![]() |
Từ tỉnh Ishikawa, tôi mất khoảng 3 tiếng đồng hồ ngồi trên xe buýt để đến được ngôi làng. Thời điểm này, nơi đây đang chào đón rất nhiều du khách, đặc biệt là những bạn trẻ đến để check-in, chụp ảnh. |
![]() |
Làng cổ có hơn 100 ngôi nhà đã tồn tại hàng trăm năm. Những ngôi nhà này có thiết kế theo kiểu dáng Gassho-zukuri. Theo đó, phong cách kiến trúc nổi bật nhất bạn dễ dàng nhận thấy đó là các mái nhà được xây bằng mái tranh giống như hình dáng bàn tay cầu nguyện. |
![]() |
Có lẽ bởi dòng Shogawa thơ mộng chảy vắt ngang qua nơi đây nên ngôi làng được đặt tên là Shirakawa-go. Theo tiếng Nhật, "Shirakawa" có nghĩa là làng của con sông trắng. Giữa nét cổ kính, xưa cũ, dòng chảy như tô thêm vẻ lãng mạn, thơ mộng cho điểm đến này. |
![]() |
Nhìn từ xa, bạn sẽ thấy một không gian bao phủ bởi tuyết. Tuyết ở đây có vẻ đẹp nhất trong các nơi mà tôi đã đi qua. Từng bông tuyết rất to, rơi giữa không gian trắng muốt khiến lòng người mê đắm. |
![]() |
Mặc dù nhiệt độ ngoài trời lúc này là âm 6 độ, du khách sẽ không cảm thấy rét buốt như mùa đông ở Việt Nam. Tiết trời Nhật Bản lạnh nhưng khá dễ chịu và thiện cảm. |
![]() |
Đến đây, du khách có thể tham quan ngôi làng và ghé vào những cửa hàng bán đồ lưu niệm để mua những món quà làm kỉ niệm. Những con đường ở đây luôn được người dân dọn dẹp rất sạch sẽ để bạn có thể đi lại xung quanh ngôi làng mà không bị bẩn giày. |
![]() |
Rất nhiều du khách, đặc biệt những bạn trẻ, các nhiếp ảnh gia đã đến đây để check-in, sống ảo trong khoảnh khắc ngập tràn tuyết. Giữa một màu trắng muốt, thấp thoáng những ngôi nhà cũ tô điểm thêm nét nâu trầm phía xa xa, ngôi làng là phông nền lý tưởng cho những bức ảnh mùa đông lãng mạn nghìn lượt thích. |
Ngôi nhà cổ bằng gỗ hơn 100 tuổi ở Hà Nam của một lái buôn giàu có đầu thế kỷ 20 được bán với giá 700 triệu đồng.
" alt=""/>Du lịch Nhật Bản: Thăm ngôi làng tuyết đẹp như cổ tíchBão Linfa là cơn bão số 6 tại Việt Nam trong năm 2020 và đổ bộ vào đất liền ngày 11/10. Tiếp sau đó, bão Nangka (bão số 7) cũng đổ bộ vào các tỉnh đông bắc Việt Nam ngày 14/10. Tính đến ngày 15/10, lũ lụt đã gây ảnh hưởng tới 136.000 hộ gia đình, làm hàng chục người thiệt mạng và mất tích. Ngoài ra, 150.000 người đã phải sơ tán và đã có những báo cáo về thiệt hại lớn do bão gây ra đối với hệ thống giao thông và sản xuất nông nghiệp của người dân.
“Phái đoàn Ngoại giao Hoa Kỳ tại Việt Nam xin bày tỏ sự cảm thông sâu sắc nhất tới người dân Việt Nam trước những thiệt hại về con người, về tài sản và mất nhà cửa do lũ lụt tại miền Trung gây ra.
Chúng tôi sát cánh bên Chính phủ và nhân dân Việt Nam trong lúc này, khi các bạn tưởng nhớ những người thân yêu và khắc phục các thiệt hại do trận lũ lụt tồi tệ này gây ra, và rồi bước tiếp, như cách mà con người Việt Nam vẫn luôn như vậy. Chúng tôi cam kết hỗ trợ các bạn trong công việc tái thiết,” Đại sứ Kritenbrink chia sẻ.
Bảo Đức
- Khoản tiền này dành cho các hoạt động về Covid-19 của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ tại Việt Nam để hỗ trợ công tác phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó.
" alt=""/>Mỹ hỗ trợ Việt Nam 100 nghìn USD ứng phó bão lũTôi và chồng quen nhau khi cùng học tập và làm việc tại Hà Nội. Anh hơn tôi 6 tuổi, sinh ra ở đồng bằng, còn tôi ở miền núi.
Khi chúng tôi yêu nhau, biết gia đình anh hoàn cảnh, bố mẹ làm nông nghiệp, nhà lại đông con nên bố tôi không đồng ý. Bố nhắc tôi phải biết giữ mình, tương lai còn dài nên chuyện yêu đương không thể vội vã.
Tôi vâng lời bố và hứa sẽ không để mọi chuyện đi quá xa. Tuy nhiên chưa hết học kỳ 1 năm thứ 4 thì tôi phát hiện mình có bầu.
Tôi đã định bỏ thai nhưng anh xin tôi giữ lại. Cùng với đó, anh về nhà tôi, quỳ xuống chân bố mẹ tôi và xin được cưới tôi. Bố mẹ tôi tức nghẹn trong lòng nhưng vì “con dại cái mang” nên đành đồng ý.
Ngày nhà trai đến dạm ngõ, thấy thông gia ăn mặc tềnh toàng, gương mặt khắc khổ lam lũ, các cô các chú nhà tôi đều thở dài ngao ngán. Bố mẹ tôi đành phải xua đi bầu không khí nặng nề bằng cách nói chuyện thật niềm nở.
Sau đó, lấy cớ quãng đường xa xôi (gần 500km), bố mẹ anh xin được giản tiện các thủ tục cưới hỏi. Bố mẹ tôi cũng vui vẻ đồng ý.
Ngày cưới, khi đoàn đón dâu vừa tới nơi, bố mẹ tôi đã bố trí 30 mâm cỗ để hai họ cùng vui vẻ trước khi đưa tôi về nhà chồng.
Tuy nhiên, khi mâm cỗ dọn ra thì đoàn nhà trai chỉ ăn qua loa đĩa xào và bát thức nấu. Bố mẹ tôi tưởng đồ ăn không phù hợp với người đồng bằng nên đi từng bàn hỏi han, thúc giục mọi người ăn uống.
Không ngờ, cuối bữa, đoàn nhà trai (nhất là các bà các chị) trút tất cả đồ ăn thừa trong mâm vào túi nilon. Sau đó, họ chia nhau mỗi người một túi rồi cầm lên xe khiến cả họ nhà tôi xôn xao. Một vài người còn nói, họ nhà trai sang cả mâm nhà gái để lấy đồ ăn thừa mang về.
Hành động này khiến bố mẹ tôi ngượng chín mặt. Tuy vậy bố tôi vẫn cố giải thích, đó là phong tục tập quán của vùng quê nhà chồng tôi. Ông còn khen, hành động đó là hoàn toàn tốt đẹp vì tránh lãng phí đồ ăn thức uống.
Thế nhưng người thân, họ hàng của gia đình tôi vẫn không thôi bàn tán. Ai cũng nói, đi đâu phải theo phong tục tập quán nơi đó chứ không thể mang phong tục quê mình để thực hiện ở quê người. Phải chăng là do quê chồng tôi quá nghèo nên mới phải vơ vét như vậy.
Tôi nghe mà thấy chạnh lòng. Quan trọng hơn, tôi sợ những lời bàn tán này sẽ tiếp tục khiến bố mẹ tôi khó xử.
Dù sao, bố mẹ tôi cũng là những người có vị thế. Họ sẽ buồn nếu đám cưới con gái độc nhất của mình lại trở thành chủ đề đàm tiếu cho bà con xung quanh ?
Có ai hiểu được tâm trạng này của chúng tôi không?
Mời độc giả tham gia bình luận gỡ rối cho các bài viết trong chuyên mục "Tâm sự" bằng cách nhập nội dung bình luận phía cuối bài và ấn nút "Gửi bình luận", hoặc gửi chia sẻ về địa chỉ email: [email protected] (ghi chú tên bài viết). Các bài viết thú vị, có giá trị sẽ được chọn đăng trên chuyên mục và nhận nhuận bút từ Tòa soạn. Trân trọng cảm ơn!" alt=""/>Hành động trong đám cưới của nhà trai khiến họ hàng cô dâu xôn xao