Trường ĐH Quốc tế (ĐH Quốc gia TP.HCM) cũng cho toàn bộ giảng viên và gần 10.000 sinh viên, học viên nghỉ học tập tại trường.
Nhiều trường ĐH quyết định dừng học ở trường từ hôm nay 2/2 |
Đối với sinh viên khóa 2020 đang thi cuối kỳ vẫn thực hiện theo kế hoạch nhưng đảm bảo mang khẩu trang, khử khuẩn trước khi vào trường, giữ khoảng cách và thực hiện khai báo y tế.
Gần 25.000 sinh viên và học viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng tạm dừng học tập trung tại cơ sở Tân Phong từ hôm nay (2/2) và chuyển qua học trực tuyến đến 5/2.
Sau hai tuần nghỉ Tết nguyên đán, ngày 22/2, trường này tiếp tục dạy học trực tuyến đến hết 28/2 và chuyển sang học tập trung từ 1/3. Nhà trường quyết định hủy lịch thi giữa kỳ học kỳ 2 với sinh viên khóa 2019 trở về trước.
Khoảng 20.000 sinh viên, giảng viên Trường ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM cũng tạm ngưng các hoạt động giảng dạy - học tập trực tiếp và thi học kỳ từ ngày hôm nay (2/2).
Ngày hôm qua, UBND TP.HCM đã có văn bản khẩn gửi Sở GD-ĐT, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, UBND các quận, huyện và các đơn vị, cơ sở giáo dục, giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP về việc cho phép hơn 1,7 triệu học sinh, học viên, sinh viên các cơ sở giáo dục và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP dừng đến trường từ hôm nay 2/2. Đồng thời thực hiện việc chuyển đổi sang hình thức dạy – học trên internet, đảm bảo kế hoạch thời gian năm học 2020 – 2021 theo quy định.
Lê Huyền
Dịp Tết Tân Sửu này, trong số các học viên của Học viện Biên phòng được tăng cường về các đồn biên phòng khu vực miền núi phía Bắc có những chàng trai đến từ miền Trung, miền Tây Nam Bộ.
" alt=""/>Hơn 90.000 sinh viên ở TP.HCM tức tốc nghỉ học từ 2/2Siết chặt việc xét công nhận GS, PGS
Dự thảo lần này đưa thêm điều khoản tăng cường công tác thanh, kiểm tra siết chặt việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS.
Cụ thể ở Điều 4 về thanh tra, kiểm tra, người đứng đầu cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của Hội đồng Giáo sư cơ sở tại cơ sở giáo dục ĐH thành lập hội đồng.
Theo dự thảo, Thanh tra Bộ GD-ĐT cũng được giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các Cục, Vụ chức năng thuộc Bộ thanh tra, kiểm tra hoạt động xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS, PGS của các Hội đồng. Cùng đó, giải quyết các khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
Dự thảo cũng bổ sung thêm việc xử lý các vi phạm. Điều 5 của Dự thảo quy định tập thể, cá nhân để xảy ra sai sót, vi phạm trong quá trình xét công nhận đạt tiêu chuẩn và bổ nhiệm; xét hủy bỏ công nhận chức danh và miễn nhiệm chức danh GS, PGS sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Thay vì trước đây nếu thành viên các hội đồng không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì thủ trưởng các cấp đề nghị lên cấp trên xem xét, ra quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế.
Thì ở phần quy định chung, Điều 3 về Tiêu chuẩn thành viên của các Hội đồng trong dự thảo lần này quy định: Thành viên Hội đồng Giáo sư không còn đủ tiêu chuẩn theo quy định hoặc bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì cấp có thẩm quyền quyết định miễn nhiệm và bổ nhiệm người thay thế.
![]() |
Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Lý lịch khoa học sẽ được công bố công khai
Thay đổi lớn nhất nằm ở các nội dung về nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng các cấp.
Điểm mới nhất trong dự thảo lần này có lẽ là việc danh sách thành viên HĐGSNN/ HĐGSN và bản tóm tắt lý lịch khoa học của các thành viên sẽ được công bố công khai trên Trang thông tin điện tử của HĐGSNN để mọi người được biết.
Về cơ cấu, thành viên HĐGSNN, dự thảo bỏ quy định “thành viên có đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện nhiệm vụ; tuổi của thành viên tính đến thời điểm được bổ nhiệm không quá 70”.
Thay đổi về cơ cấu HĐGSN là có từ 7 đến 15 thành viên thay vì quy định có từ 9 đến 15 thành viên như trước đây.
Dự thảo lần này quy định ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS thì trong nhiệm kỳ đó không tham gia HĐGSN.
Thay vì trước đây cho phép trong trường hợp ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS là thành viên của HĐGSN thì không tham gia phần trao đổi, thảo luận, đánh giá về hồ sơ của mình, nhưng vẫn được quyền tham gia bỏ phiếu tín nhiệm.
Trong Dự thảo cũng không còn quy định với thành viên HĐGSN đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện nhiệm vụ của HĐCDGS ngành; tuổi của thành viên HĐGSN tính đến thời điểm được bổ nhiệm đối với thành viên có chức danh PGS không quá 67, đối với thành viên có chức danh GS không quá 70.
Về cơ cấu tổ chức, thành viên HĐGSCS, ứng viên đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS thì trong nhiệm kỳ đó không tham gia Hội đồng.
Bỏ điều kiện “có đủ sức khỏe và thời gian để thực hiện nhiệm vụ của HĐGSCS; tuổi của thành viên tính đến thời điểm được bổ nhiệm đối với thành viên có chức danh PGS không quá 67, đối với thành viên có chức danh GS không quá 70”.
Điều kiện thành lập HĐGSCS có nhiều tiêu chí thay đổi so với trước đây.
Điều 21 của Dự thảo cho biết để được thành lập HĐGSCS cần hội tụ các điều kiện sau:
Cơ sở giáo dục ĐH có ứng viên là giảng viên cơ hữu đăng ký xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh GS hoặc PGS và có nhu cầu thành lập Hội đồng.
Cơ sở giáo dục ĐH đã hoàn thành ít nhất 3 khóa đào tạo trình độ thạc sĩ hoặc trình độ tiến sĩ.
Năm trước liền kề với năm thành lập Hội đồng không vi phạm các quy định về hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học.
Cơ sở giáo dục ĐH có tối thiểu 9 giảng viên cơ hữu có chức danh GS, PGS. Để có đủ số lượng thành viên theo quy định, Thủ trưởng cơ sở giáo dục ĐH có thể mời GS, PGS ở trong và ngoài nước đang tham gia giảng dạy tại cơ cở giáo dục ĐH tham gia Hội đồng. Số lượng thành viên mời không quá 1/3 tổng số thành viên Hội đồng.
Trên đây là những điểm mới của dự thảo so với các thông tư trước đây. Bộ GD-ĐT sẽ nhận các ý kiến góp ý cho đến hết ngày 16/3/2019.
Thanh Hùng
Đánh giá cao những điểm mới trong dự thảo tiêu chuẩn xét duyệt GS, PGS vừa được công bố, nhưng các nhà khoa học cho rằng cần làm rõ hơn tiêu chí khoa học và thủ tục xét duyệt phải đi vào thực chất, tránh hình thức chung chung.
" alt=""/>Sẽ siết chặt hơn việc xét công nhận GS, PGS“Cá nhân hóa” là yếu tố mới tạo nên sự thành công cho ngành bán lẻ. Tuy nhiên, ngành này cũng phải đối mặt với việc người mua có sở thích thay đổi liên tục, mong đợi những trải nghiệm mua sắm tiện lợi, tức thì và dễ dàng. Để đáp ứng điều này, AI chính là công cụ phù hợp, với khả năng phân tích sở thích của khách hàng một cách trực quan, đồng thời tăng cường các tính năng cá nhân hóa.
Để duy trì lợi nhuận, những nhà bán lẻ không chỉ phải tạo ra những trải nghiệm mới lạ để giữ chân khách hàng trung thành; mà họ còn phải đối phó với những thách thức to lớn hơn như: những bất ổn địa chính trị, những biến động kinh tế và khủng hoảng khí hậu… Trong khi các chiến thuật kinh doanh “truyền thống” có thể đang mất dần đà phát triển, AI lại mang đến một chiến lược mới, cung cấp các phân tích và dự báo tiên tiến để giúp các nhà bán lẻ thích ứng nhanh chóng với những biến động của thị trường.
Thực tế, đến năm 2025, 80% giám đốc điều hành trong ngành bán lẻ mong đợi công ty của họ sẽ sử dụng công nghệ tự động hóa thông minh và 40% trong số đó hiện đang sử dụng các công nghệ này dưới hình thức khác nhau, theo báo cáo của Analytics Insight.
Có nhiều lĩnh vực kinh doanh mà các nhà bán lẻ có thể tận dụng trí tuệ nhân tạo để nâng cao hiệu quả, giảm tải chi phí và nâng cao trải nghiệm khách hàng. Tuy nhiên, để có được kết quả tốt nhất, các nhà bán lẻ cần kết hợp đầu tư đúng đắn vào cả công nghệ và con người.
Quản lý hàng tồn kho
Duy trì đủ lượng hàng tồn kho là một vấn đề phức tạp. Tuy nhiên, bằng cách kết hợp dữ liệu mua hàng với bảng phân tích chuỗi cung ứng, AI có thể dự đoán xu hướng mua hàng trong tương lai, sắp xếp hàng tồn kho, giúp phát hiện và loại bỏ những điểm thiếu hiệu quả làm giảm lợi nhuận. Điều này giúp tối ưu hóa không gian, nâng cao độ hài lòng của khách hàng và đẩy mạnh lợi nhuận.
Dự báo nhu cầu
Để có thể chiếm ưu thế so với đối thủ cạnh tranh, các nhà bán lẻ cần phải dự đoán trước được xu hướng tiêu dùng, nhưng việc dự báo cực kì phức tạp với nhiều biến số.
Hệ thống tích hợp trí tuệ nhân tạo có thể giải quyết vấn đề này bằng cách kiểm tra dữ liệu trong quá khứ, kết hợp với điều kiện thị trường hiện tại và các xu hướng mới nổi để đưa ra dự đoán chính xác về nhu cầu. Việc này có thể giúp hạn chế việc sản xuất thừa, giảm thiểu lãng phí và đóng góp vào nỗ lực phát triển bền vững.
Thiết kế lộ trình giao hàng
Giao hàng là một công đoạn có ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận của các nhà bán lẻ. Bằng việc sử dụng các thuật toán phức tạp và dữ liệu tại thời gian thực, AI có thể sắp xếp các tuyến giao hàng để tiết kiệm thời gian vận chuyển, giảm lượng nguyên liệu tiêu thụ đồng thời làm tăng độ hài lòng của khách hàng. Việc dùng AI để thiết kế lộ trình giao hàng cũng giúp các công ty nắm rõ những biến số và tránh những sự cố gây gián đoạn.
Chiến lược ra giá
Các nhà bán lẻ phải liên tục điều chỉnh chiến lược giá để có thể tồn tại trên nền tảng trực tuyến. Hệ thống AI có khả năng phân tích xu hướng thị trường một cách tổng quát, hành vi của người mua, giá cả của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu và chi phí vận hành nội bộ để nhanh chóng điều chỉnh giá, quản lý chương trình khuyến mãi và duy trì lợi nhuận.
Lập kế hoạch phân loại sản phẩm
Các chiến lược phân loại và bán lẻ truyền thống và phương pháp lên kế hoạch giờ đã gặp phải trở ngại lớn và khó theo kịp hành vi thay đổi liên tục của khách hàng. Tuy nhiên, AI có thể đào sâu vào dữ liệu khách hàng, xác định các mẫu hàng và các biến có liên quan mà thông thường khó có thể phát hiện. Điều này đã dẫn đến việc những sản phẩm xuất hiện được cá nhân hóa theo khu vực và nhu cầu.
Cá nhân hóa
Mang lại trải nghiệm mua sắm đáng nhớ cho khách hàng nhờ những phân tích về hành vi và sở thích của khách hàng. AI có khả năng phân tích các điểm dữ liệu như thói quen duyệt web của người mua và lịch sử mua hàng để giúp các nhà bán lẻ tạo ra trải nghiệm mua sắm được cá nhân hóa, từ đó thúc đẩy sự trung thành với nhãn hiệu. Vị trí và quảng cáo sản phẩm được tối ưu hóa đảm bảo độ tương tác và chuyển đổi tốt nhất.
(Theo Forbes)
" alt=""/>Ứng dụng trí tuệ nhân tạo giúp tăng doanh thu ngành bán lẻ