như tôi chỉ hát nhạc đỏ thôi, do vậy, tôi chọn hát các tác phẩm trong đĩa này theo phong cách thính phòng. Và để tiếp cận với khán giả, tôi tin tưởng hoàn toàn vào nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng để tạo ra những phần đệm rất trẻ trung hiện đại đưa vào kết hợp với giọng hát thính phòng của tôi. Đĩa “Hoa lửa & Vy” là một trong những đĩa đầu tiên mà ca sĩ nhạc đỏ phối khí theo cách mới, mới lắm thì không phải đâu. Nhưng nó làm cho người ta thấy được sự hợp lý khi làm mới.
Thứ hai là CD “Vinh quang Việt Nam” năm 2007, lúc đó tôi hát những ca khúc ca ngợi Chủ tịch Hồ Chí Minh với dàn nhạc giao hưởng. Đây là dàn nhạc giao hưởng thật chứ không phải là làm sequence đâu. Tôi không có nhiều chi phí nên phải nghĩ cách làm tiết kiệm. Khi ấy tôi và anh Trần Mạnh Hùng mới là bạn, khi biết tôi không có đủ khả năng tài chính để đầu tư lớn, anh Hùng đã đặt vấn đề là sẽ làm chung, về kinh tế sẽ góp mỗi người 50% chi phí để làm sao cho ra được sản phẩm. Tôi rất cảm kích anh vì đã hiểu tâm lý của tôi đến như vậy. Vì tôi có yêu thính phòng cổ điển mấy đi nữa mà không có tiềm lực kinh tế thì cũng không thể làm được. Mơ ước sẽ mãi chỉ là mơ ước. Anh Hùng đã biên tập, chuyển soạn, rồi sắp xếp mời dàn nhạc thu âm cho tôi, và tính toán làm sao để chi phí thấp nhất có thể.
CD “Vinh quang Việt Nam” có tính thương mại kém hơn “Hoa lửa & Vy” nhưng về tính học thuật, nghệ thuật và sự tôn trọng của những người trong nghề lại cao hơn rất nhiều. Tôi đã tìm được một vị trí nhất định sau khi sản xuất CD này.
Năm 2011 tôi mới khởi động làm CD “Giấc mơ mùa lá”. Thực ra CD này được lên kế hoạch từ năm 2008, nhưng vì quá trình đó tôi phải đi biểu diễn nhiều nên không sắp xếp được thời gian. Album này thực sự là bán cổ điển. Nhưng tôi vẫn hát theo một phong cách duy nhất đó là thính phòng. Tôi muốn kiên định con đường đó.
Sau ba sản phẩm trên tôi có cuộc sống riêng, lập gia đình sinh con và quyết định vào TP.HCM. Đây là bước ngoặt với tôi. Khi vào TP.HCM theo chồng, tôi không nghĩ mình sẽ làm gì đó để phát triển con đường ca hát của tôi ở đây. Tôi đã nghĩ mình sẽ quay sang giảng dạy. Nhưng đúng là cái duyên, khi về công tác tại Nhà hát giao hưởng nhạc vũ kịch TP.HCM, tôi nhận thấy có những tín hiệu rất đáng mừng cho con đường phát triển nghệ thuật của mình.
Khi tôi ở Hà Nội, tôi vẫn phải theo thời cuộc, phát triển theo một hình mẫu khi hát nhạc đỏ. Nhưng vào đây tôi được là chính tôi, khi tôi được đi theo con đường và dòng nhạc tôi muốn định hình, đó là âm nhạc thính phòng. Bây giờ tôi có thể tự nói với bản thân rằng: Tôi là ca sĩ phong cách thính phòng. Tôi thấy tự hào vì điều này lắm.
Trước đây, tôi chỉ hát nhạc đỏ. Hiện tại tôi đã có những bước tiến rất lớn, mặc dù âm thầm hơn. Và tôi vẫn luôn nỗ lực không ngừng nghỉ, vẫn tiếp tục trau dồi, rèn luyện bằng cách luyện thanh, tìm tập những tác phẩm mới của Việt Nam và nước ngoài. Tôi vẫn còn rất nhiều kế hoạch.
Và cái cuối cùng khi ở Hà Nội tôi chưa bao giờ nghĩ đến, là làm những chương trình concert cho mình. Nhưng khi tôi vào Nam năm 2012, tôi đã làm chương trình của riêng mình. Tuy rằng lúc đó không đủ tiềm lực làm với dàn nhạc giao hưởng, tôi chỉ làm với dàn dây và 1 piano, nhưng chất lượng concert khá tốt và được đánh giá cao trong giai đoạn đó.
Tới đây ngày 5/10 tại Nhà hát TP.HCM, tôi sẽ làm concert tiếp theo, với mong muốn giúp cho công chúng có nhiều cơ hội tiếp cận hơn với dòng nhạc này. Concert này tôi sẽ kết hợp với ba nghệ sĩ là Duyên Huyền giọng mezzo soprano, nghệ sĩ Đào Mác giọng baritone bass, nghệ sĩ Đăng Dương giọng tenor, và tôi giọng soprano. Chúng tôi là những nghệ sĩ độc lập nhưng trong chương trình này sẽ có nhiều sự kết hợp thú vị khi chúng tôi hát song ca hay hát tứ ca. Chương trình của chúng tôi sẽ có 2 phần: Phần 1 là các tác phẩm thanh nhạc kinh điển của thế giới, phần 2 là những bản dân ca Việt Nam. Giám đốc âm nhạc là nhạc sĩ Trần Mạnh Hùng.
Hy vọng khán giả thành phố Hồ Chí Minh sẽ đón nhận và cổ vũ cho các nghệ sĩ chúng tôi.
Chương trình hòa nhạc quốc gia "Điều còn mãi" 2016 sẽ trở lại với công chúng yêu nhạc vào 14 giờ, ngày Quốc khánh 2/9, tại Nhà hát lớn Hà Nội, tường thuật trực tiếp trên VTV3. "Điều còn mãi 2016" dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Trương Minh Tuấn do báo VietNamNet tổ chức với sự đồng hành của Tổng đạo diễn, NSƯT Nguyễn Trí Dũng, Dàn nhạc giao hưởng quốc gia Việt Nam và dưới sự chỉ huy của nhạc trưởng Lê Phi Phi. Các ca sĩ Đăng Dương, Tùng Dương, Hồng Vy, Lê Anh Dũng, Thành Lê, Dàn hợp xướng ĐHSPNT Trung ương sẽ đồng hành cùng "Điều còn mãi 2016". |
Việt Anh
" alt=""/>Hồng Vy: Tự hào vì được là nghệ sĩ thính phòngSuốt hai giờ, ca sĩ trút tâm sự cùng 300 khán giả qua loạt tình ca buồn. Chương trình được chia làm hai phần: các bài hit giới trẻ yêu thích được phối mới và loạt tiết mục cover những bản tình ca bất hủ.
Phương Trinh Jolie tự tin khoe giọng với những ca khúc như: Cứ thế mong chờ, Vũ điệu hoang dã, Chạm đáy nỗi đau... Show là dịp để cô tri ân khán giả và cả những người đồng hành, ủng hộ mình. Dù chỉ có khoảng 1 tháng chuẩn bị, ca sĩ và ê-kíp nỗ lực tập luyện để chương trình được chỉn chu nhất.
Phương Trinh Jolie hát 'Thành phố buồn'
Ở phần sau, Phương Trinh Jolie chọn hát tình ca qua các tác phẩm bất hủ gồm: Thành phố buồn, liên khúcNỗi buồn gác trọ - Xóm đêm, Mắt lệ cho người, Mùa thu chết... Nữ ca sĩ định hướng hình ảnh "người đàn bà hát" vì nhận thấy phù hợp tuổi, trải nghiệm cuộc sống. Thời gian qua, cô học hát cùng "O Sen" Ngọc Mai để đào sâu cảm xúc giọng hát và kỹ thuật trình diễn.
Chương trình không có MC, Phương Trinh Jolie kết nối khán giả bởi lối trò chuyện tự nhiên. Nữ ca sĩ không ít lần kể về quá khứ và những cuộc tình tan vỡ.
Thời điểm giành giải đặc biệt cuộc thi Ngôi sao tiếng hát truyền hình 2006, Phương Trinh Jolie được "kẻ đưa người đón". Cô từng có tất cả mọi thứ trong tay nhưng cô đơn trong chính mối tình mà bản thân tự tưởng tượng đó là hạnh phúc. Ca sĩ yêu hết lòng, hy sinh vì đối phương dẫu biết tình yêu chỉ một chiều. Đến khi nhìn lại, cô nhận ra bản thân mù quáng và ngu ngốc.
Người đẹp cũng nhắc lại phát ngôn "chỉ yêu ai kiếm được 100 triệu đồng mỗi tháng" thời trẻ của mình. Phương Trinh Jolie cho rằng câu nói này tuy thật nhưng khiến nhiều người khó chịu, khiến họ chửi mắng cô trên mạng xã hội. Giờ đây khi nhìn lại, cô xem đó là bài học để bản thân rút kinh nghiệm, sống trưởng thành hơn.
Ở tuổi 35, Phương Trinh Jolie nói đủ nhận thức để biết trân trọng tình yêu và yêu thương một người đúng cách. Ca sĩ gửi lời cám ơn sâu sắc đến bạn đời - diễn viên Lý Bình vì đã xuất hiện và cùng cô xây dựng tổ ấm.
"Những người bên cạnh lúc mình xinh đẹp, trẻ trung, thành công thì nhiều. Nhưng người ở cạnh lúc xấu xí, buồn chán, đau khổ, thất bại nhất đó mới là người đàn ông xứng đáng để tôi trao trọn trái tim. Em xin được cảm ơn anh, người chồng của em - Lý Bình. Em từng sống vì danh vọng, quyền lực, vật chất. Nhưng em nhận ra trong cuộc đời này, nếu thiếu anh tất cả điều đó là vô nghĩa", cô nói.
![]() | ![]() |
Lý Bình và con gái của Phương Trinh Jolie - bé Mia cũng có mặt trong đêm nhạc. Cả hai ngồi dưới hàng ghế khán giả, âm thầm theo dõi và ủng hộ tinh thần nữ ca sĩ.
Phương Trinh Jolie xúc động nhắc về cô con gái Mia. Năm 2012, ca sĩ khi đang ở tận cùng của nỗi đau tình yêu thì con gái xuất hiện. Trong mắt cô, Mia là cô bé 11 tuổi đáng yêu, giàu tình cảm.
"Ước muốn lớn nhất của mẹ là sự trưởng thành của con. Đó là động lực để mẹ cố gắng nuôi dạy, tạo dựng cho con và em Tyga (con trai của Phương Trinh Jolie và Lý Bình) gia đình hạnh phúc”, cô nhắn nhủ con gái.
Mia liên tục khóc vì xúc động. Cô bé tiến về sân khấu, nắm tay mẹ. Lý Bình sau đó thay vợ dỗ con gái. Phương Trinh Jolie cũng hát ca khúc Ước mơ của mẹ dành tặng con và những người phụ nữ trong khán phòng.
Sự xuất hiện của 2 khách mời Lân Nhã và Vicky Nhung mang đến màu sắc cho đêm nhạc. Bên cạnh màn song ca ăn ý với Phương Trinh Jolie, họ lần lượt mang đến những ca khúc hit khuấy động khán giả.
Lân Nhã khẳng định sức hút với chất lịch lãm toát ra từ giọng hát khi trình diễn. Dù kín tiếng, nam ca sĩ vẫn đắt show phòng trà, có nhiều bản cover viral trên nền tảng mạng xã hội như: Kathy, Vì yêu…
Vicky Nhung và Phương Trinh Jolie có tình bạn thân thiết khi tham gia một show truyền hình cách đây nhiều năm. Vicky khoe giọng với loạt hit gắn với tên tuổi như Một thủa yêu người, Thèm yêu, Lỗi tại mưa.