MC Quyền Linh thích thú với món quà cô gái Nha Trang tặng bạn trai
MC Quyền Linh 'đứng hình' trước câu chuyện của cô gái Tày
Video: Màn tìm hiểu ấn tượng của cặp đôi tuổi 43 và 38
Trong tập 425 "Bạn muốn hẹn hò", cặp đôi Hoàng Nguyên (43 tuổi, TP.HCM, bảo vệ) và Thu Hường (38 tuổi, TP.HCM, công nhân) đã mang đến cho khán giả nhiều cảm xúc.
Lần đầu tiên họ mạnh dạn đăng ký tham gia một game show hẹn hò, tìm bạn đời nên cách bày tỏ tình cảm khá điềm đạm, chín chắn. Tuy nhiên không vì thế mà họ mất đi sự dễ thương, đáng yêu.
Hoàng Nguyên chia sẻ, anh đã có thâm niên 14 năm trong nghề. Người đàn ông này đã mua nhà riêng và cuộc sống khá ổn định, có thể lo được cho vợ con.
Thế nhưng, anh tiết lộ, mình từng bị bạn gái "đá" vì nghề nghiệp. Người yêu cũ cho rằng công việc của anh bấp bênh, không đủ điều kiện lo cho cuộc sống gia đình.
Hoàng Nguyên hi vọng mình sẽ tìm được một người phụ nữ hiền thục. Anh mong sớm được làm bố và sẵn sàng "cưới gấp" nếu đối phương đồng ý.
Về phần Thu Hường, cô từng trải qua một mối tình với chàng trai kém mình bốn tuổi. Cô gái cho hay, chính sự cách biệt về tuổi tác khiến họ không thể đến được bến bờ hạnh phúc. Từ đó, cô chưa tìm hiểu ai. Thời điểm bây giờ, Thu Hường mong yên bề gia thất, sinh con.
Mặc dù chưa gặp mặt chính thức nhưng cặp đôi tỏ ra đồng điệu trong tâm hồn và cuộc sống. Ông mai Quyền Linh còn nhận định: "Dường như họ sinh ra là dành cho nhau".
Gia đình hai bên cũng lên tiếng ủng hộ cặp đôi sớm tìm hiểu, kết hôn. Khi hàng rào được kéo ra, cặp đôi đã chia sẻ những băn khoăn, tâm tư của mình với đối phương.
Thu Hường cũng mong muốn Hoàng Nguyên sẽ thay đổi công việc để có mức lương tốt hơn, đảm bảo cuộc sống tương lai.
Trước những lo lắng của bạn gái mới quen, Hoàng Nguyên khẳng định mình sẽ làm tất cả theo ý cô. Anh bảo vệ còn táo bạo tuyên bố rằng, nếu bạn gái đồng ý, sẽ đám cưới sau 2 tuần.
Lời tuyên bố của Hoàng Nguyên ngay lập tức được sự hưởng ứng của MC Quyền Linh. Ông mai đã chạy đến bắt tay anh.
MC "quốc dân" còn hài hước nói rằng anh sẵn sàng mở tiệc ngay tại trường quay, đãi 10 bàn để Hoàng Nguyên và Thu Hường mời khách. Đáp lại, Thu Hường tế nhị cho biết, mình muốn tìm hiểu chín chắn hơn, sau 6 tháng đến 1 năm mới kết hôn.
Cặp đôi còn "song kiếm hợp bích", tạo nên một màn biểu diễn vô cùng ăn ý trên sân khấu. Thu Hường mời Hoàng Nguyên khiêu vũ và chàng trai không ngại ngần hát đệm cho từng bước nhảy.
Kết thúc phần khiêu vũ, Hoàng Nguyên chân thành đặt một nụ hôn lên má của Thu Hường khiến cô gái bối rối.
Lúc này MC Quyền Linh đặt câu hỏi xem Thu Hường có ý định bấm nút không. Khi nghe câu trả lời "Dạ em có" của cô, ông mai bà mối đã vui vẻ, cùng đồng loạt bấm nút thay cho cặp đôi.
Kết thúc chương trình, Hoàng Nguyên gây ấn tượng khi tỏ tình với Thu Hường: "Anh hứa sẽ chăm sóc, làm người chồng, người cha tốt, đảm bảo hạnh phúc cho em suốt đời".
Trước khi cặp đôi gặp nhau, MC Quyền Linh đã khiến chàng trai hết hồn. Nam MC xem mặt cô gái rồi thảng thốt thông báo, cô gái quá xấu, mắt một mí, sống mũi thấp ….
" alt=""/>Bạn muốn hẹn hò tập 425: MC Quyền Linh và MC Cát Tường bấm nút hẹn hò10 năm trước, vì nhà nghèo tôi quyết định sang Đài Loan với hy vọng đổi đời. Để sang được đây, tôi lựa chọn con đường kết hôn với người bản xứ.
Tôi vẫn nhớ, ngày đầu tiên đến nhà chồng, tôi suýt rơi nước mắt. Tôi cứ tưởng khi đến xứ người, cuộc sống của tôi sẽ tốt hơn nhưng không ngờ, căn nhà nơi tôi về làm dâu còn tồi tàn hơn căn nhà của bố mẹ tôi ở Việt Nam.
Trong nhà, chồng tôi là anh cả. Dưới anh còn 2 cô em gái nhưng 2 cô em này vô cùng lười biếng. Bố mẹ anh lại khó tính nên tôi rất nản. Tôi nuôi ý định trốn về Việt Nam khi có cơ hội. Thế nhưng càng sống, tôi lại càng thấy gắn bó với chồng hơn. Anh cư xử với tôi rất tốt. Anh cũng luôn là người bênh vực tôi mỗi khi tôi phải chịu thiệt thòi.
2 tháng sau khi sống chung, tôi mang thai đứa con đầu tiên của anh. Vậy là cơ hội về Việt Nam của tôi đã không còn nữa. Tôi buộc phải lên kế hoạch phát triển kinh tế và bám trụ ở đây.
Tôi bàn với chồng mở một cửa hàng tạp hóa nhỏ để buôn bán kiếm lời nhưng nhà chồng tôi không có tiền. Khả năng vay mượn của anh cũng không có. Vì vậy kế hoạch của tôi bị phá hủy.
![]() |
Ảnh: Shutterstock |
Khi tôi mang thai đến tháng thứ 4, anh xin được việc ở một công ty điện tử cách nhà chừng 5 km. Tôi không xin được việc nên dành thời gian cho việc nhà và học tiếng bản địa.
Đồng lương của anh lúc đó được chừng 4 triệu tiền Việt Nam nên kinh tế gia đình tôi rất eo hẹp. Tôi không thể có tiền để gửi về cho gia đình, càng không thể về nước thăm bố mẹ.
Vài năm sau, đời sống kinh tế của hai vợ chồng tôi khá hơn trước. Tôi xin được việc hộ lý ở một bệnh viện nhỏ còn chồng tôi tích cực tăng ca. Thu nhập mỗi tháng của hai vợ chồng khoảng 14 triệu VNĐ. Với số tiền đó, tôi chi phí eo hẹp trong khoảng 8- 9 triệu. Còn lại, tôi tích cóp và lên kế hoạch đưa chồng con về Việt Nam thăm bố mẹ, họ hàng.
Cuối năm đó, tức là 4 năm kể từ khi tôi lấy chồng nước ngoài, tôi đã thực hiện được kế hoạch của mình. Tuy nhiên, sau lần trở về ấy, mỗi lần nghĩ đến chuyện về Việt Nam, tôi lại thấy rùng mình.
Tiền vé và đi lại của 2 vợ chồng cùng 1 đứa con chỉ tốn khoảng hơn 20 triệu đồng nhưng tiền quà cáp, biếu xén trong chuyến đi đó thì quá khủng khiếp. Ngoài một lượng lớn hoa quả, bánh kẹo tôi đưa được từ Đài Loan về biếu người thân, bố mẹ tôi còn phải khuân gần hết số bánh kẹo của một cửa hàng bách hóa về cho tôi đi tặng.
Số bánh kẹo ấy nhiều đến mức, tôi để đầy ở một căn phòng. Tiền chè thuốc, bánh kẹo thanh toán cũng đã lên đến con số gần chục triệu.
Số tiền đó, tôi không tiếc vì họ hàng nhà tôi đông, đếm sơ sơ cũng phải 30 - 40 hộ. Thế nhưng, điều khiến tôi thấy khó chịu là tất cả những người họ hàng mà tôi gặp, không ai hỏi đến cuộc sống của tôi ở xứ người ra sao, có vất vả không? Câu hỏi của họ chỉ là: Mỗi tháng kiếm được bao nhiêu và mang về cho bố mẹ được bao nhiêu tiền?
Thậm chí, bà cô ruột của tôi, sau khi nhận được gói quà là 1 hộp bánh Việt và một gói kẹo tôi mang về từ Đài còn bĩu dài mỏ. Chỉ đến khi tôi rút 2 tờ 500 nghìn ra biếu thì mới tươi tỉnh hồ hởi.
Những người trong làng thấy tôi về cũng kéo đến chơi. Tôi mang bánh kẹo, hoa quả và cả bia, nước ngọt ra mời. Họ vừa ăn vừa chẹp miệng: “Mang tiếng Việt kiều mà quà cáp sơ sài thế này thôi à?”.
Tôi nghe 2 tiếng Việt kiều mà thấy chát chúa. Chắc họ nghĩ, tôi đi nước ngoài thì chỉ việc nhặt tiền về tiêu chứ không phải làm việc vất vả. Sao không có ai biết, để có được đồng tiền ở xứ người, tôi cũng khổ cực trăm bề…
Đến bây giờ tôi vẫn cảm thấy mình là một người may mắn khi được đến 2 người phụ nữ yêu tôi hết lòng.
" alt=""/>6 năm lấy chồng xa xứ, cô gái trẻ không dám về thăm quêCặp đôi vô tư diễn 'cảnh nóng' trên xe buýt khiến phụ xe bức xúc
Phụ xe buýt lặng người trước 'gia tài' bỏ quên của người lạ mặt
Những bóng hồng 'thép' trên xe buýt ở Thủ đô
Mới làm công việc phụ xe tại xí nghiệp xe buýt Thăng Long, Hà Nội được 1 năm nhưng chị Lê Thị Minh Vũ (SN 1977, phụ xe buýt số 106) khẳng định, công việc mang lại cho chị rất nhiều cung bậc cảm xúc.
“Có lúc tôi bức xúc vì gặp phải những vị khách thiếu hợp tác, đôi khi lại hân hoan vì chuyến xe tràn ngập tiếng cười nhưng cũng có những lúc thấy tổn thương vì hành khách thiếu tôn trọng”, chị Vũ bộc bạch.
![]() |
Chị Lê Thị Minh Vũ (SN 1977, phụ xe buýt số 106) khẳng định, công việc mang lại cho chị rất nhiều cung bậc cảm xúc. |
“Bên cạnh khách trên xe thì một vài trường hợp hy hữu đến từ khách đi đường cũng khiến nhà xe gặp rắc rối”, chị Lê Thị Ngọc Ánh (SN 1986, phụ xe buýt số 106), tiếp lời.
Theo chị Ánh, đó là chuyến xe chị tận mắt chứng kiến. “Chúng tôi đang đi trên đường thì một người đàn ông cầm tuýp sắt chặn xe lại. Ông ta nói, xe của chúng tôi lạng lách, chèn ép ông ta”, chị Ánh kể.
Sự việc xảy ra khiến người lái xe và cả chị Ánh đều bất ngờ. Cả hai lục lại trí nhớ nhưng tuyệt nhiên không có chuyện như người đàn ông nói.
“Xuống xe, chúng tôi vẫn hỏi han và nói lời xin lỗi. Sau đó thấy người đàn ông không có thương tích, xe máy của ông ta cũng không hỏng hóc nên chúng tôi xin phép tiếp tục cuộc hành trình.
Người đàn ông ấy đồng ý nhưng khi chúng tôi vừa quay đi thì ông ta cầm cây gậy sắt đập mạnh vào cửa xe rồi chạy mất”, chị Ánh nhớ lại.
Sau hành động của người đàn ông trung tuổi, tấm kính trên cửa xe bị vỡ tan khiến cả phụ xe và lái xe đều bức xúc.
![]() |
Trên chuyến xe, phụ xe gặp được rất nhiều vị khách lịch sự, vui tính nhưng cũng có khách thiếu tế nhị. |
“Sau này, một vụ việc khác diễn ra cũng khiến tôi và phụ xe phải mất tiền oan. Số tiền không nhiều như vụ việc đền tấm kính nhưng lại khiến tôi ám ảnh”, nữ phụ xe SN 1986 bộc bạch.
Hôm đó, khoảng 6 giờ tối, tuyến buýt số 106 đang rất đông khách nhưng một người phụ nữ lam lũ vẫn cố gắng lên xe. Trên tay người này bế đứa trẻ khoảng 9 tháng tuổi, hai chân cháu bé được băng bó chặt.
“Đã là mẹ của hai đứa con nên nhìn thấy cảnh ấy, tim tôi thắt lại. Tôi cố sắp xếp để 2 mẹ con có ghế ngồi. Khi chỗ ngồi đã ổn định, tôi mới để ý người mẹ đang nước mắt lưng tròng. Chị ta nói, đứa bé bị ung thư. Hai mẹ con vừa xạ trị ở bệnh viện K về. Bây giờ muốn ra bến xe Giáp Bát để về quê Nam Định”, chị Ánh kể.
“Nghe câu chuyện của người mẹ trẻ, cổ họng tôi nghẹn lại… Sau đó, tôi và tài xế, mỗi người rút ra tờ 50 nghìn tặng cho 2 mẹ con. Nhiều người trên xe thấy vậy cũng rút tiền ủng hộ”, chị Ánh nói.
Không ngờ, 1 tuần sau, một đồng nghiệp của chị lại gặp người phụ nữ này.
“Chị ta cũng bế đứa trẻ bị băng bó 2 chân và cũng kể câu chuyện đưa con đi điều trị ung thư. Tuy nhiên lần này, chị ta nói ra bến xe Giáp Bát để về quê Thanh Hóa”, chị Ánh tiếp tục chia sẻ.
Chị Ánh vội lên mạng xã hội tìm hiểu thì phát hiện, người phụ nữ này bị nghiện. Để xin tiền, chị ta thường xuyên băng bó chân đứa trẻ và bịa ra câu chuyện ung thư để người đời thương hại.
“Biết được sự thật đó, tôi cảm thấy rất tức giận. Tôi không tiếc đồng tiền tôi cho họ nhưng tôi tiếc tình cảm mà cả tôi, lái xe và rất nhiều hành khách đã dành cho chị ta”, chị Ánh bức xúc.
![]() |
Tài xế Vũ Văn Hậu cho biết, nghề phụ xe là một nghề áp lực, không phải ai cũng làm được. |
Đồng quan điểm với chị Ánh và chị Vũ về những câu chuyện này, tài xế Vũ Văn Hậu (SN 1980, xí nghiệp xe buýt Thăng Long - Hà Nội) cho biết, mỗi ngày, nhà xe đón hàng trăm lượt khách lên xuống.
“Điều đó cũng đồng nghĩa, sẽ có hàng trăm tình huống có thể xảy ra trên xe. Hầu hết các tình huống, phụ xe đều là người đứng ra giải quyết. Vì vậy áp lực công việc với họ rất cao.
Nhiều người nghĩ, công việc này chỉ phù hợp với nam. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, tôi nhận ra các chị em làm phụ xe luôn có sự mềm dẻo nên trong nhiều tình huống, họ xử lý rất tốt”, tài xế Hậu nói.
Vẫn lời vị tài xế, trên xe, có nhiều khách lịch sự, cư xử nhã nhặn nhưng cũng có nhiều khách có thái độ trịch thượng, hung hãn. Họ sẵn sàng to tiếng với nhà xe nếu bị nhân viên nhà xe nhắc nhở một hành động nào đó.
“Những lúc như thế, nếu không khéo léo thì rất dễ xảy ra xô xát, to tiếng hoặc làm mất lòng khách. Tuy vậy các nữ phụ xe ở đây đều làm rất tốt công việc của mình.
Các tuyến xe tôi đã đi cùng chị em, hiếm khi có chuyện mâu thuẫn hoặc các khách hàng phải hậm hực khi xuống xe”, vị tài xế chia sẻ.
Xe buýt lúc đó vắng người, ghế trống còn nhiều nhưng đôi nam nữ này nhất quyết ngồi chung 1 ghế phía gần cuối xe…
" alt=""/>Màn kịch của người phụ nữ lam lũ khiến nhà xe ngỡ ngàng