Thầy thuốc cắt bỏ khối u mỡ nặng 1kg triệt để, tạo hình lại bìu bằng vạt da bìu trước và sau 2 bên, nhằm phục hồi giải phẫu, chức năng của bộ phận sinh dục. Sau mổ, bệnh nhân được tư vấn cai rượu, giảm cân, theo dõi sức khỏe định kỳ hằng năm để được thăm khám và xử lý tổn thương kịp thời.
Bác sĩ Hưng cho biết bệnh Madelung còn gọi là u mỡ đối xứng đa ổ. Đây là bệnh hiếm gặp với tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1/25.000 người.
Bệnh chủ yếu gặp ở nam giới độ tuổi 30-60 tuổi (tỷ lệ nam - nữ là 15:1), có tiền sử nghiện rượu. Bệnh đặc trưng bởi sự xuất hiện khối mỡ, không vỏ, đối xứng, chủ yếu ở phần trên cơ thể (mặt, cổ, thân trên) và rất ít khi xuất hiện ở bộ phận sinh dục.
"Bệnh hiếm khi ác tính tuy nhiên gây biến dạng cơ thể ảnh hưởng nhiều đến thẩm mỹ, sinh hoạt của bệnh nhân", bác sĩ cho biết.
Việc phân loại bệnh Madelung theo vị trí tăng sinh mỡ. Cụ thể, loại I đặc trưng bởi các tổn thương phân bố ở tuyến mang tại, cổ, dưới cằm, vai, vùng hố thượng đòn và chi trên; loại II khi tổn thương ở da bụng, đùi; loại III với các tổn thương vùng chậu, sinh dục.
Bệnh được chẩn đoán phân biệt với béo phì, hội chứng Cushing, u xơ thần kinh, hội chứng Frölich và u mỡ.
Vài năm nay, huyện Trùng Khánh có một bước tiến mới, các đài truyền thanh được nâng cấp lên đài truyền thanh cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin – viễn thông (đài truyền thanh thông minh).
Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện Trùng Khánh đã triển khai tuyên truyền qua hệ thống truyền thanh thông minh với đường dẫn http://117.7.233.233:8088/trungkhanh.m3u8. Mọi người dân sử dụng điện thoại thông minh đều có thể truy cập đường dẫn và nghe thông tin theo giờ phát sóng. Nội dung thông tin tập trung phản ảnh các sự kiện quan trọng của địa phương trên các lĩnh vực kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng; các hoạt động văn hóa, thể thao của huyện; tình hình sản xuất nông nghiệp…
Báo cáo “Kết quả công tác thực hiện nhiệm vụ năm 2023 - Phương hướng, nhiệm vụ năm 2024” của Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện Trùng Khánh cho hay: Hệ thống loa truyền thanh toàn huyện hiện có 130 cụm thu truyền thanh thông minh tại các thôn, xóm, và 1 Đài truyền thanh thông minh tại Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện. Hết năm 2023, toàn huyện sẽ có 21/21 xã, thị trấn có đài truyền thanh thông minh, 1 đài truyền thanh thông minh cấp huyện (đạt 100%), 203 xóm hành chính có cụm thu truyền thanh thông minh (đạt 100%), hoàn thành chỉ tiêu 8.3 về thông tin truyền thông theo tiêu chí của chương trình xây dựng nông thông mới trên địa bàn huyện Trùng Khánh.
Trong năm 2023, Trung tâm Văn hóa và Truyền thông huyện Trùng Khánh đã sản xuất, phát sóng được 398 chương trình phát thanh địa phương, trong đó có 1.974 tin, bài. Đồng thời tiếp sóng đầy đủ các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Cao Bằng theo giờ phát sóng.
Tổng số giờ phát thanh toàn huyện (gồm Đài cơ sở 1 thị trấn Trùng Khánh; Đài cơ sở 2 thị trấn Trà Lĩnh và các đài truyền thanh xã) đạt 6.300 giờ. Trong đó chương trình địa phương là 1.044 giờ.
Nâng cao hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở
Ông Hoàng Văn Sơn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cao Bằng, cho biết: Đầu năm 2023, toàn tỉnh Cao Bằng mới có hơn 70 xã trên 161 xã có đài truyền thanh, trong đó đa phần là đài truyền thanh FM thế hệ cũ.
Triển khai chiến lược về thông tin cơ sở, đồng thời thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo thông tin và xây dựng nông thôn mới, tỉnh Cao Bằng đã xây dựng kế hoạch từ nay đến hết năm 2025, tất cả 161 xã sẽ có đài truyền thanh thông minh. Các đài FM cũ sẽ được thay thế.
“Chúng tôi đang có kế hoạch triển khai hệ thống thông tin nguồn theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông để đảm bảo cho hoạt động của hệ thống đài truyền thanh này được đồng bộ, hiện đại và được quản lý một cách hiệu quả nhất. Việc thay thế hệ thống truyền thanh FM cũ bằng hệ thống truyền thanh thông minh sẽ đảm bảo chất lượng truyền thanh tốt hơn, cung cấp thông tin cho người dân kịp thời hơn”, ông Sơn nói.
Hệ thống thông tin nguồn được triển khai tập trung, thống nhất, đồng bộ từ cấp tỉnh đến huyện, xã sẽ giúp các đài truyền thanh chủ động hơn về nội dung thông tin.
“Các đài truyền thanh thông minh chủ yếu sẽ vận hành hệ thống tự động. Điều này rất quan trọng. Với mô hình hiện nay, mỗi xã chỉ có 1 cán bộ văn hóa xã, việc quản lý hệ thống truyền thanh theo hình thức cũ sẽ khiến cán bộ, công chức cấp xã rất vất vả khi vận hành đài, cũng không chủ động được nguồn thông tin. Khi triển khai được hệ thống truyền thanh thông minh đồng bộ, chắc chắn sẽ cải thiện được chất lượng thông tin, nguồn thông tin cũng như tiết kiệm được nguồn nhân lực ở cấp cơ sở”, ông Sơn phân tích.
Thanh Nga và nhóm PV, BTV" alt=""/>Chuyển đổi số phát thanh, nâng cao hiệu quả thông tin cơ sở tại Cao Bằng